2. Tình hình quản lý Nhà nước về đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương
3.3.1.4. Nguồn vốn ngân sách Trung ương hạn hẹp
Hàng năm vốn đầu tư ngân sách Trung ương chỉ khoảng gần 10% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, mà trong đó có phần là đi vay nên hạn chế nhiều trong việc bố trí đầu tư, hơn nữa lại đang có chủ trương cắt giảm trong thời gian tới. Trong khi đó các Bộ ngành chưa quan tâm đến công việc tạo thờm cỏc nguồn vốn khác để cải thiện cơ cấu đầu tư, trông chờ vào ngân sách từ Trung ương nên hiện
tượng cấp phát vốn bình quân vẫn còn là vấn đề phổ biến. Dẫn đến tình trạng nhiều dự án cùng được thực hiện nhưng không đủ vốn để thanh quyết toán hoặc hiện tượng các công trình dở dang gây lãng phí nghiêm trọng.
Về trách nhiệm của các Bộ và cơ quan Trung ương : Nhu cầu vốn đầu tư cũn cú khoảng cách rất lớn so với khả năng cân đối ngân sách Trung ương, khi bố trí cụ thể căng kéo bởi quá nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, khi xem xét để quyết định dự án đầu tư mới chưa nghiêm chỉnh chấp hành đỳng cỏc quy định trong việc xét duyệt một dự án đầu tư. Nhiều dự án chưa được xem xét kỹ lưỡng, hiệu quả, tính khả thi thấp. Trên thực tế, số lượng dự án được phê duyệt đã không phù hợp với khả năng cân đối ngân sách hàng năm. Ngoài ra, trong việc bố trí, phân bố vốn đầu tư cho các dự án, không loại trừ có trường hợp do nể nang, do quan niệm vốn ngân sách Trung ương là phải phân bổ đến tất cả các cơ quan trực thuộc TW dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải còn tiếp diễn.