Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tài chính cho hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền (PAY TV) của đài truyền hình việt nam (Trang 68 - 70)

- Nguồn thu từ thu phí thuê bao các gói chương trình:

3.2.1. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam.

tiền của Đài Truyền hình Việt Nam.

3.2.1. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam. hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam.

3.2.1.1. Cơ hội.

Trong điều kiện hiện nay, việc kinh doanh truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam có những cơ hội to lớn:

- Tiềm năng phát triển loại hình kinh doanh truyền hình còn rất rộng lớn. Hiện cả nước có khoảng 14 triệu máy thu hình trên tổng số 17,2 triệu hộ dân và con số này còn tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới. Trong khi đó tổng số khách hàng của các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền trên cả nước mới đạt con số 1,5 triệu chiếm 11% tổng số hộ dân. Dự báo trong vòng 3 năm tới sẽ bùng nổ dịch vụ truyền hình trả tiền không chỉ ở thành phố lớn mà ở tất cả các tỉnh, thành cả nước. Lĩnh vực truyền hình trả tiền được coi là loại hình báo chí và được điều chỉnh theo Luật Báo chí,

điều này đã hạn chế các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài trực tiếp tham gia.

- Tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực truyền hình trả tiền luôn duy trì từ 30 đến 35% (mỗi năm tăng từ 600.000 đến 700.000 thuê bao), hiện đang dẫn đầu so với các ngành khác về tốc độ phát triển.

- Trung tâm Truyền hình cáp (VCTV) - đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam - được thừa hưởng nguồn lực mạnh mẽ từ Đài Truyền hình Việt Nam, đó là hệ thống hạ tầng kỹ thuật quy mô lớn nhất trong toàn quốc, có hệ thống thu phát truyền hình vệ tinh duy nhất có thể phát triển truyền hình DTH đến những khu vực khó triển khai hệ thống cáp mà các đơn vị khác không làm được, có lực lượng sản xuất chương trình mạnh nhất, có nguồn vốn từ thu quảng cáo thoả mãn nhu cầu phát triển, có thương hiệu mạnh và uy tín đối với khách hàng cũng như đối với các đối tác trong và ngoài nước.

3.2.1.2. Thách thức.

Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh truyền hình trả tiền cũng đứng trước những thách thức không nhỏ:

- Thị trường truyền hình trả tiền bắt đầu có sự cạnh tranh gay gắt với nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới, trong đó nổi lên một số công ty có tiềm lực mạnh như HCMc ở TP. Hồ Chí Minh, HNCTV ở Hà Nội. Đặc biệt xuất hiện một gương mặt mới nhưng đã sớm chiếm một chỗ đứng vững chắc trong làng truyền hình trả tiền - Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, hiện có 800.000 đầu thu truyền hình kỹ thuất số, chiếm 54% thị phần. Khác biệt và lợi thế lớn của VCTV so với các đối thủ là việc độc quyền truyền hình DTH sẽ bị mất đi trong những năm tới khi Việt Nam phóng vệ tinh Vinasat

vào năm 2008 và một số đơn vị của Nhà nước cũng được phép tham gia dịch vụ này.

- Tình trạng gian lận bản quyền chương trình truyền hình còn diễn ra một cách phổ biến và thiết bị thu nhập lậu, lắp đặt trái phép tràn lan khiến cho giá thuê bao bị kéo xuống quá thấp. Mặt khác, mức thu nhập của người dân Việt Nam hiện nay cũng chưa cho phép thu phí cao. Vì vậy, giá thuê bao hiện tại cho một gói chương trình 40 kênh chỉ 30.000/tháng, chưa bằng môt chiếc vé xem phim ở rạp. Chính vì vậy, dù tốc độ tăng trưởng thuê bao cao nhưng lợi nhuận thu được chưa lớn. Và khi số lượng thuê bao chưa đủ lớn để có thể phát triển các dịch vụ gia tăng thì chưa có nguồn thu đáng kể từ hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền.

- Với cơ chế tài chính của một đơn vị sự nghiệp, VCTV thiếu lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Bản thân VCTV cũng chưa thích ứng với môi trường kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tài chính cho hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền (PAY TV) của đài truyền hình việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)