CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử với cách mạng công nghiệp 4 0 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai (Trang 37 - 40)

nghiệp 4.0 đối với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử

1.3.1. Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0)

Nếu nhƣ cuộc CMCN lần thứ nhất sử dụng năng lƣợng nƣớc và hơi nƣớc để cơ giới hóa sản xuất thì cuộc CMCN lần thứ hai sử dụng năng lƣợng điện để tạo nên nền sản xuất quy mô lớn. Cuộc CMCN lần thứ ba sử dụng các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. “Và bây giờ, cuộc CMCN 4.0 đƣợc hình thành trên nền tảng của cuộc CMCN thứ ba - khi cuộc cách mạng công nghệ số đã đƣợc diễn ra từ giữa thế kỷ trƣớc. Nó đƣợc đặc trƣng bởi sự hợp nhất các công nghệ

và làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học (Klaus Schwab, 2016).

Khái niệm CMCN 4.0 lần đầu tiên đƣợc đề cập trong bản “Kế hoạch hành động chiến lƣợc công nghệ cao đến năm 2020” đƣợc chính phủ Đức thông qua vào tháng 3/2012. CMCN 4.0 có đặc điểm là thông minh hóa sản xuất, mang tính tích hợp cao, linh hoạt và thân thiện với môi trƣờng; cuộc cách mạng này không chỉ giới hạn ở tự động hóa, hệ thống thông minh và đƣợc kết nối, mà còn bao trùm phạm vi rộng lớn bao gồm các làn sóng phát triển của những đột phá trong các lĩnh vực khác nhau.

Các công nghệ cao/công nghệ đặc trƣng của CMCN 4.0 là những công nghệ có khả năng tạo ra đột phá, thay đổi cách mọi ngƣời sống và làm việc, xác định lại các giá trị, và dẫn đến các sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới. Những công nghệ đặc trƣng này đã, đang và sẽ là xu hƣớng ứng dụng công nghệ của nhiều quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp trên toàn cầu và kỳ vọng sẽ có những tác động tích cực đến sự chuyển đổi và ứng dụng công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới nhằm thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ về việc tăng cƣờng lực tiếp cận CMCN 4.0 (ThS.Phạm Xuân Hòe - Ths. Lê Phú Lộc/Viện chiến lƣợc ngân hàng, NHNN Việt Nam/reatimes.vn). Về cơ bản, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ sẽ dựa trên 3 lĩnh vực chính:

Thứ nhất, Kỹ thuật số: Bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối internet (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI).

Thứ hai, công nghệ sinh học: Ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dƣợc, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng, năng lƣợng tái tạo, hóa học và vật liệu.

Thứ ba, Lĩnh vự vật lý: Robot thế hệ mới, in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (grapheme, skyrmions…), công nghệ nano.

Nhìn một cách tổng quát, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng sử dụng những công nghệ cao, có khả năng tạo ra đột phá, thay đổi cách mọi ngƣời sống và làm việc, xác định lại các giá trị, và dẫn đến các sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới sẽ làm tăng thu nhập và cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân toàn cầu, mà đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất chính là ngƣời tiêu

dùng. Công nghệ đã tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới làm tăng hiệu quả và niềm vui cuộc sống của mỗi cá nhân. Gọi taxi, đặt vé máy bay, đặt mua hàng hóa, thanh toán hóa đơn, nghe nhạc, xem phim, chơi game, chữa bệnh, đều có thể thực hiện từ xa.

Việt Nam có những điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với CMCN 4.0. Với cơ cấu dân số trẻ, đa phần sống ở khu vực nông thôn nhƣng trình độ học vấn và khả năng tiếp cận các dịch vụ công nghệ mới của ngƣời dân Việt Nam đạt mức khá so với các nƣớc trên thế giới. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động của ngƣời dân sở hữu nhiều hơn 1 thuê bao di động. Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng nói chung cũng nhƣ lĩnh vự thanh toán nói riêng tại Việt Nam đã và đang chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0, cùng với đó sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (Fintech); đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức cho ngành Ngân hàng, trong đó có hoạt động thanh toán tại Việt Nam.

