CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠ
2.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam
2.2.4.1. Nhóm nhân tố định tính
Từ phân tích thực trạng nợ xấu, có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra nợ xấu bao gồm:
Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng
- Trách nhiệm của khách hàng vay vốn: khả năng sử dụng và hấp thụ vốn yếu, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả không cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa tốt, dễ bị ảnh hưởng xấu do tác động bất ổn từ bên ngoài nên dẫn đến tồn động sản phẩm và không trả nợ ngân hàng đúng hạn. Nhiều khách hàng thiếu
thiện chí trong việc trả nợ vay, có hành vi vi phạm pháp luật khi sử dụng vốn vay sai mục đích, cố tình lừa đảo chiếm đoạt gây gia tăng nợ xấu và làm thất thoán vốn ngân hàng.
- Vấn đề từ phía các DNNN: DNNN được nhiều lợi ích về mặt huy động nguồn vốn bởi tài trợ của Chính phủ và nhiều NHTM, đặc biệt là các NHTMNN. Với nguồn vốn lớn, các DNNN có nhiều cơ hội lựa chọn kinh doanh hơn bất cứ một doanh nghiệp nào khác. Một số tập đoàn kinh tế có nguồn vốn mạnh đến mức có thể kiểm soát một số ngân hàng và sử dụng chính các ngân hàng đó để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Điều này dẫn đến đầu tư quá mức, đầu tư ngoài ngành và sở hữu chéo (Tập đoàn điện lực và Ngân hàng An Bình, Tập đoàn Dầu khí và Ngân hàng Dầu khí…). Các lĩnh vực ngoài ngành do không phải là thế mạnh của các tập đoàn nền khả năng xảy ra rủi ro là rất cao. Vinashin là một ví dụ điển hình khi đầu tư rất nhiều nguồn lực cho cả lĩnh vực sản xuất bia, xây dựng resort. Những khoản nợ của Vinashin gây ảnh hưởng lớn đến nhiều ngân hàng, điển hình là ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) gặp nguy cơ nợ xấu cao đến mức phải sáp nhập vào SHB. (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2013)
Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Vấn đề về chiến lược, chính sách của ngân hàng
Trong nhiều năm qua, các TCTD phát triển theo chiều rộng, thiên về tăng trưởng dư nợ, mở rộng cho vay mà ít quan tâm đến chất lượng tín dụng và kiểm soát rủi ro, đến an toàn vốn vay, nên đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt để chiếm thị phần, dẫn tới hiện tượng thẩm định các khoản vay, hiệu quả các dự án sơ sài, vi phạm các quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Sự phát triển nóng của các NHTM là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng nợ xấu. Đã có thời kỳ bùng nổ ngành ngân hàng Việt Nam khi có rất nhiều ngân hàng được thành lập (tính đến cuối năm 2010, thị trường Việt Nam có 100 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Trong đó, với xuất phát điểm là những NHTM nông thôn, những ngân hàng nhỏ và năng lực quản trị tín dụng yếu kém đã tìm mọi cách tăng vốn huy động, thúc đẩy tín dụng bằng cách nới lỏng tiêu chuẩn cho vay, cho vay dễ dãi, thiếu các điều kiện bảo đảm cần thiết… Và hệ quả cho đến ngày nay là phát sinh nợ xấu cao, và nhiều ngân hàng phải chấp nhận bán lại cho NHNN với giá 0 đồng (Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam và Ngân hàng
Đại Dương), hoặc chịu sáp nhập với ngân hàng khác (Ngân hàng Đệ Nhất – Ngân hàng Tín Nghĩa – Ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng Phát triển nhà Hà Nội – Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng Đại Á – Ngân hàng Phát triển TP.HCM, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Mê Kong – Ngân hàng Hàng hải Việt Nam, Ngân hàng Phương Nam – Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín).
Thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững: Các TCTD thường có chính sách tín dụng, đầu tư theo từng thời kỳ, theo diễn biến của của các ngành và nền kinh tế, hoặc theo mùa vụ… Tuy nhiên đã có giai đoạn các ngân hàng chạy đua tăng trưởng tín dụng cùng với sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán, rồi đến thời kỳ bùng nổ bất động sản năm 2008… đã từng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng; nhưng cũng chính những nguyên nhân này đã dẫn đến nhiều hệ lụy sau này là tích tụ những nguy cơ xảy ra nợ xấu trên toàn hệ thống ngân hàng. Thậm chí một số ngân hàng đầu tư số vốn khá lớn vào thị trường bất động sản, một số tập đoàn kinh tế nhà nước (Vinashin, Vinalines,…) hoạt động kinh doanh kém hiệu quả gây áp lực nợ xấu lên ngành ngân hàng.
- Vấn đề về điều hành, tác nghiệp
Chất lượng thẩm định: Thẩm định tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định được khả năng trả nợ của khách hàng từ ban đầu, xác định và nhận diện các yếu tố rủi ro có thể xảy ra nếu cấp tín dụng cho khách hàng, để làm cơ sở theo dõi, kiểm tra giám sát việc đảm bảo nguồn trả nợ của khách hàng, cũng như nắm bắt xử lý kịp thời các vấn đề rủi ro có nguy cơ phát sinh dẫn đến việc không hoàn trả nợ đầy đủ khi đến hạn. Hiện nay, công tác đánh giá khách hàng tại các NHTM chủ yếu dựa vào cảm tính chủ quan của nhân viên tín dụng và thu thập được qua báo chí, internet và từ khách hàng cung cấp. Có trường hợp giải ngân trước tiến độ thực hiện dự án nên toàn bộ vốn vay đã chi ra mà công trình vẫn còn dang dở chưa hoàn thành. Cho vay dự án nhưng giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất chưa hoàn chỉnh dẫn đến trường hợp cho vay thêm vốn để hoàn chỉnh thủ tục chủ quyền đất làm TSĐB tiền vay. Chất lượng thẩm định kém dễ dẫn đến sự lợi dụng của khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản. Đã có trường hợp cán bộ tín dụng bỏ sót quy trình nghiệp vụ, không thẩm định đầy đủ và chính xác theo quy định tín dụng, dẫn đến nhiều sai sót trong cho vay khách hàng. Nhiều vụ án lừa đảo làm giả hồ sơ giấy
tờ vay vốn của khách hàng để chiếm đoạt tài sản ngân hàng đã chứng minh điều này.
Vấn đề về kiểm tra, giám sát sau cho vay: Nhiệm vụ của công tác kiểm tra, giám sát là phát hiện sớm những sai phạm trong hoạt động cho vay để ngăn ngừa rủi ro. Tuy nhiên, công tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát của các NHTM còn chưa chặt chẽ dễ dẫn đến việc phát hiện và xử lý không kịp thời những trường hợp vi phạm, lợi dụng trong hoạt động cho vay, và nợ xấu phát sinh là điều tất yếu. Trên thực tế, không phải trường hợp nào nhân viên ngân hàng cũng kiểm tra đúng quy định, đôi khi 12 tháng mới kiểm tra một lần hoặc việc kiểm tra mang tính chất thủ tục, chiếu lệ theo quy định, chẳng hạn như sự dễ dãi giữa nhân viên tín dụng với khách hàng trong việc bổ sung sau các giấy tờ chứng từ liên quan đến hoạt động kiểm tra giám sát tại thời điểm trước đó, nên không theo sát tình hình khách hàng, làm tăng rủi ro.
