Nội dung quản lý nhà n-ớc đối với quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 28 - 32)

Quản lý nhà n-ớc đối với quyền sử dụng đất là một trong những chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà n-ớc đối với đối t-ợng đặc biệt là đất đai. Quyền sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà n-ớc là đại diện chủ sở hữu đ-ợc Nhà n-ớc thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai của các cơ quan quyền lực nhà n-ớc. Quyền lực này không những đ-ợc thực hiện một cách trực tiếp mà còn đ-ợc thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan quản lý do nhà n-ớc lập ra và thực hiện thông qua các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất theo những điều kiện và theo sự giám sát của nhà n-ớc. Hoạt động trên thực tế của các cơ quan nhà n-ớc rất đa dạng và phong phú. Theo điều 6 Luật đất đai đ-ợc quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 thì nội dung của hoạt động quản lý nhà n-ớc về đất đai bao gồm:

1- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

2- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

3- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ;

4- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

5- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển MĐSDĐ; 6- Đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ 7- Thống kê, kiểm kê đất đai ;

8- Quản lý tài chính về đất đai;

9- Quản lý và phát triển thị tr-ờng QSDĐ trong thị tr-ờng bất động sản; 10- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của NSDĐ;

11- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và sử lý các vi phạm về đất đai ;

12- Giải quyết các tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

13- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

Các hoạt động nói trên có thể quy tụ thành các nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, Nhà n-ớc thực hiện các hoạt động địa chính nhằm để nắm

chắc tình hình đất đai cả về số l-ợng và chất l-ợng, hiện trạng sử dụng đất. - Về số l-ợng, đó là diện tích đất đai nằm trong lãnh thổ quốc gia, trong từng vùng kinh tế, diện tích của mỗi loại đất, hiện trạng sử dụng và sự phân bố trên bề mặt lãnh thổ, đất đã đ-ợc đ-a vào sử dụng, ch-a đ-ợc sử dụng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng diện tích đất tự nhiên...

- Về chất l-ợng, phân tích và nắm chắc phẩm chất lý hoá của từng loại đất, độ mầu mỡ, độ phì nhiêu, độ bạc mầu của đất, độ mặn, sự nhiễm phèn, độ chua trong đất, độ bền mầu trong kết cấu đất, độ sa mạc hóa đất đai, hệ số sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp.

- Hiện trạng sử dụng đất đó là việc xem xét tình hình sử dụng đất thực tế, sự biến động của đất đai qua từng thời kỳ... Xem xét việc quản lý và sử dụng đất trên thực tế có hợp lý, hiệu quả, đúng quy hoạch, kế hoạch không? có tuân thủ các quy định về thời hạn và mục đích sử dụng đất không?

Các hoạt động nêu trên đ-ợc thực hiện bởi cơ quan có chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ trong công tác địa chính. Đây là những hoạt động cần phải đi tr-ớc một b-ớc trong công tác quản lý Nhà n-ớc về đất đai nói chung. Khẳng định nh- vậy là vì, chỉ có thể thông qua các hoạt động này mới cho chúng ta những số liệu về đất đai một cách chính xác và khoa học nhất, làm cơ sở cho các hoạt động quy hoạch, phân bổ và điều chỉnh đất đai sau này.

Thứ hai, nhà n-ớc thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo đúng quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất, nhà n-ớc chiếm hữu toàn bộ đất đai song lại không sử dụng đất đai mà giao cho tổ chức, hộ cá nhân và gia đình sử dụng. Nhà n-ớc thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng từ các chủ thể khác nhau, thực hiện việc điều chỉnh giữa các loại đất, các vùng kinh tế. Phân phối và phân phối lại đất đai, hay nói một cách cụ thể hơn, tức là thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển QSDĐ, thu hồi đất vì mục đích của nhà n-ớc, phát triển thị tr-ờng bất động sản... Đây đ-ợc coi là nội dung quan trọng bậc nhất trong hoạt động quản lý Nhà n-ớc về đất đai. Nội dung này thể hiện một cách rõ nét nhất quyền định đoạt số phận pháp lý của đất đai của Nhà n-ớc; quyết định đến tiềm năng và t-ơng lai của đất. Đất đai có đ-ợc khai thác và sử dụng có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào các hoạt động này.

