3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI AGRIBANK VIỆT NAM
Để dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển phù hợp với thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Điều kiện tiền đề mà Agribank luôn phải sẵn sàng có đó là: Quản trị ngân hàng thƣơng mại và nguồn lực để nghiên cứu.
Quản trị ngân hàng thƣơng mại để hoạch định, đƣa ra các đề án chiến lƣợc kinh doanh, tầm nhìn dài hạn.
Nguồn lực để nghiên cứu đó là nguồn lực tài chính, đó là nguồn nhân lực luôn phải tƣ duy, sáng tạo để biến lý luận trở thành thực tiễn và phù hợp với xu hƣớng chung của toàn cầu, ngoài ra còn một số kiến nghị với Agribank nhƣ:
3.3.2.1. Hoàn thiện quy trình, ban hành quy chế của hệ thống
Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng tạo ra nhiều thách thức đối với với Agribank. Trong đó có thách thức trong việc hoàn thiện quy chế, ban hành quy trình của hệ thống để hoạt động thanh toán điện tử đƣợc thống nhất và toàn diện giúp cho công tác chăm sóc, phục vụ khách hàng đƣợc tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Khuôn khổ và cơ chế chính sách liên quan đến các dịch vụ, phƣơng tiện thanh toán trực tuyến, điện tử mới, hiện đại, tiền ảo, thẻ ảo, tiền điện tử... là những vấn đề mới, phức tạp, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tế và sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và viễn thông.
3.3.2.2. Về mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh, mô hình quản trị, thanh toán có thể phải đƣợc xem xét lại để phù hợp với xu hƣớng quản trị thông minh AI, mô hình ngân hàng di động, ngân hàng không giấy, ngân hàng số, thanh toán điện tử; hay thách thức trong việc phải nghiên cứu, tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực thanh toán để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Những tiến bộ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là bàn đạp giúp Agribank phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong điều kiện nắm bắt, thích nghi và thay đổi kịp thời đối với xu thế công nghệ mới. Agribank định hình lại mô hình kinh doanh thay thế dần kênh phân phối truyền thống giúp giảm tải áp lực giao dịch tại quầy. Tiếp tục phát triển mạng lƣới đơn vị chấp nhận thẻ, máy ATM, POS/EDC, chuyển dịch cơ cấu thu nhập truyền thống từ tín dụng đẩy mạnh sang hƣớng kinh doanh ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để tăng thu dịch vụ vì đây là hoạt động kinh doanh an toàn và ổn định. Số lƣợng các giao dịch tự động hóa còn thấp, nhiều dịch vụ còn làm thủ công gây chậm trễ trong giao dịch và quản lý điều hành. Công tác văn phòng hầu nhƣ chƣa đƣợc tự động hóa. Mô hình tổ chức, quản lý ngân hàng, thanh toán điện tử, hƣớng tới việc xây dựng ngân hàng kỹ thuật số thông minh trong tƣơng lai.
3.3.2.3. Thực hiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, kỹ thuật
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đòi hỏi sự phát triển, vận động không ngừng của công nghệ thông tin. Đây là khâu then chốt và là yếu tố quyết định trong phát triển CMCN 4.0. Agribank cần phải đầu công nghệ, cơ sở hạ tầng thật tốt để tạo đà phát triển nhanh trƣớc làn sóng công nghệ 4.0.
Khi công nghệ phát triển thì vấn đề rủi ro công nghệ thông tin tăng, đặc biệt an ninh mạng, thanh toán, dữ liệu, vấn đề bảo mật. Sự xuất hiện ngày càng tinh vi hơn của tội phạm công nghệ cao với nhiều hành vi và thủ đoạn khó lƣờng. Để đáp ứng yêu cầu về thông tin, dữ liệu đồng thời nâng cao hoạt động quản lý giám sát và quản trị rủi ro, cần phải chú trọng không chỉ có phần cứng mà bảo mật cả phần mềm, cả ý thức của ngƣời dùng cho đến có đội canh gác tập trung tại Hội sở cũng
nhƣ là các đơn vị khác. Bên cạnh lực lƣợng trong nội bộ phải có đối tác thƣờng trực để xử lý trong trƣờng hợp khẩn cấp.
