.2 Bảng tóm tắt nghiên các cứu trƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến trả nợ đúng hạn của người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam trên địa bàn huyện ba tri (Trang 31 - 38)

STT Tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu 1 Pande

(2012)

Mối quan hệ giữa các dịch vụ ngân hàng chính thức và thu nhập của ngƣời nghèo.

Sản phẩm tiết kiệm, công nghệ, sự thuận tiện, nguồn vốn, mục đích sử dụng có tác động đến hiệu quả đầu tƣ, tăng thu nhập.

2 Ledger wood và White (2006)

Thống kê mô tả nghiên cứu về việc chuyển đổi các tổ chức tài chính vi mô, cung cấp cho ngƣời nghèo đầy đủ các dịch vụ tài chính

Việc gửi tiền tiết kiệm là một yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính của bất kỳ hộ gia đình nghèo nào, góp phần cho việc gia tăng cơ hội đầu tƣ và thu nhập 3 Nguyễn Việt Cƣờng (2008) Dùng mô hình 2SLS và fixed effects để nghiên cứu về chƣơng trình tín dụng vi mô của chính phủ cho ngƣời nghèo tại Việt Nam

Biến lãi suất, vốn dự án, tiết kiệm, tuổi, giới tính, số thành viên trong tuổi lao động và ngoài tuổi lao động, học vấn, thị trƣờng, diện tích đất và khu vực có tác động đến thu nhập, chi tiêu và phúc lợi hộ gia đình. 4 Gobezie

và Garber (2007)

Bằng phƣơng pháp hồi quy OLS nghiên cứu tài chính vi mô tác động tới đời sống, khả năng giảm nghèo

Nhân tố có ảnh hƣởng tới mức sống các hộ gia đình là: tuổi, giới tính, trình độ, tình trạng sức khỏe, tình trạng hôn nhân, giá trị khoản vay, số lao động trên 18 tuổi, khu vực sống. 5 Ngô

Mạnh Chính (2018)

Mô hình Binary Logistic nghiên cứu tác động của tín dụng đối với thu nhập, trả nợ đúng hạn của hộ nghèo

Các biến có ý nghĩa: vốn dự án, giới tính, dân tộc, số thành viên trong tuổi lao động, số thành viên ngoài tuổi lao động và thị trƣờng. 6 Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011)

Mô hình Probit nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tới rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng

Các nhân tố vốn tự có, sử dụng vốn đúng mục đích, số năm kinh nghiệm và số lần kiểm tra của cán bộ tín dụng, việc đa dạng hóa kinh doanh của khách hàng là các nhân tố có ảnh hƣởng đến rủi ro khách hàng của ngân hàng. 7 Joseph John Magali (2013) Các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại SACCOS ở Tanzania

Các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro cho vay: can thiệp chính trị, kỹ năng phân tích đầu tƣ, mục đích sử dụng vốn, bảo hiểm hoạt động cho vay.

2.2.2. Mô hình

Ở các nghiên trên đã cho thấy các tác giả đã sử dụng mô hình đa biến, gồm nhiều biến độc lập khác nhau để nghiên cứu sự ảnh hƣởng của các biến này đến biến phụ thuộc là thu nhập, rủi ro tín dụng.

Trong đó, các biến độc lập nhƣ: Lãi suất của khoản vay, tổng giá trị dự án, vốn tự có của gia đình khi thực hiện dự án, mực đích thực hiện dự án, số dƣ tiết kiệm của gia đình tại ngân hàng, tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, số thành viên trong độ tuổi lao động, số thành viên ngoài độ tuổi lao động, trình độ học vấn của chủ hộ, thị trƣờng tiêu thụ, diện tích đất gia đình sở hữu, đƣờng ôtô đi qua vực sống của hộ gia đình là các biến đƣợc sử dụng phổ biến trong nghiên cứu.

Theo nghiên cứu của Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) đã cho thấy có nhiều cách để nghiên cứu rủi ro tín dụng và một trong những cách đó là nghiên cứu về trả nợ đúng hạn của khách hàng.

Trong Nghiên cứu của Ngô Mạnh Chính (2018) khi nghiên cứu về tín dụng đối với ngƣời nghèo thì tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy đa biến Binary Logistic để nghiên cứu trả nợ đúng hạn của ngƣời nghèo vay vốn NHCSXH.

