KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 68)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

3.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC

3.2.1. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát NHNN đối với TCTD

NHNN cần xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng hiện đại và hiệu quả trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng, và phù hợp với thực tiễn phát triển của các NHTMVN. Một hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả sẽ góp phần xác định chính xác tình hình nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng nói chung và từng ngân hàng nói riêng, phát hiện kịp thời những vi phạm liên quan tới hoạt động tín dụng, các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng; và từ đó tham mưu cho NHNN những biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp.

Để kiểm soát, hạn chế nợ xấu gia tăng, NHNN cần triển khai rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định về hoạt động tín dụng và phòng ngừa rủi ro, phòng ngừa tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Nhất là về công tác cán bộ, không để tình trạng bố mẹ, vợ chồng, anh chị em, con của người đứng đầu giữ chức vụ, cương vị chủ chốt cùng cơ quan, đơn vị ngân hàng, TCTD.

Công tác giám sát phải gắn chặt với công tác thanh tra, cấp phép và ban hành chế độ, chính sách. Ngày 20/07/2017, Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị số 06/CT- NHNN về việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD và Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Cơ quan thanh tra giám sát xây dựng và trình Thống đốc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”; Từng tổ chức tín dụng cần phải đồng thời xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2020 trình NHNN phê duyệt, trong đó có kế hoạch xử lý nợ xấu của từng năm và giám sát việc thực hiện kế hoạch của từng tổ chức tín dụng.

3.2.2. Cải thiện môi trƣờng tài chính-ngân hàng bằng hoạt động mua bán, hợp nhất, sáp nhập ngân hàng

Để có thể giải quyết kịp thời những vấn đề về rủi ro hệ thống ngân hàng, cải thiện môi trường tài chính-ngân hàng, cũng như giảm thiểu những ngân hàng hoạt động yếu kém, NHNN cần có sự can thiệp tích cực, kiên quyết, chủ động trong việc tiến hành các biện pháp như thực hiện mua, bán, sáp nhập các ngân hàng yếu kém, có nợ xấu cao, thiếu thanh khoản trầm trọng. Với đề án “Cơ cấu tại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, thị trường tài chính Việt Nam đã chứng kiến 6 vụ sáp nhập ngân hàng là Ngân hàng Đệ Nhất – Ngân hàng Tín Nghĩa – Ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng Phát triển nhà Hà Nội – Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng Đại Á – Ngân hàng Phát triển TP.HCM, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Mê Kong – Ngân hàng Hàng hải Việt Nam, Ngân hàng Phương Nam – Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín; 3 Ngân hàng được NHNN mua lại với giá 0 đồng là Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam và Ngân hàng Đại Dương. Đó là những kết quả đạt được giúp tái cơ cấu và thu gọn lại hệ thống ngân hàng theo hướng chỉ những ngân hàng hoạt động hiệu quả là có khả năng tồn tại và phát triển trong thị trường tài chính khốc liệt này. Từ đó, có thể dự kiến Đề án ““Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” sẽ mang lại bức tranh toàn cảnh hệ thống ngân hàng trong tương lai sáng hơn với những ngân hàng hoạt động hiệu quả và phát triển trên cả thị trường tài chính quốc tế và năng lực quản trị rủi ro tốt giúp kiểm soát nợ xấu đạt hiệu quả.

Việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng có thể thực hiện theo hai hướng: (i) sáp nhập các ngân hàng tốt lại với nhau để trở thành một ngân hàng tốt theo cách thôn tính hoặc theo cách thương lượng; (ii) sáp nhập bắt buộc một ngân hàng yếu kém với một ngân hàng khác. Trong bối cảnh hiện nay việc cổ đông của các ngân hàng có xu hướng thực hiện hướng thứ nhất là sự lựa chọn hợp lý nhằm nâng cao quy mô, khả năng cạnh tranh và sức mạnh thương hiệu.

