CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠ
2.2.3. Đánh giá tình hình nợ xấu
Trong những năm gần đây, tình hình nợ xấu có xu hướng giảm về tỷ lệ, nhưng vẫn tăng lên về mặt quy mô. Thống kê 12 ngân hàng đã công bố BCTC nửa đầu năm 2017 (bao gồm VCB, CTG, BIDV, ACB, MBB, EIB, VIB, VPBank, TCB, NCB, SHB và STB) cho thấy, tổng nợ xấu ở mức hơn 65,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với đầu năm. Về giá trị tuyệt đối, tất cả 12 ngân hàng khảo sát đều có số nợ xấu gia tăng2. Như vậy có thể thấy, khả năng quản trị rủi ro và xử lý nợ xấu của các ngân hàng chưa đạt hiệu quả. Yếu tố này thể hiện rõ từ trước năm 2012, khi các biến động kinh tế trong và ngoài nước, cùng với những yếu kém của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro, yếu kém của các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, thậm chí phải chịu phá sản, không thể tạo ra được nguồn trả nợ lành mạnh cho hệ thống ngân hàng…
Trong quá trình quản trị rủi ro và xử lý nợ xấu, các NHTM vẫn phải tiếp tục theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo yêu cầu đề ra của NHNN và Chính phủ, và theo mục tiêu lợi nhuận của mỗi ngân hàng. Cuối tháng 08/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo yêu cầu tăng trưởng tín dụng đến cuối năm 2017 phải đạt 21%, như là một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%3.Tác giả cho rằng khi các NHTM vẫn chưa tái cơ cấu thành công, thì việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tạo áp lực lớn cho hoạt động quản trị rủi ro và kiểm soát nợ xấu, bởi một trong những mục tiêu của tái cơ cấu ngân hàng là gia tăng năng lực quản trị rủi ro và kiểm soát xử lý nợ xấu. Chính vì vậy, nếu các ngân hàng vẫn chưa nâng cao được năng lực quản trị rủi ro và kiểm soát nợ xấu, thì việc gia tăng tăng trưởng tín dụng sẽ dễ có nguy cơ làm gia tăng nợ xấu.
2 Trần Thúy (2017), Tình hình nợ xấu ngân hàng ra sao trong 6 tháng đầu năm 2017?, có thể truy cập tại http://bizlive.vn/ngan-hang/tinh-hinh-no-xau-ngan-hang-ra-sao-trong-6-thang-dau-nam-2017-3050031.html
3 Thận trọng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21%, có thể truy cập tại http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2017-09-11/than-trong-voi-muc-tieu-tang-truong-
Đối với hoạt động xử lý nợ xấu, thì cho đến hiện tại, các TCTD có thể xử lý nợ xấu bằng cách: Thu hồi nợ, bán tài sản đảm bảo; trích lập dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC. Việc trích lập dự phòng rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng; việc bán nợ cho VAMC đòi hỏi phải đáp ứng được các tiêu chí của VAMC và tùy thuộc điều kiện của mỗi ngân hàng; việc thu hồi nợ từ bán tài sản đảm bảo gặp nhiều rào cản về mặt pháp lý cũng như những yếu tố đặc thù khác (như định giá khống không đúng giá trị thực tế tài sản) là những vấn đề tồn tại mà các NHTM phải đối mặt.
Ngoài ra, các biện pháp xử lý nợ xấu còn mang nhiều tính chế tài, bắt buộc con nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, chưa hướng đến việc tháo gỡ khó khăn cho người đi vay, thu hồi nợ từ chính dòng tiền của dự án, phương án sau phục hồi. Chính vì vậy, về lâu dài để có thể hạn chế và giảm thiểu được nợ xấu đạt hiệu quả thì biện pháp chủ yếu vẫn là cần đảm bảo khả năng hoàn trả nợ tốt từ phía người đi vay, từ đó giúp hạn chế và phòng ngừa được rủi ro nợ xấu phát sinh.
Cuối năm 2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống là 2,46%, đến cuối tháng 07/2017 là 2,51%. Tổng số nợ xấu xử lý được trong năm 2016 đạt 118.500 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2017 đạt 46.030 tỷ đồng4
. Từ những con số trên có thể thấy tình hình xử lý nợ xấu có dấu hiệu chững lại, đồng thời tỷ lệ nợ xấu cũng có dấu hiệu gia tăng, do hiệu quả tác động từ các chính sách về quản lý và xử lý nợ xấu trong những năm qua đã dần hết tác dụng, đòi hỏi cần đưa ra những chính sách mới phù hợp với điều kiện giai đoạn mới trong quá trình quản lý và kiểm soát nợ xấu.