Phương pháp quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư từ nguồn vốn ngân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trung ương tại bộ tài chính (Trang 26 - 29)

2. Lý luận về quản lý Nhà nước về đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.

2.7. Phương pháp quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư từ nguồn vốn ngân

sách Trung ương.

Phương pháp hành chính:

Đây là phương pháp quản lý được sử dụng cả trong lĩnh vực xã hội và kinh tế. Phương pháp hành chính có cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng những văn bản, chỉ thị, những quy định về tổ chức. Phương pháp hành chính trong quản lý được thể hiện ở hai mặt: mặt tĩnh và mặt động.

Mặt tĩnh thể hiện ở sự tác động có tính ổn định về mặt tổ chức thông qua việc thể chế hóa tổ chức (gồm cơ cấu tổ chức và chức năng quản lý) và tiêu chuẩn hóa tổ chức (định mức và tiêu chuẩn tổ chức).

Mặt động của phương pháp là sự tác động thông qua quá trình điều khiển tức thời khi xuất hiện những vấn đề cần giải quyết trong quá trình quản lý. Phương pháp hành chính có ưu điểm là giải quyết trực tiếp và nhanh chóng những vấn đề cụ

thể, nhưng dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, máy móc, bộ máy hành chính cồng kềnh và độc đoán.

Phương pháp kinh tế:

Là phương pháp tác động vào chủ thể và đối tượng quản lý bằng các chính sách và đòn bẩy kinh tế từ đó hưởng dẫn, kích thích, động viên và điều chỉnh các hành vi của những đối tượng tham gia quá trình thực hiện đầu tư theo một mục tiêu nhất định của Bộ hay cơ quan Trung ương đó.

Phương pháp giáo dục:

Phương pháp giáo dục coi con người là đối tượng trung tâm, các hành vi kinh tế đều xảy ra dưới tác động của con người với động cơ về lợi ích vật chất và tinh thần khác nhau, với mức độ giác ngộ, trách nhiệm công dân và ý thức dân tộc không giống nhau với những quan điểm nghề nghiệp và trình độ kiến thức cũng khác nhau. Do đó để đạt được mục tiêu, phương pháp giáo dục cần được coi trọng. Đây là phương pháp tác động vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ.

Phương pháp toán và thống kê:

Phương pháp này cho phép lượng hóa cỏc yếu tố để chọn ra dự án đầu tư tốt nhất, lựa chọn phương án đầu tư và xây dựng tối ưu, chọn nhà thầu có năng lực và tìm ra phương pháp thi công hợp lý nhất. Tuy nhiên đối với việc quản lý Nhà nước về đầu tư từ ngân sách Trung ương là quản lý trên phương diện vĩ mô nờn khú lượng hóa cỏc yếu tố một cách chính xác vì vậy phương pháp này ít được sử dụng.

Các công cụ chính của phương pháp này là: + Phương pháp thống kê.

+ Mô hình toán kinh tế. + Vận trù học.

+ Điều khiển học.

Tùy theo đặc điểm của dự án và điều kiện cho phép mà vận dụng từng phương pháp đối với các yếu tố một cách linh hoạt. Như vậy sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất trong đầu tư.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trung ương tại bộ tài chính (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w