2.1. Đánh giá khả năng đảm bảo an toàn của các QTD
2.1.2. Khả năng đảm bảo an toàn của các QTD trên địa bàn
2.1.2.1. Về công tác thành viên QTD:
- Toàn tỉnh Đồng Tháp có 17 QTD hoạt động trên địa bàn 44/135 xã, phƣờng, thị trấn, trong tỉnh, trong đó:
+ Về năm đƣợc thành lập 10 QTD đƣợc thành lập năm 1995, 06 QTD thành lập năm 1996 và 01 QTD đƣợc thành lập năm 2007.
+ Về địa bàn hoạt động: 03 QTD có địa bàn hoạt động tại 4 xã; 05 QTD có địa bàn hoạt động tại 3 xã; 08 QTD có địa bàn hoạt động tại 2 xã và 01 QTD có địa bàn hoạt động tại 01 xã.
Chính những con số trên đã đánh dấu một bƣớc trƣởng thành của mô hình QTD, coi đây nhƣ một pháp nhân kinh tế hợp tác, hạch toán độc lập và chỉ có thể
phát triển trong một môi trƣờng pháp lý an toàn, lành mạnh phù hợp với mô hình QTD có sự quản lý của Nhà nƣớc.
Bảng 2.2 cho chúng ta thấy rõ hơn về chất lƣợng của hệ thống QTD Bảng 2.2: Bảng xếp loại các QTD Năm 2014 2015 2016 2017 Loại xếp Số quỹ Tỷ trọng (%) Số quỹ Tỷ trọng (%) Số quỹ Tỷ trọng (%) Số quỹ Tỷ trọng (%) Loại 1 4 23,53 4 23,53 4 23,53 8 47,06 Loại 2 5 29,41 7 41,18 6 35,30 5 29,41 Loại 3 8 47,06 4 23,53 7 41,18 4 23,53 Loại 4 0 0 2 11,76 0 0 0 0
Nguồn: Báo cáo kết quả xếp loại QTD của NHNN-Đồng Tháp năm 2014-2017
Qua bảng trên, ta có thể thấy đến cuối năm 2017, nhóm QTD xếp loại 1, 2 diễn biến khá lành mạnh chiếm tỷ trọng 76,47% tổng số QTD. So với năm 2014, nhóm này tăng lên 04 quỹ, tỷ lệ tăng là 24,47%.
Tuy nhiên, qua giám sát một số QTD chấm điểm xếp loại năm 2017 chƣa đúng quy định: 08/17 quỹ chấm điểm có 01 hoặc 02 chỉ tiêu xếp loại 4, nhƣng chỉ tiêu quản lý vẫn xếp loại 1.
Biểu đồ 2.3. Số TV của hệ thống QTD Đồng Tháp giai đoạn 2014 – 2017
Nguồn: Báo cáo giám sát của NHNN–Đồng Tháp GĐ năm 2014-2017
hiện phƣơng án xử lý, chấm dứt tƣ cách TV có hộ khẩu thƣờng trú ngoài địa bàn, xem xét cho ra khỏi TV đối với TV không còn nguyện vọng tham gia QTD, không góp vốn thƣờng niên, phải hoàn trả vốn góp cho TV theo Thông tƣ số 04/2015/TT- NHNN ngày 31/3/2015 của Thống đốc NHNN Quy định về QTD, cụ thể: QTD phải cho ra khỏi TV đối với trƣờng hợp TV có 02 năm không đến giao dịch với QTD; ngoài ra để trở thành TV của QTD ngƣời dân phải đóng vốn góp xác định tƣ cách TV tối thiểu là 300 nghìn đồng/ngƣời và hàng năm phải đóng vốn góp thƣờng xuyên tối thiểu là 100 ngàn đồng/ ngƣời, so với quy định trƣớc đây khi tham gia TV QTD chỉ đóng vốn xác lập tƣ cách TV tối thiểu là 50 ngàn đồng/ ngƣời là quá cao, chính điều này khiến cho nhiều TV xin rút khỏi quỹ vì thực tế họ chủ yếu là nông dân chỉ sản xuất nông nghiệp nên mức phí nhƣ vậy đối với họ hơi cao, khó duy trì.