Việc chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng cũng cần đƣợc tăng cƣờng để hạn chế đƣợc rủi ro bị tấn công. Đôi khi, có những lỗ hổng rất đơn giản chỉ cần cảnh báo cho nhau là có thể xử lý đƣợc lỗi đó, nhƣng hiện giữa các ngân hàng chƣa có một cơ chế trao đổi, cách thức xử lý để ứng xử trong những tình huống khẩn cấp.
3.3.2.4. Về con người
Đầu tƣ công nghệ, đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ để thích ứng nhanh thôi thì chƣa đủ mà Agribank phải đào tạo và tuyển dụng những con ngƣời có trí thức, có kinh nghiệm quốc tế, sẵn sàng nắm bắt công nghệ kỹ thuật, có tƣ duy sáng tạo, có khả năng làm việc nhóm…
Chất lƣợng nguồn nhân lực phải thực hiện toàn diện, từ đội ngũ cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng đến các chuyên viên kỹ thuật có trình độ, biết ngoại ngữ, am hiểu sâu rộng về hệ thống Công nghệ của Ngân hàng Hiện đại.
Có chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài với một chế độ lƣơng bổng theo vị trí việc làm, khả năng hoàn thành công việc đảm bảo khả năng sinh sống đồng thời tạo môi trƣờng làm việc tốt cho ngƣời lao động nhƣ văn hóa, y tế, giáo dục, giao thông… giúp họ yên tâm công tác, phát huy tính sáng tạo.
3.3.2.5. Về công tác tiếp thị truyền thông 4.0
Đa dạng nhiều kênh quảng cáo, tiếp thị và truyền thông từ những kênh truyền thống nhƣ treo băng rôn, thông qua các trang mạng nhƣ báo, đài, các trang tin tức… mở rộng sang những kênh tiếp thị truyền thông hiện đại để bắt kịp nhu cầu và xu thế phát triển của thị trƣờng nhƣ mua sắm hoặc bán hàng hóa online và offline dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Tiếp cận và đẩy mạnh việc triển khai quảng bá trên các kênh quảng cáo online có độ tƣơng tác cao đặc biệt với các SPDV thế mạnh, các SPDV dựa trên nền tảng công nghệ cao.
Nâng cấp hệ thống website để thuận tiện hơn cho khách hàng góp ý khiếu nại với ngân hàng, quảng bá SPDV của Agribank hàng tuần bằng thƣ điện tử (mail letter) đến khách hàng.
Thông qua các trang mạng xã hội nhƣ facebook, youtobe, fanpage… có gắn các trang quảng cáo đến trang chủ của khách hàng mục tiêu.
Thông qua các giao diện trên internet, E-mobile và thông qua gửi tin nhắn SMS đến cho khách hàng…
Tiếp thị truyền thông 4.0 đến với khách hàng rất nhanh chóng và hiệu quả đồng thời sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm đƣợc 75% chi phí trong quảng cáo, tiếp thị và truyền thông.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trƣớc làn sóng công nghệ 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Các công nghệ mới cũng giúp giảm chi phí, giảm thời gian giao dịch, tăng hiệu quả công việc. Tuy nhiên, đi đôi với cơ hội cũng là những thách thức và rủi ro đối với hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng khi phải cạnh tranh với các công ty tài chính - công nghệ (Fintech) về nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán; ngân hàng chịu áp lực lớn về việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ, kĩ năng trình độ cán bộ phù hợp với thay đổi nhanh chóng các xu hƣớng công nghệ của CMCN 4.0; thách thức trong việc thay đổi mô hình kinh doanh; thách thức trong việc phát triển kênh phân phối, các sản phẩm dịch vụ hiện đại và thách thức chung toàn cả hệ thống ngân hàng về bảo mật thông tin và an ninh mạng, tội phạm công nghệ cao...
