8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐẨY MẠNH CHO VAY KHDN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN 4
2.3.1. Thành tựu
Trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay, việc phát triển thị phần cho vay của Eximbank CN Q4 từ năm 2013 đến 2017 có nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể:
Số lượng KHDN vay vốn liên tục tăng qua các năm từ 91 khách hàng (31/12/2013) lên 625 khách hàng (31/12/2017).
Dư nợ cho vay KHDN cũng tăng đáng kể từ 516,87 tỷ đồng (31/12/2013, tương đương dư nợ bình quân/1 KHDN là 5,68 tỷ đồng) lên mức 679,70 tỷ đồng (31/12/2017, tương đương dư nợ bình quân/1 KHDN là 1,09 tỷ đồng).
Không những duy trì dược thị phần trong giai đoạn cạnh tranh hết sức gay gắt, tăng trưởng được số lượng khách hàng vay vốn, tăng trưởng được dư nợ cho vay KHDN, Eximbank CN Q4 còn duy trì được chất lượng nợ vay nhóm 1 luôn trên mức 85% trong khi đó nợ xấu của chi nhánh trong những năm vừa qua được duy trì ở mức thấp.
2.3.2. Hạn chế
Tuy nhiên, công tác đẩy mạnh cho vay KHDN của Eximbank CN Q4 vẫn có một số hạn chế nhất định, cụ thể:
Chi nhánh chưa tận dụng được hết lợi thế của mình trong việc phát triển dịch vụ cho vay đối với KHDN khi số lượng KHDN vay vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng số doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ tại chi nhánh (bình quân chỉ 25%), ngoài ra còn chưa kể đến số lượng doanh nghiệp rất lớn trên địa bàn các quận có sự hiện diện của mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc và địa bàn TP.HCM.
Các sản phẩm cho vay và dịch vụ đi kèm chưa đa dạng và cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
34
Hiện nay, Eximbank CN Q4 có Phòng Khách hàng Doanh nghiệp – là đầu mối tìm kiếm và quản lý KHDN, tổng hợp, phân tích, lập báo cáo, tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh ra quyết định trong việc cho vay KHDN. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng không tương xứng với biến động dư nợ cho vay, nếu dư nợ biến động tăng nhanh thì số lượng cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý hồ sơ lại không tăng tương xứng (năm 2013 có 02 CBTD thì đến 31/12/2017 cũng chỉ là 2 CBTD), thêm vào đó là sự thiếu hụt cán bộ quản lý với chỉ có 1 trưởng phòng mà không có phó phòng hỗ trợ. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng hiện nay còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm do các cán bộ cũ nghỉ việc hoặc luân chuyển bộ phận khác. Như vậy, mặc dù được đào tạo bài bản, có nhiệt huyết, trình độ nhưng trong thời buổi nền kinh tế khó khăn như hiện nay, việc tăng trưởng quy mô và khả năng giám sát, quản lý của phòng KHDN tăng không tương xứng thì tiềm ẩn rủi ro là rất lớn.
Sự yếu kém về mặt công nghệ là một hạn chế lớn của Eximbank nói chung, của Eximbank CN Q4 nói riêng hiện nay. Với sự tăng trưởng quy mô khá nhanh thì để có thể giữ vững thị phần, tăng cường khả năng quản lý thì cần có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ, tuy nhiên, công nghệ Korebank hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu do còn nhiều công đoạn phải thực hiện thủ công như: theo dõi dòng tiền khách hàng, lịch sử biến động nợ vay, đánh giá doanh số tiền về/doanh số tiền vay, từ đó khiến cho việc ra quyết định chính sách đối với 01 khách hàng còn chậm.
2.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CÁC HẠN CHẾ TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN 4