Đánh giá công tác đào tạo tại NHNN & PTNT Mê Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân sự tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mê linh (Trang 66)

1.1.3 .Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân sự của doanh nghiệp

2.3 Đánh giá công tác đào tạo tại NHNN & PTNT Mê Linh

2.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân sự tại NHNN & PTNT Mê Linh PTNT Mê Linh

Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHTM chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, các nhân tố khác nhau thì ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.

2.3.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô theo mô hình PEST bao gồm 4 yếu tố:

Political (Thể chế- Luật pháp)

Economics (Kinh tế)

Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội)

Technological (Công nghệ)

Đây là những yếu tố khách quan bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức kinh tế nói chung và NHTM nói riêng. Dựa trên các điều kiện môi

trường vĩ mô cụ thể, NHTM sẽ đưa ra những chiến lược kinh doanh cũng như những chính sách về đào tạo nhân sự khác nhau theo hướng phù hợp với đặc điểm môi trường, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.

2.3.1.2. Các nguồn lực của NHTM

Các nguồn lực của NHTM ảnh hưởng đến chính sách đào tạo và phát triển được tiếp cận trên 3 yếu tố chính: cơ sở vật chất, vốn, và nguồn nhân lực.

- Cơ sở vật chất: Mỗi NHTM với sự phát triển khác nhau sẽ có những

điều kiện khác nhau về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh và cho công tác đào tạo. Do đó, những chính sách đào tạo đưa ra phải căn cứ vào thực tế nguồn lực vật chất của cơ sở đảm bảo tính khả thi và sử dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có của cơ sở.

- Nguồn vốn: tiềm lực tài chính của NHTM sẽ ảnh hưởng rất lớn đến

kinh phí dành cho công tác đào tạo nguồn nhân lực. Do đó, quy mô nguồn vốn sẽ quyết định đến quy mô và chất lượng của các chính sách đào tạo được hoạch định.

- Nguồn nhân lực: Đây là nguồn lực có ảnh hưởng lớn nhất đến các

chính sách đào tạo và phát triển của NHTM, bởi lẽ nguồn nhân lực chính là đối tượng trực tiếp của các chính sách. Do đó, các chính sách phải được hoạch định dựa trên sự nghiên cứu, phân tích kĩ lưỡng nguồn nhân lực của cơ sở trên các tiêu chí: giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn…

2.3.1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của NHTM

Mỗi NHTM có một lĩnh vực hoạt động chủ đạo khác nhau, do đó thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng chính cũng khác nhau. Vì vậy, nội dung của chính sách đào tạo của mỗi ngân hàng phải phù hợp với nhu cầu

thực tế, phải chú trọng vào đào tạo nâng cao hiểu biết về mảng kinh doanh của cơ sở.

Bên cạnh đó, kết quả hoạt động kinh doanh cũng ảnh hưởng ko nhỏ đến các chính sách được hoạch định. Qua đó, ban lãnh đạo có thể đánh giá được những lĩnh vực đã làm tốt cần phát huy, những lĩnh vực chưa tốt cần cải thiện. Từ đó có những chính sách đào tạo nguồn nhân lực kịp thời, chuẩn xác với nhu cầu của cơ sở. Không chỉ vậy, kết quả sản xuất kinh doanh còn phản ánh lợi nhuận của NHTM, do đó ảnh hưởng đến chính sách về kinh phí có thể sử dụng dành cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của Ngân hàng.

2.3.1.4. Các nhân tố khác

Bên cạnh các nhân tố trên, chính sách đào tạo nguồn nhân lực NHTM còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: khả năng cung cấp các dịch vụ đào tạo của thế giới và quốc gia, xu hướng của các dạng hoạt động giáo dục trong tương lai, vào trình độ của giảng viên, hệ thống tài liệu giảng dạy…

Tóm lại phải đặt chính sách đào tạo nguồn nhân lực NHTM vào hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế và điều kiện xã hội của đất nước và Ngân hàng (khả năng ngân sách, đặc điểm các nguồn lực, văn hóa doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất kinh doanh, thực trạng hiện có của Ngân hàng…) mới có thể thành công được.