Do đó, để nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hƣởng đến trả nợ đúng hạn của ngƣời nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam trên địa bàn huyện Ba Tri” tác giả sử dụng mô hình Binary Logistic với biến “Trả nợ” là biến phụ thuộc làm mô hình nghiên cứu của mình. Do tác giả nhận thấy có sự tƣơng đồng và phù hợp về đối tƣợng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2 tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, những vấn đề có liên quan đến hộ nghèo, tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng, trả nợ đúng hạn, các nghiên cứu trƣớc để có cái nhìn khái quát về đối tƣợng nghiên cứu. Đề tài đã nghiên cứu thực trạng trả nợ đúng hạn, đánh giá bản chất, nguyên nhân và sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến việc trả nợ đúng hạn của ngƣời nghèo. Chính vì thế đây là cơ lý luận

quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng đến trả nợ đúng hạn của ngƣời nghèo tại NHCSXH trên địa bàn huyện Ba Tri.

24

CHƢƠNG 3.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH

3.1. Quy trình nghiên cứu

Toàn bộ nội dung nghiên cứu đƣợc minh họa bằng sơ đồ sau: Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu

Phân tích thống kê mô tả Kiểm định: + Tự tƣơng quan + Đa cộng tuyến + Phƣơng sai thay đổi + Độ phù hợp mô hình + Ý nghĩa hệ số hồi quy Nhập và mã hóa dữ liệu vào phần mền SPSS

Mô hình hồi quy Logistic

Phân tích, đánh giá kết quả

Gợi ý chính sách

+ Mô hình giả thuyết + Xác định mẫu, thiết kế bảng hỏi

+ Triển khai bảng hỏi Nghiên cứu bằng dữ liệu

thứ cấp

Nghiên cứu bằng dữ liệu sơ cấp

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Lý do nghiên cứu

3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc trả nợ vay đúng hạn của ngƣời nghèo tác giả chủ yếu kế thừa nghiên cứu của Ngô Mạnh Chính (2018), nghiên cứu của Trƣơng Đông Lộc & Nguyễn Thị Tuyết (2011) cùng các nghiên cứu khác vào đề tài của mình do có tính phù hợp và tƣơng đồng về đối tƣợng nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Mô hình Binary Logistic đƣợc sử dụng nhằm xác định, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến trả nợ của ngƣời nghèo sau quá trình vay và sử dụng vốn. Mô hình hồi quy Binary Logistic gồm 1 biến phụ thuộc (Trả nợ) và 13 biến độc lập là phù hợp với đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu dƣới góc độ ngƣời vay và Ngân hàng. Các biến nhƣ sau:

(1) Lãi suất: Theo Uganda Ministry of Finance, Planning and Economic Development (2004) việc đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đãi để thực hiện dự án đầu tƣ, sản xuất kinh doanh sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào mua nguyên vật liệu, con giống,… nâng cao hiệu quả thực hiện dự án, tăng năng suất, thu nhập và giảm nghèo.. Từ đó giúp ngƣời nghèo trả nợ vay đúng hạn.

(2) Vốn dự án: Theo Pande và cộng sự (2012), số vốn thực hiện dự án lớn, dự án có hiệu quả mang lại nguồn thu nhập, giúp ngƣời nghèo trả nợ vay đúng hạn.

(3) Vốn tự có: Theo Ledgerwood và White (2006), số vốn tự có tham gia dự án càng lớn, ngƣời nghèo càng có ý thức cao hơn khi thực hiện dự án, từ đó dự án có hiệu quả và trả nợ đúng hạn.

(4) Mục đích sử dụng vốn: Theo Theo Pande và cộng sự (2012), mục đích sử dụng vốn có ảnh hƣởng đến hiệu quả khoản vay và việc khách hàng trả nợ đúng hạn. Ngƣời nghèo đầu tƣ vốn vào ngành chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, đánh bắt thủy hải sản thì nghành nghề nào giúp ngƣời nghèo trả nợ đúng hạn.

(5) Tiết kiệm: Theo Ledgerwood và White (2006) và Nguyễn Việt Cƣờng (2008), gửi tiền tiết kiệm là một yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính của bất kỳ hộ gia đình nghèo nào, góp phần cho việc gia tăng cơ hội đầu tƣ và gia tăng thu

nhập. Giữa ngƣời gửi tiết kiệm nhiều và ngƣời gửi tiết kiệm ít hoặc không gửi thì ngƣời gửi tiết kiệm càng nhiều sẽ đƣợc xem là có ý thức trong việc tích lũy, tiết kiệm, chi tiêu cẩn thận, dự án của họ sẽ có hiệu quả cao vả sẽ trả nợ vay đúng hạn.