Kiểm tra, quản lý và giám sát đối với Tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng cuối cùng trong việc bảo đảm khả năng trả nợ vay của khách hàng. Tại Việt Nam, do thiếu nguồn thông tin chính xác, trung thực về tình hình hoạt động và tài chính của khách hàng, nhiều NHTM có xu hướng chú trọng vào tài sản đảm bảo để làm cơ sở cấp tín dụng, coi tài sản đảm bảo là cứu cánh cuối cùng khi rủi ro tín dụng phát sinh. Chính vì dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo nên cán bộ tín dụng và cấp thẩm quyền phán quyết không chú trọng phân tích đánh giá tính khả thi, hiệu quả của phương án, dự án kinh doanh, năng lực tài chính thực sự của khách hàng, kinh nghiệm quản lý... Đồng thời, do thiếu kiểm tra, quản lý và giám sát đối với tài sản đảm bảo nên khó có thể đánh giá chính xác hiện trạng và giá trị thực tế của tài sản đảm bảo. Đã có trường hợp đối với tài sản đảm bảo là động sản liên quan đến việc một khách hàng cầm cố hàng tồn kho nông sản cho nhiều ngân hàng cùng lúc để vay vốn, do thiếu kiểm tra giám sát không thể đảm bảo tách bạch và minh bạch tài sản đảm bảo của từng ngân hàng đang nằm ở đâu, dẫn đến việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn khi khách hàng không còn khả năng trả nợ, do vậy tổn thất xảy ra cho NHTM là rất lớn. Mặt khác hầu hết các khoản cấp tín dụng hiện nay của các NHTM là phải có tài sản đảm bảo, trong đó bất động sản là tài sản đảm bảo chính của các ngân hàng. Khi nền kinh tế suy thoái và thị trường bất động sản trầm lắng sẽ gây rủi ro cho ngân hàng.
Công tác quản trị và phòng ngừa rủi ro: việc quản trị rủi ro còn yếu kém dẫn đến việc đánh giá khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thấp hơn so với thực tế cũng như khả năng ngăn ngừa rủi ro thị trường. Các ngân hàng chưa chú trọng quản trị danh mục cho vay dẫn đến một tỷ trọng lớn cho vay của những danh mục có rủi ro cao. Bên cạnh đó, một số ngân hàng vì chạy theo lợi nhuận nên chưa chú trọng đến công tác dự báo khi tập trung quá nhiều vốn vào các danh mục có rủi ro cao như cho vay để đầu tư vào thị trường bất động sản và chứng khoán. Khi thị trường bất động sản đóng băng và thị trường chứng khoán giảm sâu kéo theo nợ xấu cho lĩnh vực này tăng nhanh. Ngoài ra, vấn đề giải quyết nợ xấu đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị rủi ro, bởi nếu có thể xử lý thu hồi nợ từ những khoản nợ xấu này thì ngân hàng sẽ thu hồi được vốn, giảm được dự phòng rủi ro, từ đó là giảm áp lực nợ xấu trong tương lai khi ngân hàng không phải trích dự phòng rủi ro quá nhiều làm giảm nguồn vốn khả dụng cho hoạt động kinh doanh. Minh chứng cho điều này là ngay cả EIB - một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức khá cao sau báo cáo quý II/2016 (5,3%), song trong 6 tháng cuối năm đã có 1.726 tỷ đồng nợ xấu được tái cơ cấu (phần lớn là được hoán đổi với trái phiếu VAMC) khiến tổng số nợ xấu của Eximbank đến cuối năm chỉ còn 2.558 tỷ đồng, chiếm 2,94% tổng dư nợ. Nhìn chung, trong năm qua, tình hình kinh doanh tại Eximbank đang có sự chuyển biến tích cực cả về lợi nhuận lẫn kiểm soát rủi ro tín dụng5.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng: Việc xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng của các NHTM mang tính chất chủ quan. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp có BCTC không chính xác, trong khi phần lớn các BCTC này lại không được kiểm toán. Tại Việt Nam có đến hơn 90% doanh nghiệp thuộc vừa và nhỏ với các trình độ năng lực quản trị hoạt động kinh doanh khác nhau, trong đó có nhiều doanh nghiệp còn yếu kém trong quản lý tài chính, không đảm bảo được tính minh bạch trong hồ sơ vay vốn. Ngay cả đối với những doanh nghiệp lớn được kiểm toán thì sự chậm trễ trong việc công bố báo cáo cũng như chất lượng kiểm toán cũng gây không ít khó khăn cho ngân hàng. Chẳng hạn khi doanh nghiệp lớn có nhu cầu vay vốn trong quý 2 của năm, thì cũng chỉ có thể cung cấp BCTC kiểm toán của năm gần nhất, còn BCTC cập nhật đến quý 1 của năm, hoặc của
5
Trần Thị Lan Phương (2017), Kết quả xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sau 5 năm tái cơ cấu, có thể truy cập tại http://m.dainam.edu.vn/ket-qua-xu-ly-no-xau-cua-cac-to-chuc-tin-dung-sau-5-nam-tai-co-
tháng gần nhất thì thường chưa được kiểm toán kịp, nên số liệu có thể thiếu minh bạch khi chấm điểm tín dụng đối với khách hàng.
Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh và chính sách pháp lý
- Môi trường kinh tế vĩ mô: Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, dẫn đến nguy cơ lạm phát gia tăng. Những tác động tiêu cực này khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng cầu chậm lại. Các doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi hàng tồn kho tồn đọng nhiều, không thể giải phóng để tái tạo sản xuất kinh doanh và tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng, dẫn đến nợ xấu gia tăng. Đối với nền kinh tế trong nước, trong thời gian dài, nền kinh tế vẫn chú trọng phát triển theo chiều rộng, đầu tư tràn lan đa ngành nhưng thiếu hiệu quả và tập trung, tín dụng tăng trưởng quá nóng nên dễ phát sinh gia tăng nợ xấu. Có thể thấy, môi trường kinh tế trong nước chịu nhiều ảnh hưởng bởi bất ổn kinh tế thế giới, cũng như những bất ổn nội tại của nền kinh tế nước nhà. Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay, cần đặc biệt chú ý đến những biến động trong ngoại thương, chẳng hạn như sự biến động của tỷ giá, biến động giá xăng dầu, vật liệu xây dựng, nguyên liệu… để đảm bảo nắm bắt chặt chẽ diễn biến của thị trường, từ đó có phương án kinh doanh phù hợp, giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ là nguyên nhân quan trọng góp phần gây ra nợ xấu. Cho đến nay, có thể thấy pháp luật hiện hành đã có những khung pháp lý cơ bản trong việc hạn chế cũng như giải quyết nợ xấu của các TCTD như: quy định về phân loại nợ, quy định về trích lập dự phòng rủi ro; quy định về xử lý tài sản đảm bảo nợ; quy định về quyền khởi kiện yêu cầu các tổ chức cá nhân hoàn trả vốn vay; quy định về hoạt động mua bán nợ… Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các quy định khi đi vào thực tế trở nên không phù hợp, không phát huy được hiệu quả trong việc hạn chế và giải quyết nợ xấu (Nguyễn Thị Thanh Tú và Nguyễn Hồng Nhung, 2013). Ngoài ra, sự bất cập và chồng chéo của các luật sẽ khiến các cơ quan có liên quan gặp khó khăn trong việc xử lý tranh chấp về tài sản đảm bảo. Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, ngân hàng được phép bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, nhưng theo quy định hiện hành thì không thể sang tên bất động sản được nếu chủ sở hữu tài sản không đồng ý. Nếu mang ra
tòa thì thủ tục rườm rà, phức tạp, thời gian kéo dài … làm cho tài sản hư hỏng, giá trị thu hồi thấp so với giá trị thế chấp lúc vay.
- Công tác thanh tra, kiểm tra: Thông thường, Thanh tra NHNN chỉ thực hiện thanh tra định kỳ các TCTD. Cùng với đó, trong một thời gian dài, các chế tài xử lý của NHNN chưa phát huy được hiệu quả. Tình trạng nhiều NHTM đầu tư số vốn quá lớn vào các công ty sân sau của các thành viên trong hội đồng quản trị, tình trạng sở hữu chéo, … chậm được phát hiện và xử lý, làm phát sinh gia tăng nợ xấu.
- Một nguyên nhân nữa hết sức quan trọng nằm chính trong mối quan hệ giữa nhà nước, ngân hàng và DNNN với tư cách là khách hàng lớn nhất. Trong thực tế hiện nay, các NHTMNN vẫn là người cho vay DNNN lớn nhất và mặc dù tỷ trọng cho vay DNNN của ngân hàng đã có giảm đi, các DNNN vẫn là những khách hàng lớn nhất của ngân hàng vì rõ ràng nhu cầu vay vốn của các DNNN là rất lớn và khả