Thứ ba, nhà n-ớc thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra chế độ

quản lý, sử dụng đất đai. Hoạt động này nhằm đảm bảo cho pháp luật đất đai đ-ợc thực hiện và thực hiện đúng trên thực tế; thông qua đó cũng nhằm để đánh giá hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đất đai trong cuộc sống.

Thứ t-, Nhà n-ớc thực hiện việc quản lý tài chính về đất đai. Đây là nội

dung có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự công bằng trong quan hệ sử dụng đất giữa các chủ thể sử dụng đất; mặt khác, thực hiện tốt nội dung này sẽ tăng nguồn thu đáng kể vào ngân sách Nhà n-ớc.

Các mặt hoạt động trên có mối quan hệ trong một thể thống nhất đều nhằm mục đích bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu nhà n-ớc về đất đai. Nắm chắc tình hình đất đai là tạo cơ sở khoa học về thực tế cho phân phối và sử dụng đất một cách hợp lý, theo quy hoạch. Kiểm tra, giám sát và củng cố mặt trật tự trong phân phối và sử dụng đất đai, bảo đảm đúng quy định của nhà n-ớc.

Theo Luật đất đai năm 2003, hoạt động quản lý Nhà n-ớc về đất đai có nhiều điểm mới cả về hình thức và nội dung so với Luật Đất đai năm 1993.

+ Về hình thức:

Theo điều 13 Luật Đất đai năm 1993 thì hoạt động QLNN về đất đai bao gồm 7 nội dung, đến Luật Đất đai mới có tới 13 nội dung. Nh- vậy, đã có thêm nhiều nội dung mới đ-ợc đ-a vào Luật, một số nội dung này tr-ớc đây đ-ợc quy định rải rác ở các luật khác hoặc các văn bản h-ớng dẫn d-ới luật. Điều đó chứng tỏ Luật Đất đai mới đã khắc phục đ-ợc hạn chế tr-ớc đây là có quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đai, gây khó khăn trong việc tổ chức và thực hiện pháp luật. Đồng thời, điều này cũng góp phần làm tăng hiệu lực của pháp luật. Bên cạnh đó, việc sắp xếp trình tự các nội dung của hoạt động quản lý đất đai cũng lôgíc, chặt chẽ và hợp lý hơn.

+ Về mặt nội dung:

Một số nội dung đặc biệt quan trọng mà Luật Đất đai hiện hành ch-a đề cập tới nh-: quản lý tài chính về đất đai; quản lý và phát triển thị tr-ờng QSDĐ; quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai... Đây là những nội dung vô cùng quan trọng mà trong thời gian vừa qua còn bị bỏ ngỏ, quản lý nửa vời làm cho cơ chế quản lý tài chính về đất đai thiếu hiệu quả. Thị tr-ờng BĐS hoạt động tự phát, nhiều giao dịch về đất đai không thông qua cơ quan nhà n-ớc. Tình trạng đầu cơ đất đai đang tạo nên tình trạng giá đất lên cao không hợp lý, gây nhiều tiêu cực về kinh tế - xã hội, đặc biệt tác động xấu đến môi tr-ờng đầu t- và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nguồn thu ngân sách từ đất đai nhỏ bé, thất thoát lớn, cơ chế quản lý nặng về hành chính, thiếu sự điều tiết bằng chính sách kinh tế, tài chính. Các thủ tục hành chính còn r-ờm rà gây khó khăn cho ng-ời dân khi tham gia các quan hệ về đất đai. Bên cạnh đó, các hoạt động về địa chính cũng đ-ợc Luật Đất đai mới xác lập rõ ràng, cụ thể hơn rất nhiều. Bởi lẽ đây là những hoạt động tạo ra những cơ sở khoa học và thực tế nhất giúp cho hoạt động phân bổ và sử dụng đất đai một cách phù hợp

và có hiệu quả. Nhà n-ớc xem đây là các hoạt động phải đi tr-ớc một b-ớc trong tất cả các hoạt động QLNN về đất đai .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)