2.3.2. Những thành công

Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động đào tạo đối với sự phát triển bền vững của đơn vị, ban lãnh đạo NHNN & PTNT Mê Linh đã có những chỉ đạo các chương trình đào tạo và tập huấn nghiệp vụ theo một định hướng thống nhất.Trong những năm qua, cùng với sự bổ trợ từ các hoạt động khác, công tác đào tạo nhân sự mang lại hiệu quả tương đối tốt. Điều đó được thể hiện ở thành tích kinh doanh ngày một tiến bộ của đơn vị.

Bảng 2.6: Tình hình kinh doanh của NHNN & PTNT Mê Linh giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 Huy động vốn bình quân Tỷ VNĐ 1.050 1.170 1.469 1.894 2.212 Dư nợ tín dụng bình quân Tỷ VNĐ 1.035 1.163 1.003 1.183 1.368 Tỷ lê nợ xấu/ Tổng dư nợ % 2,28 2,21 2,20 2,10 1,96 Lợi nhuận trước thuế Tỷ VNĐ 45 67 73 82 97

( Số liệu tổng hợp của phòng Kinh doanh- NHNN & PTNT Mê Linh)

-Số cán bộ được đào tạo hàng năm tăng trung bình từ 10 đến 15%. Đến nay 100% cán bộ có trình độ tin học cơ bản, hơn 50% cán bộ có trình độ đại học, trên đại học và tương đương; gần 40% cán bộ có trình độ tiếng Anh A trở lên.

Nhìn chung có thể thấy các chính sách đào ở NHNN & PTNT Mê Linh tương đối mạnh dạn, sáng tạo, phù hợp với các chính sách của NHNN & PTNT Việt Nam và đặc điểm của NHNN & PTNT Mê Linh, phát huy được những lợi thế của NHNN & PTNT Mê Linh về nguồn nhân lực, cũng như môi trường kinh doanh trong và ngoài đơn vị. Chính sách về đào tạo của NHNN & PTNT đã nhạy bén trong việc đánh giá xu thế phát triển của nền kinh tế. Trước xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa và sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, NHNN & PTNT Mê Linhđã có những bước đi táo bạo trong hoạch định chính sách cho chương trình đào tạo, đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn về nguồn nhân lực của đơn vị.

-Ban lãnh đạo NHNN & PTNT Mê Linh đã phân định trách nhiệm rõ ràng cho các bộ phận để thực hiện chương trình đào tạo nhân sự. Chương trình này bám sát vào kế hoạch kinh doanh hàng quý, hàng năm để thực hiện và áp dụng thống nhất cho mọi cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

- Lựa chọn đối tượng đào tạo trong mỗi khoá học đã được đơn vị gắn với các tiêu chuẩn cụ thể. Việc áp dụng các phương pháp đào tạo phù hợp với từng đối tượng đã giúp người lao động tiếp thu được các kỹ năng, nghiệp vụ dễ dàng và nhanh chóng. Sau khi được đào tạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ được tăng lên so với trước, tiếp thu nhanh chóng công nghệ mới, khả năng giao tiếp được nâng lên thể hiện ở việc ngày càng có nhiều khách hàng và ít xảy ra sai sót trong quy trình, công việc.

- Trường đào tạo cán bộ NHNN & PTNT, đơn vị đào tạo chính của NHNN & PTNT Mê Linh nói riêng và các đơn vị thành viên khác trong hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam đã xây dựng nhiều chương trình đào tạo phù hợp, có chất lượng, được người thụ hưởng, cũng như đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao. Hệ thống tài liệu giảng dạy giúp cán bộ và học viên vừa tiếp thu kiến thức sát với thực tiễn của NHNN & PTNT, vừa có điều kiện tham khảo trong quá trình làm việc. Nếu như trước đây, các tài liệu chỉ mang tính chất tóm tắt phục vụ học tại lớp thì đến nay, các tài liệu đã được nghiên cứu, biên soạn công phu, thông qua Hội đồng khoa học của NHNN & PTNT Việt Nam. Hiện đã có 18 bộ tài liệu được hoàn thiện và đưa vào phổ biến, giảng dạy thống nhất trong toàn hệ thống về các chuyên đề. Bên cạnh các chuyên đề đào tạo thường xuyên đã có hàng loạt các chương trình đào tạo mới, hiện đại được áp dụng như: đào tạo quản lý mạng tin học cấp bằng quốc tế (CISCO), đào tạo tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng, nghiệp vụ bảo hiểm. [10, tr 245]

- Hình thức hướng dẫn kèm cặp, chỉ bảo tại nơi làm việc tỏ ra phù hợp với đối tượng lao động mới tuyển dụng, thuyên chuyển, vì không ảnh hưởng nhiều đến thời gian lao động của đơn vị, chi phí thấp và giúp người lao động nhanh chóng làm quen với công việc và có những kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng nhất định.

