CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
3.3.1 Phƣơng pháp phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Việc xây dựng mô hình nghiên cứu với các giả thuyết về vốn xã hội tác động tới hoạt động của NHTM đƣợc xây dựng trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu định tính lần thứ hai (xem phụ lục 6) gồm các nội dung sau:
(1) Giới thiệu về mục đích nghiên cứu.
(2) Định nghĩa khái niệm vốn xã hội của ngân hàng; và khái niệm về các hoạt động của NHTM. (Phần này đƣợc xây dựng dựa trên kết quả của đánh giá sơ bộ thang đo).
(3) Thảo luận về mối liên hệ giữa vốn xã hội của ngân hàng và các hoạt động của NHTM để hình thành mô hình nghiên cứu với các giả thuyết về tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của NHTM Việt Nam. Thảo luận thực hiện chủ yếu đối với các giám đốc, phó giám đốc chi nhánh NHTM Việt Nam (danh sách chuyên gia
được trình bày ở phụ lục 7).
Để xây dựng mô hình nghiên cứu về vốn xã hội của ngân hàng tác động tới hoạt động của các NHTM Việt Nam, tác giả dựa trên mô hình của nghiên cứu trƣớc
(mô hình lý thuyết đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, của Huynh Thanh Dien & Nguyen Trong Hoai 2012). Mô hình lý thuyết tác động của vốn xã hội tới hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, đã chỉ ra những đóng góp trực tiếp và gián tiếp của vốn xã hội bao gồm cả vốn xã hội của lãnh đạo, bên ngoài và bên trong doanh nghiệp vào các hoạt động của doanh nghiệp bất động sản. Vốn xã hội tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng là khá tƣơng đồng. Quan trọng hơn, vốn xã hội không tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp và ngân hàng nên đề tài có thể kế thừa nghiên cứu vốn xã hội trong doanh nghiệp để xác định mô hình nghiên cứu vốn xã hội trong ngân hàng. Đó cũng là gợi ý cho đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng.
3.3.2 Phƣơng pháp kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu cho trƣờng hợp điển hình hợp điển hình
Khi sử dụng các công cụ định lƣợng để khám phá ra mô hình nghiên cứu thƣờng gặp những hạn chế do tâm lý bầy đàn, nhận định chủ quan của đối tƣợng điều tra, thiếu bằng chứng thực tiễn, độ tin cậy chƣa cao (Mertens & Ginsberg 2009).
Kiểm định các giả thuyết đƣợc thực hiện bằng hai phƣơng pháp: (1) phƣơng pháp định lƣợng phi tham số dùng để kiểm định các mối quan hệ với các biến quan sát có thể ghi chép đƣợc bằng các chỉ số định lƣợng, công cụ chủ yếu đƣợc sử dụng là thống kê mô tả và phân tích tƣơng quan; (2) phƣơng pháp định tính với các thủ tục mô tả, phân loại, kết nối để khám phá các mối quan hệ (Corbin & Strauss 1990; Finch 2002).
Để khẳng định sự phù hợp của mô hình lý thuyết, phƣơng pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) sẽ đƣợc sử dụng để kiểm định. Mô hình đƣợc xem là thích hợp với dữ liệu khi các chỉ tiêu CFI từ 0,9 đến 1 (Hu & Bentler 1999), CMIN/df ≤ 2 (một số trƣờng hợp CMIN/df có thể ≤ 3 (Carmines & McIver 1981; Kline 2010)) và RMSEA ≤ 0,08 (Hu & Bentler 1999),(trƣờng hợp RMSEA từ 0,08 ->0,1: mô hình phù hợp ở mức trung bình (MacCallum, Browne & Sugawana 1996).
Mô hình SEM có thể tính đƣợc các sai số đo lƣờng, ngoài ra cho phép kết hợp các khái niệm tiềm ẩn với đo lƣờng của chúng và có thể xem xét các đo lƣờng độc lập hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc (Hulland & các tác giả 1996, trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 2008). Ngoài ra, nếu dữ liệu có phân phối chuẩn, phƣơng pháp hợp lý tối đa (Maximum Likelihood) sẽ đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng các tham số trong mô hình nghiên cứu.