STT Biến Giá trị Tần suất Tỷ lệ %
Gán biến giả 1 Trả nợ Đúng hạn 117 42% 1 Không đúng hạn 162 58% 0 2 Lãi suất 7,2% 78.00 28% 0 6,6% 201.00 72% 1 3 Mục đích sd Nuôi bò ss 224.00 80% 1
Buôn bán, thủy hải sản, khác 55.00 20% 2 4 Giới tính Nam 107.00 38% 1 Nữ 172.00 62% 0 5 Trình độ Không đi học 67.00 24% 0 Cấp 1 172.00 62% 1 Cấp 2 26.00 9% 2 Cấp 3 14.00 5% 3 6 Thị trƣờng Ổn định 140.00 50% 1 Không ổn định 139.00 50% 0 7 Đƣờng giao thông Có đƣờng ô tô 98.00 35% 1 Không có đƣờng ô tô 181.00 65% 0
Bảng cho thấy với 279 mẫu khảo sát có 117 mẫu trả nợ đúng hạn, chiếm tỷ lệ 42% so với tổng thể. Số hộ không trả nợ đúng hạn là 162 hộ, chiếm tỷ lệ 58%. Mức tỷ lệ này tƣơng đƣơng với thực trạng trả nợ đang diễn ra tại huyện Ba Tri.
Trong số 279 hộ nghèo đến hạn trả thì có 78 hộ vay với mức lãi suất 7,2%/năm (tại thời điểm Chính phủ chƣa điều chỉnh giảm lãi suất), chiếm 28% tổng
thể. Có 201 hộ đƣợc vay vốn với lãi suất 6,6%/năm (những hộ vay sau thời điểm Chính phủ điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với hộ nghèo), chiếm tỷ lệ 72%.
Mục đích sử dụng vốn của đại đa số hộ nghèo tại huyện Ba Tri là nuôi bò sinh sản, chiếm tỷ lệ 80% số món vay với 224 hộ. Các ngành nghề khác chỉ chiếm 20%. Do phần lớn ngƣời dân huyện Ba Tri tham gia sản suất nông nghiệp, trồng lúa là chính. Huyện có diện tích đất rộng phục vụ cho việc trồng lúa và trồng cỏ, có nguồn thức ăn dồi giàu, thuận lợi nên đàn bò phát triển nhanh, có số lƣợng nhất trong tỉnh. Tại đây đƣợc biết đến là nơi tập trung nhiều giống bò tốt và thƣơng hiệu bò Ba Tri cũng khá nổi tiếng so với các khu vực lân cận. Chính vì vậy hầu hết hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH đều chọn con bò để phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó huyện còn có vị trí đặc thù là có các mặt giáp cửa sông và giáp biển nên ngành nghề liên quan đến thủy hải sản cũng phát triển, kéo theo các ngành nghề kinh doanh, buôn bán khô, thủy hải sản cũng phát triển làm kế sinh nhai tại địa phƣơng.
Nữ giới làm chủ hộ với 172 hộ, chiếm tỷ lệ 62% tổng thể. Nam giới là chủ hộ chiểm 38% với 107 hộ.
Do đặc thù đối tƣợng cho vay là hộ nghèo nên yếu tố trình độ tập trung ở cận dƣới. Số ngƣời không đi học 67 ngƣời chiếm tỷ lệ 24%; trình độ cấp 1 nhiều nhất với 172 hộ, chiếm 62%; trình độ cấp 2 là 26 hộ với 9% và cuối cùng là cấp 3 với 14 hộ chiểm tỷ lệ 5%. Phần lớn những ngƣời thuộc hộ nghèo là những ngƣời thuộc diện chính sách già cả, neo đơn, lớn tuổi hoặc những hộ có mức thu nhập rất thấp trong xã hội. Chính vì vậy họ ít có điều kiện học tập ở các bậc học cao hơn.
Thị trƣờng là yếu tố quan trọng quyết định kết quả sau quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy nếu có đƣợc thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa tốt, bất cân xứng thông tin không xảy ra quá nhiều sẽ tạo thuận lợi thúc đẩy ngành nghề đó phát triển. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 140 hộ đánh giá thị trƣờng ổn định, chiếm tỷ lệ 50%. Còn lại 139 hộ cho rằng thị trƣờng tại địa phƣơng chƣa ổn định. Nguyên nhân của vấn đề là do ngƣời nông dân phải trải qua nhiều tầng nấc các trung gian mới đƣa đƣợc sản phẩm (con bò, thủy hải sản,…) ra thị trƣờng. Đồng thời có tình trạng chèn ép
giá tại những nơi hẻo lánh, xa chợ, xa dân cƣ khiến kết quả sản xuất kinh doanh của ngƣời nghèo thu đƣợc chƣa cao.
Theo kết quả khảo sát cho thấy chỉ 35% số hộ vay vốn có đƣờng ô tô đến nhà, còn lại 181 hộ, chiểm tỷ lệ 65% không có đƣờng ô tô đến. Hầu hết ngƣời nghèo sống ở những nơi xa xôi, đƣờng xá đi lại không thuận tiện. Kết quả này cũng cho thấy thực trạng giao thông nông thôn tại Ba Tri vẫn còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ.
4.2.2. Kiểm định tương quan
Để tiến hành hồi quy mô hình Logistic ta cần xem xét mối quan hệ tƣơng qua giữa các biến với nhau. Kết quả ma trận hệ số tƣơng quan đƣợc thể hiện trong bảng phụ lục 4.1. Kết quả cho thấy các biến độc lập trong mô hình đều có tƣơng quan với biến phụ thuộc là trả nợ của ngƣời nghèo với mức ý nghĩa 1% và 5% ngoại trừ 3 biến: Lãi suất; mục địch sd; tuổi (Sig. >5%). Vì vậy 3 biến trên không có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc “Trả nợ”. Theo đó hệ số tƣơng quan cao nhất giữa biến phụ thuộc và biến đƣợc lập là 0,591, thấp nhất là 0,222.
Đồng thời kết quả ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến cũng cho thấy sự tồn tại mối quan hệ giữa các biến đƣợc lập trong mô hình với nhau. Biến có quan hệ tƣơng quan mạnh nhất, chặt chẽ nhất là giữa “vốn tự có” và “tiết kiệm” với hệ số tƣơng quan là 0,463. Nhƣ vậy để tiến hành hồi quy ta cần nghiên cứu thêm hiện tƣợng đa cộng tuyến trong mô hình này.
4.2.3. Kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 4. 5 Kiểm định đa cộng tuyến Coefficientsa