- Chính sách quy định tiêu chuẩn, lựa chọn và điều kiện đối với cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Điều này sẽ giúp các cán bộ, nhân viên trong cơ sở hiểu được sự quan tâm sát sao của Ban Giám đốc đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời còn định hướng phấn đấu phát triển cho nguồn nhân lực dài hạn trong tổ chức. Góp phần hình thành ý thức về tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Có thể thấy, NHNN & PTNT Mê Linh đã xác định chiến lược phát triển đúng đắn, có lộ trình thực hiện và bước đi thích hợp, có kế hoạch thực hiện bài bản và cụ thể đối với chính sách đào tạo nhân sự.

2.3.3. Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.3.1. Đặc thù nhân sự của chi nhánh

NHNN & PTNT Mê Linh hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Đối tượng chính của NHNN & PTNT Mê Linh là hộ nông dân và kinh tế khu vực nông thôn, bên cạnh đó cũng có một bộ phận quan trọng đầu tư cho vay doanh nghiệp, cho vay nhiều ngành nghề khác. Như vậy, đối tượng khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực, ở nhiều trình độ, yêu cầu đáp ứng về dịch vụ khác nhau dẫn đến khó xây dựng một chương trình đào tạo thống nhất. Có loại khách hàng đòi hỏi phục vụ với chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, tạo nên một đặc điểm là: khó đào tạo theo một chương trình thống nhất.

Lao động của đơn vị đều cư trú xung quanh địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, mức độ tiếp cận sản phẩm mới, công nghệ, ngoại ngữ của các cán bộ trong đơn vị nói chung khá thấp, thiếu nhạy bén. Ngoài ra, do chính sách tuyển dụng nhân sự của NHNN & PTNT Mê Linh ưu tiên con em cán bộ trong ngành, không thông qua thi tuyển, không có tính cạnh tranh nên chất lượng đa phần là thấp, đôi khi nhân sự chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế hiện thời của đơn vị, dẫn đếnchi phí và thời gian dành cho đào tạo lại đến khi thạo việc thường khá lớn.

2.3.3.2. Nguồn lực dành cho đào tạo

- Quy mô của NHNN & PTNT Mê Linh còn khá nhỏ, quỹ dành cho đào tạo không lớn, cơ sở vật chất, thiết bị dành cho đào tạo tuy có bước cải thiện đáng kể songcòn chưa đạt yêu cầu,chưa theo kịp với phương thức đào tạo hiện đại, ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tincũng ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân sự.

- Các cán bộ đảm nhận công tác đào tạo nhân sự phần lớn đều là kiêm nhiệm, không chuyên, không có quy trình công tác đào tạo, không có phụ cấp công việc. Vì vậy công tác đào tạo nhân sự chưa thực sự hiệu quả.

- Giảng viên là cán bộ NHNN & PTNT Việt Nam kiêm chức được lựa chọn theo đề cử của các ban nghiệp vụ nhưng tỉ lệ sử dung còn thấp (khoảng 50% số lượng được đề cử), để tham gia bài giảng các lớp tin học và lớp đào tao cho nhân viên mới vào ngành do trình độ sư phạm, phương pháp truyền đạt và kiến thức còn hạn chế. Giáo trình chưa có định hướng rõ để giao cho giảng viên chuẩn bị.

- Để cán bộ tập trung học tập có chất lượng đòi hỏi các khóa đào tạo dài ngày, nhất là các chuyên đề có liên quan tới công nghệ mới, tin học, IPCAS, ngoại ngữ…Nhưng lại ảnh hưởng đến việc bố trí cán bộ đi học, bố trí người thay thế… Đặt ra cho công tác đào tạo phải có phương thức thích hợp và linh hoạt.

2.3.3.3. Xác định nhu cầu đào tạo

- Nhu cầu đào tạo trong hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam nói chung và NHNN & PTNT Mê Linh rất lớn, khối lượng và chất lượng đào tạo thời gian qua mới chỉ thỏa mãn tương đối các nhu cầu trước mắt, chưa có dự báo cho nhu cầu dài hạn trong điều kiện hội nhập.

