2. Tình hình quản lý Nhà nước về đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương
3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Khủng hoảng tài chính 2007 – 2010 là cuộc khủng hoàng bao gồm sự đổ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới. Cuộc khủng hoảng lan rộng đến nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Nước ta bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này dẫn đến suy thoái kinh tế nhẹ, giảm tốc độ tăng trường kinh tế. Ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới không những làm giảm vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam do hầu hết các nước đầu tư lớn đều rơi vào suy thoái mà còn làm giảm nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Thể hiện rõ ràng nhất ở chỗ nguồn thu từ trái phiếu Chính phủ giảm mạnh do tâm lý ngại rủi ro của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước giảm, thờm đú cỏc vấn đề nhức nhối của xã hội tăng như tăng thất nghiệp…Vỡ thế nguồn ngân sách Nhà nước vừa bị giảm, lại vừa phải chi cho các vấn đề xã hội nên giảm chi đầu tư. Ngoài ra Chính phủ sẽ vay nhiều hơn từ nguồn kinh tế trong nước khiến các doanh nghiệp không huy động được vốn để thực hiện đầu tư dẫn đến đầu tư từ khu vực ngoài Nhà nước cũng giảm. Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam thế hiện rõ rệt nhất ở đầu tư và xuất nhập khẩu đều giảm.
Lạm phát.
Cho đến nay, Việt Nam cũng như các nước khỏc trờn thế giới, lạm phát vẫn là mối đe dọa thường xuyên đối với sự phát triển của nền kinh tế. Lạm phát xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau, khủng hoảng kinh tế cũng là một nguyên nhân khách quan dẫn đến lạm phát, khi xảy ra lạm phát ngân hàng Nhà nước sẽ thắt chặt cung tiền, bên cạnh đó lạm phát cao dẫn đến giá cả tăng, các yếu tố đầu vào của đầu tư tăng giá, trong khi đó vốn đầu tư giảm giá trị theo thời gian dẫn đến giảm đầu tư. Các quy hoạch và định hướng phỏt triờn kinh tế xã hội thường không dự báo trước được chính xác yếu tố lạm phát để có biện pháp hạn chế.
Vị trí địa lý.
Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi mà nhiều nước khác muốn có, vì vậy vấn đề an ninh quốc phòng ngày càng là vấn đề quan trọng cần quan tâm. Ngân sách Trung ương trong giai đoạn này chi cho quốc phòng, an ninh hàng năm nhiều nhất nên phần chi cho đầu tư từ nguồn ngân sách này cũng giảm. Các dự án thuộc về lĩnh vực an ninh quốc phòng cũng là dự án sử dụng hầu hết vốn ngân sách Nhà nước nhất là ngân sách Trung ương.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Vấ ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
TẠI BỘ TÀI CHÍNH.