STT Biến độc lập Hệ số hồi quy
(B) Hệ số Exp(B)
Xác suất trả nợ khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị theo xác suất cho trước 5% 10% 15% 20% 1 Vốn dự án 0,0664 1,069 5,3% 10,6% 15,9% 21,1% 2 Tiết kiệm 0,412 1,51 7,4% 14,4% 21,0% 27,4% 3 Giới tính -0,984 0,374 1,9% 4,0% 6,2% 8,6% 4 Tv trong lđ 0,474 1,607 7,8% 15,2% 22,1% 28,7% 5 Tv ngoài lđ -0,503 0,605 3,1% 6,3% 9,6% 13,1% 6 Thị trường 2,689 14,722 43,7% 62,1% 72,2% 78,6% 7 Dt Đất 0,401 1,493 7,3% 14,2% 20,9% 27,2% 8 Đường 1,218 3,381 15,1% 27,3% 37,4% 45,8%
Nguồn: Phân tích dựa trên mẫu nghiên cứu
Nhƣ vậy, với 8/13 biến có ý nghĩa thống kê gồm: Vốn dự án, tiết kiệm, giới tính, số thành viên trong độ tuổi lao động, số thành viên ngoài độ tuổi lao động, thị trƣờng tiêu thụ, diện tích đất, đƣờng giao thông. Còn lại 5/13 biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình: Lãi suất, vốn tự có, tuổi chủ hộ, mục đích sử dụng vốn, trình độ học vấn của chủ hộ. Kết hợp kết quả hồi quy và kết quả bảng 4.12 cho thấy mức độ tác động của từng yếu tố đến việc trả nợ đúng hạn của hộ nghèo nhƣ sau:
Biến vốn thực hiện dự án: Biến này có tác động cùng chiều với trả nợ đúng
hạn của hộ nghèo đúng nhƣ kỳ vọng ban đầu. Giả sử rằng xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo ban đầu là 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hộ gia đình nghèo đầu tƣ dự án tăng 1 triệu đồng thì xác suất trả nợ đúng hạn của hộ nghèo sẽ là 5,3%, tăng 0,3% so với xác suất ban đầu. Tƣơng tự xác suất ban đầu là 10%, 15%, 20% thì xác suất trả nợ đúng hạn lần lƣợt là 10,6%; 15,9% và 21,1%. Do vốn dự án đƣợc xác định với đơn vị là triệu đồng nên % tăng lên tƣơng đối nhỏ. Giả sử một dự án lớn đƣợc tiến hành với lƣợng vốn đầu tƣ lớn hơn thì xác suất trả nợ đúng hạn sẽ tăng lên đáng kể.
Đặt giả thuyết nhƣ sau:
Vốn dự án’: trƣờng hợp mô hình có biến vốn dự án đơn vị là 10 triệu đồng. Vốn dự án’’: trƣờng hợp mô hình có biến vốn dự án đơn vị là 20 triệu đồng Thực hiện hồi quy Binary Logistic thay đổi đơn vị của biến vốn dự án. Kết quả tính toán thu đƣợc nhƣ sau: