Nam đang phát triển phương thức kinh doanh truyền hình DTH với tốc độ tăng trưởng không kém so với truyền hình cáp (hàng trăm nghìn thuê bao mỗi năm). Trong khi truyền hình cáp đang hướng tới 3,6 triệu hộ gia đình ở các thành phố lớn (truyền hình cáp chỉ có hiệu quả nơi có mật độ sử dụng cao), thì truyền hình DTH (không phục thuộc khoảng cách, mật độ dân cư) có lượng khách hàng tiềm năng vô cùng to lớn là hơn 10 triệu hộ có máy thu hình ở các khu vực còn lại.
Vài năm trở lại đây trên thị trường còn xuất hiện loại hình truyền hình mới- Truyền hình kỹ thuật số. Đây thực chất cũng là một hình thức truyền hình trả tiền do Công ty VTC (thành lập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC) kinh doanh bằng cách bán đầu thu kỹ thuật số. Nếu kể cả đầu thu nhập lậu từ Trung Quốc thì hiện cả nước có khoảng 800.000 đầu thu kỹ thuật số, nâng tổng số thuê bao truyền hình trả tiền cả nước hiện nay lên khoảng 1,4 triệu, chiếm 10% so với 14 triệu hộ gia đình có máy thu hình được coi là khách hàng tiềm năng của truyền hình trả tiền.
Với những con số về quy mô và và nhu cầu khách hàng trong lĩnh vực truyền hình trả tiền trên đây thì tiềm năng phát triển của khu vực này ở Việt Nam còn rất lớn.
1.2.4. Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế tài chính cho hoạt động truyền hình truyền hình
1.2.4.1. Cơ chế tài chính được áp dụng như đối với các doanh nghiệp
Ở Mỹ, ngay từ khi ra đời và bắt đầu phát triển, các hãng truyền hình trả tiền đều do tư nhân thành lập và quản lý, hoạt động như một công ty cổ phần, cung cấp sản phẩm là các chương trình giải trí trên truyền hình. Đến
năm 2005, tại Mỹ có khoảng gần 8.000 hãng truyền hình Cáp lớn nhỏ, những hãng đứng đầu là những tập đoàn viễn thông, cung cấp những dịch vụ viễn thông kèm theo đường Cáp.
Để thấy tốc độ phát triển ngành truyền hình cáp của Mỹ, có thể tham khảo số liệu về quy mô và thị phần của 5 hãng truyền hình cáp lớn nhất nước mỹ năm 2005.
Bảng 1.1. Quy mô phát triển truyền hình cáp ở Mỹ
(Số liệu từ thống kê của Hiệp hội Viễn thông quốc gia Mỹ)
STT Hãng truyền hình Cáp Số thuê bao (triệu) Thị phần (%) 1 ComCast 21,409 19,32 2 Time Warner 10,923 9,85 3 Cox 6,303 6,25 4 Charter 5,906 5,33 5 Adelphia 5,105 4,61
Hãng Comcast mới chỉ bước vào thị trường truyền hình trả tiền của Mỹ từ năm 1997 nhưng đã nhanh chóng chiếm thị phần lớn nhất nhờ việc mua lại các hãng truyền hình trả tiền khác (mua lại hãng TCI và Media One). Comcast hướng tới cung cấp cùng lúc các dịch vụ truyền hình, điện thoại và Internet trên cùng một đường dây cáp, doanh thu một năm của Comcast lên tới hàng tỷ dollar. Comcast còn là một tập đoàn lớn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thông tin, truyền hình với hơn 100 nghìn nhân viên và 3.2 triệu cổ đông. Bản thân Comcast cũng có những nguồn thu khác từ lãi cổ phần của các hãng sản xuất chương trình truyền hình nổi tiếng như Discovery Channel, Learning Channel…
Tại Châu Âu, các hãng truyền hình Cáp, sản xuất chương trình và vệ tinh phát sóng đều do tư nhân xây dựng và hoạt động kinh doanh. Các hãng
này chỉ phải chịu một số ràng buộc của Nhà nước như sử dụng vệ tinh, đường truyền và dành những kỹ thuật tiên tiến nhất để phục vụ cho mục tiêu quân sự, quốc phòng…
Ngay ở Trung Quốc, nước có cùng chế độ chính trị với Việt Nam, các hãng truyền hình cáp của họ cũng hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Các đài truyền hình công cũng đã thực hiện quyền chủ động trong lĩnh vực tài chính, tiền lương từ chục năm nay. Từ chỗ là gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc ngày nay đã trở thành một tập đoàn truyền thông có quy mô và tiềm lực rất lớn. Cách đây 8 năm, CCTV (Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc) có tổng nguồn thu (ngoài ngân sách cấp) còn thấp hơn Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay. Đến nay CCTV đã có 9 kênh phát vệ tinh với doanh thu gần 1 tỷ dollar một năm. Trung Quốc cũng cho phép tư nhân tham gia vào lĩnh vực phát thanh và truyền hình nhưng phải tuân thủ theo kế hoạch phát triển tổng thể của ngành Truyền hình.
Đài Truyền hình quốc gia Cu ba mặc dù còn rất nhiều khó khăn về kinh phí, nhưng họ cũng đã áp dụng cơ chế hạch toán giá thành, thực hiện hợp đồng sản xuất với các đơn vị sản xuất chương trình trong và ngoài đài. Cơ chế tài chính doanh nghiệp giúp cho ngành truyền hình, nhất là truyền hình trả tiền hoạt động có hiệu quả hơn, tăng sức cạnh tranh, cải tiến chất lượng nội dung, đem lại cho người xem những chương trình hấp dẫn, phong phú hơn.
1.2.4.2. Có sự chuyên môn hoá rõ rệt giữa sản xuất và phân phối chương trình
Ở Mỹ, sự chuyên môn hoá này là rõ ràng nhất. Những hãng sản xuất chương trình làm nhiệm vụ sản xuất, còn các trung tâm truyền hình Cáp hoặc truyền hình vệ tinh chỉ làm nhiệm vụ phân phối các chương trình, các kênh truyền hình đến từng hộ gia đình một cách hiệu quả nhất. Hãng truyền
hình Cáp trả tiền bản quyền truyền hình cho hãng sản xuất, từ đó thu tiền lệ phí hàng tháng của các thuê bao. Các hãng truyền hình Cáp sẵn sàng trả thêm phí gia tăng trên từng khách hàng đăng ký (ngoài tiền bản quyền thông thường) cho các kênh chương trình nổi tiếng và ngược lại, những kênh chương trình mới xuất hiện trên thị trường chương trình truyền hình cũng sẵn sàng trả tiền cho các hãng truyền hình Cáp để kênh chương trình của mình được phân phối, được người xem truyền hình biết đến. Giữa các hãng truyền hình Cáp và các hãng sản xuất chương trình có mối quan hệ cộng sinh, truyền hình Cáp cần nguồn chương trình để có thể cung cấp dịch vụ, các hãng sản xuất chương trình cũng cần người phân phối cho sản phẩm của mình.
Chuyên môn hoá giữa sản xuất chương trình và phân phối chắc chắn khiến cho hai nhiệm vụ này được thực hiện tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Quy trình quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng đơn giản hơn, có mục tiêu trọng điểm.
Bảng 1.2: Năm hãng sản xuất chƣơng trình lớn nhất nƣớc Mỹ năm 2005
STT Hãng sản xuất chƣơng trình Số thuê bao(triệu)
1 Discovery channel 89,9
2 ESPN 89,9
3 CNN 89,4
4 Turner Network 89,4
1.2.4.3. Nguồn thu cho hoạt động truyền hình phong phú, đa dạng