Dựa trên cơ sở lý luận của chƣơng 1, thực tiễn của chƣơng 2, chƣơng 3 tác giả đã đề xuất những định hƣớng cho bản thân Agribank Đồng Nai và những kiến nghị đề xuất lên cấp trên giúp cho dịch vụ NHĐT tại Agribank Đồng Nai nói riêng và toàn bộ hệ thống Agribank nói chung phát triển theo kịp xu thế của thời đại và không bị bỏ lỡ chuyến tàu cách mạng công nghiệp 4.0.
KẾT LUẬN
Trƣớc xu thế của cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, ngành ngân hàng - một trong những ngành đứng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin - chắc chắc không thể nằm ngoài vòng xoay này. Những đột phá trong ứng dụng công nghệ, thay đổi con ngƣời sống, làm việc, xác định lại các giá trị, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu thế chung của hoạt động ngân hàng trƣớc làn sóng công nghệ 4.0.
Thƣơng hiệu Agribank trƣớc dòng chảy toàn cầu hóa nhằm tận dụng công nghệ để đi tắt đón đầu đang mở ra cơ hội lớn giúp Agribank bắt kịp xu hƣớng và bứt phá lên một tầm cao mới, tuy nhiên cũng là thách thức quá lớn để Agribank Việt Nam phải thực sự có đƣợc một “cuộc cách mạng” của riêng mình trong việc tăng năng lực tài chính, góp phần thu hút các nhà đầu tƣ và thực hiện thành công đề án cổ phần hóa.
Qua nghiên cứu một cách nghiêm túc, sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp, luận văn đã đạt đƣợc các vấn đề cần nghiên cứu sau:
Một là hệ thống hóa một cách khoa học và logic trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử, lý luận các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
Hai là nghiên cứu thực trạng sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong những năm gần đây của Agribank tỉnh Đồng Nai để đề xuất giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank Việt Nam nói chung và Agribank tỉnh Đồng Nai nói riêng bắt kịp với xu thế của cuộc CMCN 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ trên toàn cầu.
Ba là trên cở lý thuyết và cơ sở thực tiễn, luận văn đề xuất các giải pháp đồng bộ từ vĩ mô đến nội bộ của Agribank để dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: mô hình kinh doanh; cơ sở hạ tầng công nghệ, thông tin; con ngƣời phù hợp với công nghệ 4.0; thái độ ứng xử của con ngƣời trong thời kỳ CMCN 4.0.
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trƣớc cuộc CMCN 4.0 - là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ đối với hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Thực tế khi bắt tay vào cuộc
thì cũng đầy những khó khăn và thách thức đòi hòi chúng ta phải quyết liệt có những chính sách toàn diện và nhất quán đặc biệt là đối với hệ thống Agribank. Tuy đã rất cố gắng nhƣng vẫn còn nhiều thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy cô, các cán bộ quản lý trong ngành ngân hàng và các độc giả quan tâm đến lĩnh vực này để tác giả đi sâu nghiên cứu và chỉnh sửa nhằm đem lại kết quả cao hơn về mặt lý luận và thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính Phủ (2007), Nghị Định “giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng”. số 35/2007/NĐ –CP
2. Chính Phủ(2016), Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020.
3. Huỳnh Thị Thu Thảo (2017), Dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam,Luận văn thạc sĩ.
4. NHNo&PTNT Việt Nam (2017), Báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm dịch, dịch vụ giai đoạn 2015-2017 .
5. NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai (2017), Báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm, dịch vụ giai đoạn 2015-2017
6. NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai (2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của toàn ngành ngân hàng Đồng Nai năm 2017.
7. Nguyễn Thị Minh Hiền (1999), Marketinng dịch vụ tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Quốc Hội (2005), Luật “giao dịch điện tử” số: 51/2005/QH11
9. ThS.Phạm Xuân Hòe – Ths. Lê Phú Lộc (2017),Viện chiến lƣợc ngân hàng, NHNN Việt Nam/reatimes.vn)
10. Viện Chiến lƣợc ngân hàng (2016), Báo cáo đánh giá tác động của cuộc CMCN 4.0 và một số định hƣớng hoạt động của ngành Ngân hàng Việt Nam.