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và từng ngân hàng cần phải được thực hiện quyết liệt và mạnh mẽ, hệ thống ngân hàng Việt Nam được thu gọn lại, với những ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn, thanh khoản cao, quy mô hoạt động rộng

rãi và tính hiệu quả cao, cạnh tranh lành mạnh theo thông lệ quốc tế trong sự tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định nội bộ.

Tuy vậy quá trình sáp nhập không thể thực hiện trong vội vã mà sẽ mất rất nhiều công việc đánh giá, thương lượng và sự đồng tâm xây dựng ngân hàng mới của các thành viên. Các cơ quan quản lý cũng như mỗi ngân hàng cần phải thận trọng và kiểm soát tốt quá trình này nếu không sẽ đẩy khó khăn về cho tương lai. Chính vì vậy, đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN cần có kế hoạch giám sát cụ thể cũng như kịp thời hỗ trợ các ngân hàng trong quá trình tái cơ cấu.

3.2.3. Cần cơ chế và khung pháp lý thích hợp cho việc mua bán và xử lý nợ xấu thông qua Công ty mua nợ và quản lý tài sản

Để tạo môi trường cho hoạt động mua bán nợ, đặc biệt là các khoản nợ xấu, thì NHNN cần phải nhanh chóng hoàn thiện cơ chế và khung pháp lý thích hợp để tạo kênh mua bán xử lý nợ hiệu quả cho thị trường tài chính-ngân hàng.

Thứ nhất, dựa trên quy chế mua bán nợ được sửa đổi từ phía NHNN, các ngân hàng cần tìm hiểu để áp dụng phù hợp với mục đích của mình. Cần thay đổi quan niệm đang phổ biến hiện nay cho rằng chỉ có nợ xấu mới đưa ra trao đổi, mà nên sử dụng mua bán nợ như là công cụ để thay đổi linh hoạt cơ cấu danh mục, tăng/giảm quy mô dư nợ khi cần thiết.

Thứ hai, củng cố lại chức năng nhiệm vụ của các công ty mua bán và khai thác tài sản tại các NHTM. Khi hành lang pháp lý cho phép, hoạt động của các công ty này không chỉ giới hạn trong xử lý tài sản liên quan đến nợ tồn đọng của ngân hàng mà mở rộng hơn có thể đại diện cho ngân hàng tham gia đàm phán thương lượng liên quan đến mua bán tài sản (trái phiếu, khoản nợ) với mọi đối tác khác nhau trên thị trường, kể cả việc tham gia vào thị trường chứng khoán hoá, vì vậy cần thiết phải củng cố và nâng cao tính chuyên nghiệp của công ty này, nhằm chuẩn bị cho các hoạt động trong thời gian tới.

VAMC chính thức đi vào hoạt động từ tháng 07/2013 và bắt đầu mua nợ xấu từ tháng 09/2013 đã đóng góp những kết quả tích cực vào công tác xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD. Tuy nhiên, VAMC cần phải có đủ thực quyền hơn nữa trong việc xử lý nợ xấu kể cả việc giảm nợ, xoá nợ, giãn nợ, cơ cấu lại nợ, truy đòi bảo lãnh, thanh lý các TSĐB, mà không cần phải có quyết định toà án, và sử dụng những biện pháp pháp lý theo quy định của luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Hoàn thiện

khung pháp lý cho hoạt động mua bán nợ và xây dựng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam hết sức cần thiết.

3.2.4. Điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả

Để tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho hoạt động ngân hàng, NHNN cần thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt. Phân nhóm TCTD và tiến hành giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng nhóm trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính cũng như khả năng mở rộng tín dụng của các TCTD. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác này, NHNN cần công bố công khai các chỉ tiêu phân nhóm TCTD, kết quả phân nhóm cũng như mục đích của NHNN để công chúng, đặc biệt là những cổ đông, khách hàng gửi tiền và vay vốn hiểu rõ.

Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo đồng bộ và nhất quán trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ… từ đó góp phần hạn chế và giảm thiểu nợ xấu trong thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)