NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 159 - 161)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN

5.3.1 Đóng góp về mặt khoa học

- Cho đến nay, vốn xã hội vẫn là một khái niệm đƣợc nhiều nhà nghiên cứu

thảo luận, phát triển với nhiều quan niệm và cách giải thích khác nhau. Các tác giả cũng đã nỗ lực xây dựng các thang đo để đo lƣờng vốn xã hội nhƣng còn hạn chế trong việc nghiên cứu trên phạm vi ngành do từng ngành có những đặc điểm riêng biệt. Các nghiên cứu trƣớc đây đƣợc thực hiện không phải thuộc ngành ngân hàng nên chƣa chỉ ra đƣợc tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các NHTM. Đóng góp đầu tiên của luận án là đã xây dựng đƣợc thang đo vốn xã hội đầy đủ cả ba khía cạnh của mạng lƣới bên trong, bên ngoài và lãnh đạo ngân hàng trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu định tính cùng với những đặc trƣng riêng của ngành ngân hàng Việt Nam.

- Nghiên cứu đã nhận dạng đƣợc các nhóm hoạt động của NHTM là hoạt động huy động vốn, hoạt động nguồn vốn và hoạt động cung ứng dịch vụ. Thang đo các hoạt động của NHTM đã đƣợc kiểm định độ tin cậy cho trƣờng hợp các NHTM Việt Nam, đảm bảo giá trị nội dung và độ tin cậy nên có giá trị kế thừa cho các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu đã cho thấy những tác động trực tiếp và gián tiếp của vốn xã hội tới các nhóm hoạt động của các NHTM, từ đó có thể khẳng định vốn xã

hội là một nguồn lực mà các ngân hàng cần hoạch định trong các chiến lƣợc kinh doanh của mình để có thể khai thác và sử dụng hiệu quả trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Kết quả kiểm định mô hình vận dụng cho trƣờng hợp đặc thù điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh, đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý thuyết cũng nhƣ về cơ sở khoa học, góp phần tạo nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo về mối liên hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động trong quá trình kinh doanh không chỉ ở trong ngành ngân hàng mà còn trong các ngành kinh tế khác.

5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Xét trong bối cảnh thực tiễn của Việt Nam, luận án đã có những đóng góp thực tiễn cho các NHTM và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với ngành ngân hàng của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cụ thể nhƣ sau:

- Luận án đã xây dựng và kiểm định thang đo vốn xã hội trên cả ba khía cạnh bên ngoài, bên trong và lãnh đạo ngân hàng, từ đó giúp cho ngân hàng nhận diện đƣợc khuôn khổ tạo lập, sử dụng, duy trì, phát triển và đánh giá vốn xã hội trong ngân hàng. Từ đó các ngân hàng sẽ hoạch định các chiến lƣợc để khai thác, phát triển và sử dụng vốn xã hội nhằm nâng cao kết quả các hoạt động trong quá trình kinh doanh.

- Luận án đã xây dựng và kiểm định thang đo các nhóm hoạt động của ngân hàng thƣơng mại đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động thông qua lý thuyết và kiểm chứng thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó giúp các ngân hàng đánh giá các nhóm hoạt động toàn diện hơn.

- Luận án cũng chỉ ra các hiệu ứng tích cực và tiêu cực của vốn xã hội trong ngành ngân hàng. Từ đó giúp các cơ quan quản lý Nhà nƣớc các cấp liên quan nhận diện đƣợc tầm quan trọng và sự vận động của nguồn lực này để kịp thời hoạch định các chính sách phát huy các hình thức liên kết vốn xã hội tích cực đồng thời hạn chế hình thức liên kết vốn xã hội tiêu cực trong ngành ngân hàng Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng hỗ trợ cho hiệp hội Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong việc nhận diện tầm quan trọng của vốn xã hội cũng nhƣ tạo giá trị từ các mạng lƣới liên kết phục vụ cho các

thành viên của hiệp hội có thể khai thác lợi ích từ các mạng lƣới này phục vụ cho quá trình kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 159 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)