8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
1.3. VAI TRÒ CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP
1.3.1. Đối với hoạt động của ngân hàng
Trong hoạt động ngân hàng, để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận, các NHTM buộc phải tìm kiếm, mở rộng thị trường, đa dạng hóa đối tượng khách hàng vay vốn.
6
Như vậy, việc đẩy mạnh cho vay KHDN sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro, tăng nguồn thu từ việc cho vay, thu phí dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt, ngân hàng có thể giảm được chi phí tìm kiếm khách hàng mới, vừa dễ dàng tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi từ doanh nghiệp để phục vụ hoạt động kinh doanh.
1.3.2. Đối với doanh nghiệp
Hiện nay, việc tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tìm đến thị trường vốn phi chính thức hay tín dụng đen với lãi suất cao.
Việc đẩy mạnh cho vay KHDN sẽ giúp cho nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn chi phí thấp, từ đó có thể phát triển sản xuất, góp phần quan trọng vào sự sinh tồn của doanh nghiệp.
1.3.3. Đối với nền kinh tế
Việc đẩy mạnh cho vay KHDN không những mang lại nhiều lợi ích cho chính NHTM, cho doanh nghiệp nói riêng mà còn hữu ích cho nền kinh tế nói chung.
Trước tiên, trong quá phát triển hoạt động cho vay KHDN, các NHTM với các tiêu chuẩn cho vay nghiêm ngặt sẽ tạo áp lực cho các doanh nghiệp phải đẩy mạnh hiệu quả hoạt động, minh bạch hóa tài chính, thúc đẩy hợp lý hóa sản xuất và khi có được nguồn vốn của ngân hàng thì các doanh nghiệp này sẽ ngày càng phát triển, góp phần mang lại nguồn thu lớn hơn cho ngân sách nhà nước, giải quyết công ăn việc làm. Bên cạnh đó, các NHTM có thể huy động, tập trung, tích tụ được những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng nó vào việc phát triển chung của nền kinh tế.