1.3.2. Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử ngân hàng điện tử

Đối với mô hình tổ chức, quản trị tại ngân hàng:

AI - Trí thông minh nhân tạo đang là trọng tâm phát triển của rất nhiều công ty công nghệ lớn trên thế giới, trong đó có Google. Trong tƣơng lai gần, AI sẽ dần trở nên hoàn thiện; thậm chí về một số mặt nào đó có thể thông minh và chính xác hơn con ngƣời. Các ngân hàng có thể ứng dụng AI trong việc quản lý danh mục rủi ro, quản lý khách hàng, quản lý cơ sở dữ liệu. Với khả năng tự học hỏi và thích nghi, tiềm năng của AI là không giới hạn trong các ứng dụng, vì vậy, yêu cầu đặt ra với ngành Ngân hàng trong tƣơng lai là nắm bắt đƣợc xu hƣớng, ứng dụng cách làm việc và kiểm soát AI để đảm bảo hoạt động ngân hàng diễn ra an toàn, hiệu quả.

Mô hình ngân hàng số hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ thông qua các thiết bị số kết nối với các phần mềm máy tính qua môi trƣờng mạng Internet trên thực tế đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn bộ cấu trúc hệ thống của ngân hàng. CMCN 4.0 cũng sẽ tạo ra những bƣớc tiến mới trong thay đổi cách giao tiếp và xử lý nghiệp vụ thông qua tƣơng tác và giao tiếp điện tử.

Với hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển, các cuộc đàm thoại đang có xu hƣớng thành các cuộc gọi hình ảnh (video-call) với mức độ ổn định và chất lƣợng ngày càng tăng. Do đó, công việc chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng cũng có thể sẽ đòi hỏi thêm những kỹ năng làm việc từ xa qua video - call. Trong tƣơng lai xa, công nghệ thực tế ảo (virtual-reality) và hình ảnh 3 chiều (holography) sẽ có thể thay thế hoàn toàn cách giao tiếp của con ngƣời.

Đối với kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống

Cuộc CMCN 4.0 có thể sẽ làm thay đổi hoàn toàn kênh phân phối truyền thống. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, sự xuất hiện của điện thoại thông minh (smart phone) đã thay đổi cách con ngƣời giao tiếp và tƣơng tác, kéo theo sự thay đổi trong kênh phân phối, mạng lƣới bán hàng và cách thiết kế sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng qua Internet, Mobile, mạng xã hội, phát triển ngân hàng số và giao dịch không giấy tờ sẽ là xu thế phát triển mạnh. Trải nghiệm khách hàng sẽ là xu hƣớng vƣợt trội, ở một số nƣớc phát triển đã xuất hiện ngày càng nhiều “ngân hàng không giấy”.

Nhờ ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số, các sản phẩm của ngân hàng có thể tích hợp đƣợc với nhiều sản phẩm dịch vụ phụ trợ để làm hài lòng khách hàng. Việc áp dụng các nguyên tắc của CMCN 4.0, các vấn đề nhƣ giao diện lập trình ứng dụng (API), phân phối liền mạch hay phân tích thông minh (Intelligence analytics) sẽ là xu hƣớng ứng dụng phổ biến trong hoạt động phát triển sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao của các ngân hàng. Ngoài ra, dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích hành vi khách hàng cũng đang trở thành xu hƣớng tƣơng lai trong thời đại công nghệ số, nhờ vào việc công nghệ hỗ trợ có thể thu thập số liệu bên trong và bên ngoài thông qua tổ chức phân tích hành vi khách hàng nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ, mang lại giá trị gia tăng, góp phần tiết giảm chi phí và hỗ trợ cho các quá trình ra quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử với cách mạng công nghiệp 4 0 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)