11. Văn phòng đại diện Khu vực Miền Nam – Agribank Việt Nam (2017), Báo cáo hoạt động kinh doanh của các chi nhánh trong khu vực Đông Nam bộ năm 2017.
12.Các trang Web:
- https:// www.bidv.com.vn
- https:// www.acb.com.vn
- https:// www.vietcombank.com.vn
- https:// www.vietinbank.vn
PHỤ LỤC Bảng câu hỏi nghiên cứu
Xin chào anh/chị, tôi tên là Nguyễn Thị Hồng Phƣợng, hiện đang là học viên Cao học Ngành Tài chính - Ngân hàng trƣờng Đại học Ngân hàng Tp - Hồ Chí Minh. Tôi đang làm luận văn nghiên cứu về: “ Dịch vụ Ngân hàng điện tử với cách mạng CN 4.0 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai”, nhằm có cái nhìn khách quan về dịch vụ ngân hàng điện tử để đƣa ra định hƣớng phát triển phù hợp với xu hƣớng chung của CMCN 4.0 trên toàn cầu.
Anh/Chị bớt chút thời gian cung cấp thông tin và trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau đây và góp ý kiến về hoạt động dịch vụ của Agribank. Thông tin Anh/Chị trao đổi sẽ đƣợc giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Rất mong sự hợp tác của anh (chị) để tôi có thể hoàn thành tốt nghiên cứu này.
Trân trọng cảm ơn!Top of Form
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
1. Anh/Chị vui lòng khoanh tròn đáp án mình chọn đối với những phát biểu trong bảng dƣới đây (vui lòng không để trống)
ST T Tiêu chí đánh giá Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý I ĐÁNH ĐỘ TIN CẬY
1 Agribank Đồng Nai là ngân hàng
lớn, uy tín, an toàn A B C D E
2
Mạng lƣới giao dịch của Agribank Đồng Nai rộng, bố trí hợp lý
A B C D E
3 Agribank Đồng Nai bảo mật tốt
4 Hệ thống máy ATM, luôn hoạt động tốt A B C D E II CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ (SPDV) 1 Các SPDV của Agribank Đồng Nai đáp ứng nhu cầu của khách hàng
A B C D E
2 Các SPDV của Agribank Đồng
Nai nhiều tiện ích, dễ sử dụng A B C D E
3
Giấy tờ, biểu mẫu sử dụng trong giao dịch đƣợc thiết kế đơn giản, r ràng, dễ hiểu
A B C D E
4 Phí giao dịch hợp lý A B C D E
5
Các chƣơng trình, công cụ quảng cáo SPDV hấp dẫn, thƣờng xuyên có chƣơng trình khuyến mãi, quà tặng
A B C D E
III
CHẤT LƢỢNG PHỤC VỤ (NHÂN VIÊN AGRIBANK ĐỒNG NAI)
1
Nhân viên Agribank Đồng Nai có thái độ lịch thiệp, thân thiện với khách hàng
A B C D E
2
Nhân viên Agribank Đồng Nai tƣ vấn và trả lời thỏa đáng các thắc mắc của khách hàng
A B C D E
3
Nhân viên Agribank Đồng Nai xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác
A B C D E
4
Nhân viên Agribank Đồng Nai giải quyết khiếu nại nhanh chóng, hợp lý
A B C D E
2. Trong thời gian tới, Anh/Chị sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ tại Agribank Đồng Nai?
Có Không Chƣa r
Ngoài các nội dung trên, Anh/Chị còn có ý kiến nào khác, vui lòng ghi rõ dƣới đây nhằm giúp Agribank Đồng Nai cải thiện, nâng cao chất lƣợng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn.
……… ……… ………
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị!
Mong rằng Anh/Chị sẽ ngày càng thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ của Agribank Đồng Nai.