Từ phớa cỏc cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trung ương tại bộ tài chính (Trang 64 - 67)

2. Tình hình quản lý Nhà nước về đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương

3.3.1.2. Từ phớa cỏc cơ quan quản lý

Chưa huy động hết tiềm năng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế để hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương.Chính sách huy động các nguồn vốn khác nhau chưa thực sự hiệu quả, chưa đa dạng hóa huy động vốn

Chưa chú trọng huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước mà chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn vốn ngân sách Trung ương và nguồn vốn có nguồn gốc ngân sách cho, chưa đủ sức thu hút được nhiều các nguồn vốn khác nhau tham gia đầu tư, đặc biệt là khu vực tư nhân nờn đó hạn chế rất lớn về quy mô đầu tư, nhất là đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng có khả năng thu hồi vốn.

Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn những hạn chế, chưa đồng đều giữa các ngành, môi trường đầu tư tuy được cải thiện nhiều nhưng mức độ cạnh tranh so với các nước trong khu vực chưa cao và còn nhiều bất cập như : một số chính sách hay thay đổi và khó dự báo trước ;có tình trạng cạnh tranh chưa hợp lý trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài giữa các ngành.

Vốn ODA giải ngân hàng năm thấp do nhiều nguyên nhân , trong đó chủ yếu là các nguyên nhân chủ quan như chậm giải phóng mặt bằng, các Bộ ngành bố trí không đủ vốn đối ứng, năng lực của các ban quản lý dự án ODA còn thấp, thủ tục chưa hài hòa trong và ngoài nước.

Chiến lược đầu tư, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư chưa hiệu quả

Trong nông nghiệp :chủ yếu vẫn tập trung vào đầu tư vào thủy lợi(chiếm khoảng 70% vốn đầu tư của ngành), mà chưa chú ý nhiều đến đầu tư nhằm nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp như đầu tư phát triển khoa học, công nghệ phục vụ nông nghiệp, đầu tư cho hệ thống giống cây trồng , vật nuôi, chế biến nông sản, mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp.

Chưa quan tâm đúng mức đến công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn do chưa đầu tư tương xứng để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, phát triển trang trại, ngành nghề truyền thống nhằm chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp.Nghành thủy sản có mức tăng trưởng cao, nhưng đầu tư vào lĩnh vực này còn khiêm tốn.

Trong công nghiệp :cơ cấu đầu tư cho công nghiệp trong tổng số đầu tư toàn xã hội là thấp, chưa đủ để phát triển và cơ cấu lại nghành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp để có thể hội nhập, trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt, hiện tượng đầu tư theo phong trào, theo lợi nhuận trước mắt còn tồn tại gây lãng phí vốn, tài nguyên, giảm hiệu quả đầu tư. Chưa chú trọng đầu tư phát triển ngành cơ khí, đầu tư công nghiệp đóng tàu , chế tạo máy công cụ, máy phục vụ nông nghiệp , chế biến nông sản…Đầu tư chưa gắn chặt với chuyển giao công nghệ và phát triển công nghệ cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của một số lĩnh vực công nghiệp chế biến.

Về giao thông vận tải :chủ yếu tập trung vào giao thông đường bộ(chiếm trên 70% vốn đầu tư của ngành), trong đó lại tập trung chủ yếu vào hệ thống đường quốc lộ, hệ thống đường giao thông nông thôn, vùng kinh tế khó khăn chưa được đầu tư phát triển thỏa đáng để phát huy hiệu quả chung, đầu tư phát triển phương tiện vận tải còn thấp.

Đầu tư cho lĩnh vực phát triển nhân lực còn ở mức thấp, chưa gắn chặt với chiến lược phát triển của các ngành kinh tế, cỏc vựng kinh tế.

Các công trình, dư án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước giải ngân chậm, thời gian thực hiện kéo dài , nợ quá hạn, lãi đến hạn trả chưa được có xu hướng tăng , ảnh hưởng đến cân đối nguồn vốn ; chất lượng công tác thẩm định các dự án còn nhiều bất cập so với yêu cầu, đặc biệt là dự báo sự biến động của thị trường , ảnh hưởng lớn đến việc xác định hiệu quả dự án.