- NHNN & PTNT Mê Linh không tiến hành lấy ý kiến ở cấp cơ sở (các phòng, ban và cá nhân người lao động) mà lại chỉ do phòng Hành chính nhân

sự đảm nhiệm nên nhiều khi chưa mang tính khách quan, vì vậy đôi khi người được đào tạo lại không đápứng được yêu cầu của công việc, việc đào tạo không đáp ứng được nguyện vọng của người lao động. Đồng thời việc xác định nhu cầu đào tạo lại chỉ dựa vào kế hoạch kinh doanh và lực lượng lao động hiện tại, không tính đến tương lai.

- Các ban, phòng, trung tâm còn chưa chủ động xây dựng kế hoạch, tập huấn nghiệp vụ trong năm theo quy định, dẫn tới có nhiều đợt tập huấn phát sinh gây ảnh hưởng đến lịch tổ chức, thời gian, công tác chuẩn bị, thành phần tham gia do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả triển khai

-Kế hoạch đào tạo chủ yếu chỉ do Trung tâm đào tạo quyết định trên cở sở nhu cầu toàn hệ thống, NHNN & PTNT Mê Linh chỉ cử người đi học nên nhìn chung rất bị động trong việc xác định nhu cầu cho mình. Nhiều chính sách đào tạo và phát triển do NHNN & PTNT Việt Nam ban hành khi áp dụng cho chi nhánh gặp phải vấn đề bất cập, chưa phù hợp với đặc điểm riêng của đơn vị.

- Vấn đề ứng dụng của phân tích công việc vào hoạt động đào tạo ở đơn vị vẫn chưa thực hiện tốt. Bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc đã xác định được rõ chức danh công việc; nhiệm vụ, trách nhiệm;chỉ tiêu về năng suất lao động và doanh thu…Tuy nhiên, xác định những công việc trống lao động, lao động chưa đáp ứng được còn chưa chặt chẽ do cán bộ phòng Hành chính nhân sự phụ trách chứ không phải do trưởng các bộ phận đề xuất.

2.3.3.4. Chương trình đào tạo

- Các chương trình đào tạo mới chỉ dừng ở mức độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu đào tạo trong tình hình mới; chưa có được chiến lược đào tạo dài hạn cũng như các chương trình đào tạo chuyên sâu đào tạo dịch vụ, sản phẩm mới.

- Các chương trình đào tạo phần lớn mang tính chất “ thiếu đâu bù đây” chưa được thiết kế một cách có hệ thống, đây là giải pháp bắt buộc trong điều kiện hiện nay, NHNN & PTNT Mê Linh phải bổ sung cấp tốc lượng kiến thức cần thiết cho cán bộ tạo nền tảng để đáp ứng điều kiện công việc.

- Hợp tác quốc tế trong đào tạo có nhiều chuyển biến tốt, những dự án lớn đã đi vào chiều sâu và có định hướng cụ thể, tuy nhiên vẫn chưa thực sự gắn với thực tế kinh doanh và hoạt động nghiệp vụ. Cán bộ đi khảo sát, dự hội thảo chuyên đề nước ngoài về đã có bổ sung kiến thức thu được vận dụng vào công việc, tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn thấp, nhiều trường hợp không có báo cáo thu hoạch, công tác phổ biến và vận dụng các kinh nghiệm tốt của NHTM nước ngoài vào hoạt động của các bộ phận liên quan còn hạn chế.

- Công tác nghiên cứu áp dụng công nghệ mới vào NHNN & PTNT Việt Nam chậm so với các ngân hàng khác. Riêng tin học trong 5 năm gần đây có chuyển biến (đã xây dựng hệ thống thanh toán kế toán nội bộ IPCAS), nhưng lại gặp khó khăn về diện rộng, quy mô cồng kềnh nên việc triển khai, cập nhật không thuận lợi. Các cán bộ lãnh đạo và cán bộ tác nghiệp còn thiếu hiểu biết về tin học, chưa được đào tạo những kiến thức về công nghệ cao như hệ điều hành, cơ sở dữ liệu….đây là khó khăn lớn nhất khi triển khai ứng dụng tin học trong hệ thống.

2.3.3.5. Phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân sự tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mê linh (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)