Kết quả nghiên cứu.
4.2 Phân tích hoạt động huy động vốn của các NHTM tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua Tháp trong thời gian qua
4.2.1 Giới thiệu về tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp tỉnh PrâyVeng (Campuchia) trên chiều dài biên giới hơn 48 km, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Dân số toàn tỉnh gần 1,7 triệu người. Đồng Tháp có diện tích tự nhiên 3.374 km2, được chia thành 12 đơn vị hành chính gồm: thành phố Cao Lãnh (tỉnh lỵ), thành phố Sa Đéc; thị xã Hồng Ngự và 9 huyện (Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự, Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò)
Hiện nay Đồng Tháp đang là vựa lúa lớn thứ 3 của Việt Nam. Ngoài ra, thủy sản cũng được coi là thế mạnh thứ 2 tại địa bàn tỉnh. Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp trên địa bàn, trong đó chủ lực là cá tra, tôm càng xanh…
Hệ thống thương mại và dịch vụ ở Đồng Tháp được phân bố phù hợp theo từng địa bàn, khu vực. Các siêu thị, trung tâm thương mại ở các trung tâm của tỉnh (thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và Tháp Mười); các chợ phủ khắp các địa bàn, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất và tiêu dùng.
Tỉnh Đồng Tháp còn là điểm giao lưu hàng hóa giữa Việt Nam và nước bạn Campuchia thông qua cửa khẩu quốc tế Dinh Bà, Thường Phước.
Năm 2012, Đồng Tháp được Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) xếp thứ nhất cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và luôn giữ vị trí top đầu từ năm 2013 đến nay.
4.2.2 Hoạt động huy động vốn của các NHTM tại tỉnh Đồng Tháp
Tính đến tháng 12/2017, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có tổng cộng 25 NHTM, bao gồm 27 chi nhánh tỉnh, 11 chi nhánh huyện, thị xã và 67 phòng giao dịch. Số lượng các điểm giao dịch của các ngân hàng ngày càng gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Các NHTM mở rộng hoạt động với mạng lưới rộng khắp 12 huyện thị, chủ yếu tập trung ở vùng đô thị trọng điểm, đông dân cư như thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự. Các NHTM này không ngừng cạnh tranh gây gắt nhằm mang lại thị phần riêng trên địa bàn.
Phần lớn các ngân hàng tích cực triển khai công tác huy động vốn với nhiều sản phẩm, chương trình ưu đãi hấp dẫn, nhiều tiện ích nhằm giữ chân khách hàng hiện hữu và thu hút nguồn vốn huy động từ khách hàng mới. Một số hình thức khuyến mãi hấp dẫn thường được các ngân hàng sử dụng như quay số trúng thưởng, tặng quà khuyến mãi, tích lũy điểm thưởng… hoặc kết hợp với các sản phẩm dịch vụ khác như giảm lãi suất tiền vay, miễn phí phát hành thẻ tín dụng quốc tế, phí sử dụng các dịch vụ khác… khi khách hàng duy trì được số dư tiền gửi nhất định… Diễn biến các năm vừa qua cho thấy, hoạt động huy động vốn tại các NHTM trên địa bàn tăng trưởng mạnh mẽ, thường đạt kế hoạch đề ra mặc dù lãi suất huy động trên thị trường thời gian qua tương đối ổn định. Lí do một phần bởi đời sống người dân tăng cao so với trước. Đồng thời, các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng khá bấp bênh hoặc tiềm ẩn nhiều rủi ro… nên người dân vẫn lựa chọn hình thức gửi tiền tại ngân hàng, xem đây là kênh đầu tư ổn định và an toàn
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng huy động vốn 24.868 25.567 30.342 37.103
%hoàn thành so với kế hoạch
109,29 % 89,4% 101,4% 108,2%
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn từ năm 2014-2017
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng tháng của NHNN tỉnh Đồng Tháp
Thống kê tình hình huy động tiền gửi tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thời gian qua cho thấy hoạt động huy động vốn diễn ra tương đối ổn định, tăng trưởng tốt qua các năm, đặc biệt là hoàn thành vượt kế hoạch hàng năm. Năm 2014, tổng huy động vốn đạt 24.868 tỷ đồng, đạt 109,29%. Năm 2015, huy động
vốn đạt 25.567 tỷ đồng, tương ứng 89,4% kế hoạch. Năm 2016, tổng huy động vốn toàn tỉnh tăng 4.775 tỷ đồng so cùng kỳ năm trước, đạt 101,43%. Đến 31/12/2017, huy động vốn đã vượt kế hoạch với 37.103 tỷ đồng, đạt 108,22% kế hoạch năm.
Hiện tại, lãi suất huy động VNĐ của các NHTM tương đối ổn định trong thời gian qua, cụ thể: kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 4,3%-5,0%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng phổ biến ở mức 5,3%-5,5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên phổ biến ở mức 6,8%-7,0%/năm.
Trong thời gian tới, định hướng phát triển của NHNN trên địa bàn vẫn theo hướng tăng cường công tác huy động vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế địa phương, chấn chỉnh việc thực hiện lãi suất huy động bằng ngoại tệ theo chỉ đạo của NHNN VN, tiếp tục triển khai thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn và hiệu quả.