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Nguyên nhân của tình hình nêu trên có nhiều nhưng trước hết phải kể đến công tác điều tra cơ bản chưa đủ, thông tin phục vụ nghiên cứu quy hoạch còn thiếu, lực lượng nghiên cứu quy hoạch hạn chế, công tác dự báo và xử lý liên ngành , liờn vựng cũn yếu, công tác chỉ đạo quy hoạch chưa đúng mức.

Quy hoạch giữa các ngành còn chưa có sự liên hệ với nhau. Quy hoạch phát triển ngành chưa phát huy được hiệu quả của nó trong đầu tư. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, một số ngành, một số cơ quan Trung ương còn tùy tiện thay đổi mục tiêu của quy hoạch sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nhiều quy hoạch sau khi được phê duyệt đã không kịp thời triển khai các quy hoạch cụ thể, quy hoạch chi tiết để tiến hành đầu tư, dẫn tới có tình trạng quy hoạch ô treo ằ.

Việc thẩm định, kiểm tra , giám sát quy hoạch còn yếu, có trường hợp quy hoạch có chất lượng thấp vẫn được thông qua.

3.3.1.3. Hệ thống văn bản pháp luật

Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư nói chung và đầu tư vốn ngân sách nói riêng trải qua nhiều lần bổ sung , sửa đổi nhưng vẫn còn mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ , tính hình thức. Với cơ chế hiện có vẫn còn cồng kềnh, chồng chéo làm cho quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào công trình mà vẫn không xác định được trách nhiệm thuộc về ai, cơ chế không rõ ràng.

Các cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư phát triển còn chậm được sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế của công tác quản lý hiện nay.

Công tác quản lý đầu tư và xây dựng còn nhiều thiếu sót, buông lỏng. Mặc dù Chính phủ đã thực hiện phân cấp mạnh cho các Bộ ngành theo quy định tại Nghị định 16/CP, tuy nhiên công tác giám sát đầu tư, giám sát thi công chưa chặt chẽ, thiếu chế tài cụ thể để quy định rõ trách nhiệm cá nhân và tập thể.

Cơ chế tín dụng đầu tư ưu đãi còn nhiều bất cập : đối tượng cho vay dàn trải, mở rộng quá mức, lãi suất cho vay thấp, kéo dài thời gian trả nợ, khoanh nợ, dùng ngân sách để trả nợ vay. Hiện còn tồn tại nhiều mức lãi suất trong tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, gây phức tạp trong quản lý, đồng thời dễ phát sinh tiêu cực. Về hình thức tín dụng, chủ yếu vẫn là cho vay theo dự án, hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư mới được áp dụng.

Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý đất đai chưa đồng bộ ; chưa xác định rõ vai trò đại diện chủ sở của cấp Trung ương ;phân công, phân cấp chưa rõ ràng.

Mặt khác, hệ thống chính sách các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật phục vụ quản lý đầu tư bao gồm cả quản lý quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư mặc dù đã được thường xuyên nghiên cứu, sửa đổi những vẫn còn nhiều bất cập.

Thủ tục thanh quyết toán vốn đầu tư còn phức tạp

Trong những năm gần đây Bộ Tài chính đã quan tâm đến công tác xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách từ khâu cấp ứng, thanh toán đến khâu quyết toán vốn đầu tư nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư song công tác đôn đốc, kiểm tra và thanh tra còn chưa dứt điểm và phát huy hiệu quả.

Do khống có sự ràng buộc về kinh tế nờn cỏc nhà thầu và các chủ đầu tư khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng họ đã được thanh toán toàn bộ theo khối lượng hoàn thành nên khụng đối chiếu quyết toán với chủ đầu tư, chủ đầu tư thì chậm làm báo cáo quyết toán , cơ quan quản lý nhà nước thì chỉ quản lý theo dõi, đôn đốc bằng văn bản.

Việc thanh quyết toàn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương được các đơn vị thực hiện chưa nghiêm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trung ương tại bộ tài chính (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w