CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠ
2.2.1. Hành lang pháp lý cho quản lý nợ xấu tại Việt Nam
Bảng 2.1: Danh sách văn bản quy định về phân loại nợ xấu tại Việt Nam
Stt Số văn bản Ngày Nội dung Tình trạng
1 493/2005/QĐ-NHNN 22/04/2005 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD
Hết hiệu lực
2 18/2007/QĐ-NHNN 25/04/2007 Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005
Hết hiệu lực
3 02/2013/TT-NHNN 21/01/2013 Quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Còn hiệu lực
4 12/2013/TT-NHNN 27/05/2013 Sửa đổi một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, trong đó quy định về việc lui thời điểm áp dụng từ 01/06/2013 đến ngày
01/06/2014.
Hết hiệu lực
5 09/2014/TT-NHNN 18/03/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNN
Còn hiệu lực
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Về bản chất, Thông tư 02/2013/TT-NHNN (thông tư 02) không có gì thay đổi nhiều về phương pháp phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro hay mang tính đột phá so với Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (Quyết định 493), mà chỉ quy định rõ và chi tiết hơn về phân loại nợ theo phương pháp định lượng và định tính. Trong đó, có quy định về nội dung phân loại nợ theo phương pháp định tính phải đồng thời thực hiện cả phân loại nợ theo phương pháp định lượng; nếu kết quả phân loại nợ theo hai phương pháp định lượng và định tính khác nhau thì khoản nợ phải được phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn.
Ngoài ra, Thông tư 02 còn có điểm mới là bên cạnh việc tất cả các TCTD phải phân loại nợ theo 5 nhóm như cũ, còn phải kèm theo các tiêu chí chặt chẽ hơn. Đặc biệt nhiều khoản cấp tín dụng dưới các hình thức như ủy thác đầu tư, cho vay hợp vốn, mua trái phiếu DN chưa niêm yết... phải trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro; quy định cụ thể về các nguyên tắc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ…
Theo quy định mới, các ngân hàng chuyển thông tin lên Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC), NHNN tổng hợp và sau đó các TCTD muốn tìm hiểu về khách hàng phải truy xuất thông tin từ CIC. Quy định mới sẽ dẫn tới sự thống nhất trong việc phân loại nhóm nợ đối với một khách hàng cụ thể và do đó tránh tình trạng khách hàng có nợ xấu tại NHTM này có thể tiếp tục vay tại NHTM khác làm gia tăng rủi ro hệ thống. Theo quy định tại Thông tư này, mỗi quý một lần, các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả cho Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). CIC có trách nhiệm tổng hợp và cung cấp lại danh sách khách hàng có nhóm nợ ở mức độ rủi ro cao nhất để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh kết quả phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNN có hiệu lực kể từ 20/03/2014. Theo đó, Thông tư 09/2014/TT-NHNN có quy định về trích dự phòng đối với trái phiếu VAMC, bổ sung thêm cho Thông tư 02/2013/TT- NHNN do quy định về thành lập VAMC được phát hành sau Thông tư 02/2013/TT- NHNN; quy định bổ sung này nêu rõ: “Ngân hàng bán nợ xuất toán ra khỏi các khoản mục nội bảng của bảng cân đối kế toán các khoản nợ xấu đã được bán cho VAMC và ghi nhận trái phiếu đặc biệt VAMC phát hành là một tài sản. Ngân hàng bán nợ phải trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt mà VAMC phát hành. Trái phiếu đặc biệt là tài sản có phải trích dự phòng rủi ro của NHTM.”