(6) Tuổi chủ hộ: Theo Gobezie và Garber (2007) và Nguyễn Việt Cƣờng (2008), chủ hộ nghèo có tuổi thấp thì có sức lao động, năng động do đó thực hiện dự án sẽ thuận lợi hơn từ đó trả nợ vay đúng hạn.

(7) Giới tính: Theo Gobezie và Garber (2007) và Nguyễn Việt Cƣờng (2008), khi nữ giới là chủ hộ trong hộ gia đình với đức tính cẩn thận hộ sẽ quản lý công việc gia đình và tài chính tốt hơn và sẽ trả nợ vay đúng hạn.

(8) Số thành viên trong tuổi lao động: Theo Nguyễn Việt Cƣờng (2008), hộ nghèo có nhiều thành viên trong tuổi lao động thì có sức khỏe, khả năng thực hiện thực hiện dự án tốt hơn từ đó trả nợ vay đúng hạn.

(9) Số thành viên ngoài tuổi lao động: Theo Nguyễn Việt Cƣờng (2008), hộ nghèo có nhiều thành viên ngoài tuổi lao động thì không có đủ sức khỏe, dự án không thành công, họ gặp khó khăn về tài chính và không trả nợ vay đúng hạn.

(10) Trình độ học vấn: Theo Nguyễn Việt Cƣờng (2008), chủ hộ nghèo có trình độ học vấn càng cao thì sẽ biết cách thức lựa chọn hình thức đầu tƣ tốt, ngành nghề phù hợp mang lại hiệu quả và thu nhập cao hơn, từ đó trả nợ đúng hạn.

(11) Thị trƣờng: Theo Okezie et al.,(2014) và Nguyễn Việt Cƣờng (2008), thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa ổn định là điều kiện quan trọng để dự án mang lại lợi nhuận, đồng thời thị trƣờng nguyên vật liệu đầu vào với mức chi phí hợp lý sẽ khiến dự án thành công từ đó họ sẽ trả nợ vay đúng hạn.

(12) Diện tích đất: Theo Phan Đình Khôi (2012) và Nguyễn Việt Cƣờng (2008) có nhiều đất canh tác sẽ giúp ngƣời nghèo có nhiều kiện sản xuất, kinh doanh hoặc có khả năng đa dạng ngành nghề trong sinh kế hộ gia đình, giúp họ có thêm thu nhập và trả nợ đúng hạn.

(13) Đƣờng giao thông: Theo Nguyễn Việt Cƣờng (2008), các hộ gia đình nằm ở nơi có cơ sở hạ tầng tốt, giao thông thuận lợi, có đƣờng ô tô đi qua thƣờng sẽ linh động và có điều kiện tốt hơn trong việc sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tăng thu nhập.

Hình 3. 2 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc trả nợ đúng hạn Lãi suất của khoản vay (Lãi suất) Lãi suất của khoản vay (Lãi suất)

Tổng giá trị dự án (Vốn dự án)

Vốn tự có của gia đình khi thực hiện dự án (Vốn tự có) Mực đích thực hiện dự án (Mục đích sd)

Số dƣ tiết kiệm của gia đình tại ngân hàng (Tiết kiệm) Tuổi của chủ hộ (Tuổi)

Giới tính của chủ hộ (Giới tính)

Số thành viên trong độ tuổi lao động (Tv trong lđ) Số thành viên ngoài độ tuổi lao động (Tv ngoài lđ)

Trình độ học vấn của chủ hộ (Trình độ)

Thị trƣờng tiêu thụ (Thị trƣờng) Diện tích đất gia đình sở hữu (Dt đất)

Đƣờng ôtô đi qua vực sống của hộ gia đình (Đƣờng)

Ý nghĩa kinh tế của các biến

Ý nghĩa kinh tế của các biến đối với việc trả nợ đúng hạn của ngƣời nghèo nhƣ thế nào đƣợc thể hiện trong Bảng 3.1 và cơ sở để xác định kỳ vọng dấu là dựa vào các nghiên cứu trƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến trả nợ đúng hạn của người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam trên địa bàn huyện ba tri (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)