Thực trạng hoạt động của các QTD cơ sở sau hơn 10 năm thành lập vẫn chỉ theo phong cách "đèn nhà ai, nhà ấy rạng", chỉ đơn phƣơng tác chiến trong môi trƣờng cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng với nhau. Vai trò hỗ trợ của QTD TW chƣa phát huy đƣợc hiệu quả, chƣa đi sâu đi sát đến từng cơ sở của mình. Có những công việc mang tính khép kín hệ thống nhƣ : trao đổi thông tin, tổ chức và điều hành nghiệp vụ, lập quỹ an toàn của hệ thống, đào tạo cán bộ ... còn chậm đƣợc triển khai.
Chính thực trạng trên đã cho thấy mạng lƣới tổ chức của QTD không những không đƣợc mở rộng mà còn bị thu hẹp dần. Vấn đề trên khiến chúng ta phải đặt câu hỏi về mức độ an toàn thật sự của hệ thống QTD? Sự an toàn của hệ thống không chỉ đƣợc đánh giá ở việc mở rộng thành viên mà quan trọng hơn là phải làm sao để các thành viên có một sự liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong mọi tình huống. Có nhƣ vậy mới phát huy đƣợc sức mạnh tƣơng trợ, giúp cho cả hệ thống hoạt động an toàn.
2.1.2.2. Về công tác phát triển nguồn vốn:
Nguồn vốn hoạt động của QTD gồm: Vốn điều lệ, Vốn huy động tiền gửi dân cƣ, vốn vay Quỹ tín dụng Khu vực và nguồn vốn khác (Các quỹ tích luỹ, vốn tài trợ, lãi chƣa chia, các khoản phải trả ...). Nguồn vốn hoạt động tăng trƣởng khá sẽ đảm bảo cho QTD mở rộng phạm vi và qui mô tín dụng cũng nhƣ các mặt hoạt động khác. Tỷ trọng của các loại vốn đƣợc thể hiện rõ trong biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nguồn vốn đến 31/12/2017
Bảng 2.5. Các chỉ số cơ bản về tăng trưởng nguồn vốn của QTD giai đoạn 2014-2017 Đvt: triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm So sánh 2015 và 2014 So sánh 2017 và 2016 2014 2015 2016 2017 Số tiền % Số tiền % 1.Vốn huy động 421.897 469.386 513.684 565.029 47.489 11,26 51.345 10 2.Vốn vay 40.815 32.598 50.685 72.295 -8.217 -20,13 21.610 42,64 3. Vốn điều lệ 19.860 20.347 21.607 22.949 487 2,45 1.342 6,21 4. Vốn khác 39.434 40.562 42.860 48.975 1.128 2,86 6.115 14,27 Tổng 522.006 562.893 628.836 709.248 40.887 7,83 80.412 12,95
Nguồn: Báo cáo giám sát của NHNN– Đồng Tháp 2014-2017
Qua bảng số liệu 2.5, ta thấy tốc độ tăng trƣởng của 17 QTD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tăng nhanh, tổng nguồn vốn của năm 2015 so với năm 2014 tăng 40.887 triệu đồng, tỷ lệ tăng 7,83%; năm 2017 tăng lên 80.412 triệu đồng, tỷ lệ tăng 12,95% so với 2016. Chứng tỏ, hệ thống QTD tỉnh Đồng Tháp hoạt động ngày càng phát triển, đáp ứng đƣợc cơ bản nhu cầu tƣơng trợ vốn cho TV.
Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, nguồn vốn huy động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quy mô hoạt động của QTD, bên cạnh việc đẩy mạnh và
3% 80% 10% 7% Vốn Vốn điều lệ Vốn huy động Vốn vay Vốn khác
mở rộng các hoạt động cho vay thì QTD cần phải quan tâm đến tình hình tăng trƣởng của nguồn vốn huy động, một nguồn vốn huy động đủ lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay diễn ra một cách an toàn và hiệu quả hơn. QTD ra đời nhằm khai thác tốt nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho thành viên phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống. Những năm qua công tác khai thác nguồn vốn tại chỗ đã đƣợc hầu hết các QTD quan tâm, các QTD đã sử dụng linh hoạt cơ chế lãi suất tiền gửi và các loại kỳ hạn khác nhau, có thái độ tác phong giao dịch hoà nhã, vui vẻ với khách hàng, tiền gửi dân cƣ ngày một tăng khẳng định uy tín của QTD đã đi sâu vào tiềm thức, nhận thức của nhân dân. Ở một số QTD đã có khách hàng gửi những khoản tiền lớn hàng chục triệu đồng, có kỳ hạn kéo dài
Qua 4 năm vốn huy động của QTD luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn, luôn chiếm 80% và giữ ở mức ổn định, năm 2014 chiếm 81%, năm 2015 chiếm tỷ lệ 83%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 82% và năm 2017 chiếm tỷ lệ 80% trên tổng nguồn vốn, chênh lệch trong 02 năm chỉ giao động từ 1% -2%. Năm 2017, nguồn vốn huy động đạt 565.029 triệu đồng, tăng 143.132 triệu đồng, tỷ lệ tăng 33,93% so với năm 2014. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động góp phần rất quan trọng trong tổng nguồn vốn, mang lại cho các QTD nguồn vốn hoạt động luôn tăng trƣởng và ổn định qua 04 năm. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn giúp cho QTD có đủ vốn tài trợ cho hoạt động cho vay các TV, giảm đƣợc chi phí vay vốn từ ngân hàng HTX chi nhánh An Giang, nhằm tiết kiệm chi phi hoạt động và đạt đƣợc lợi nhuận cao. Đồng thời, QTD thực hiện tốt công việc huy động tiền gửi nhàn rỗi từ dân cƣ, thu hút nguồn vốn tại chỗ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của TV trong địa bàn hoạt động, thực hiện đúng mục tiêu hoạt động của QTD là tƣơng trợ giữa các TV. Mặt khác, thông qua hoạt động huy động vốn, QTD ngày càng tạo đƣợc niềm tin, uy tín cũng nhƣ sự tín nhiệm của khách hàng góp phần nguồn vốn huy động luôn tăng cao trong 4 năm liên tiếp.
Bên cạnh nguồn vốn huy động, nguồn vốn vay cũng không kém phần quan trọng trong việc tài trợ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho khách hàng một cách liên tục khi nguồn vốn huy động không đủ cung ứng. Nguồn vốn vay của QTD tăng cao nhất vào năm 2017 là 72.295 triệu đồng, tăng 31.480 triệu đồng so với năm
2014, tăng 39.697 triệu đồng so với năm 2015 và tăng 21.610 triệu đồng so với năm 2016, nguyên nhân là do năm 2017 nhu cầu vay vốn của TV QTD tăng rất nhanh, trong khi đó nguồn vốn huy động cũng tăng cao nhƣng vẫn không đủ đáp ứng do tốc độ tăng của doanh số cho vay cao hơn tốc độ huy động vốn, điều đó cho thấy là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy tốc độ tăng trƣởng tín dụng đang ở mức cao. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy QTD không chủ động và huy động đủ nguồn vốn của mình trong hoạt động cho vay mà QTD phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ củaNngân hàng HTX chi nhánh An Giang (HTX An Giang) là đơn vị quản lý, làm tăng chi phí trả lãi vay, ảnh hƣởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó còn có các nguồn vốn khác, nguồn vốn này bao gồm các Quỹ đƣợc trích lập vào cuối năm theo tỷ lệ quy định của NHNN VN (Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu tƣ phát triển) và các nguồn vốn khác cũng tăng liên tục qua các năm. Nguồn vốn này cũng góp phần đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của QTD và đáp ứng nhu cầu phát triển của QTD, đảm bảo cho hoạt động của QTD an toàn, hiệu quả.
Nhìn chung, cơ cấu tổng nguồn vốn hoạt động của 17 QTD tƣơng đối phù hợp trong 04 năm qua, nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 80%) đó là nhờ QTD có chính sách huy động vốn hợp lý còn các nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng thấp, khoảng 17% - 19% trong tổng nguồn vốn, trong đó nguồn vốn vay cũng chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp, khoảng 8% trong tổng nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động của QTD đảm bảo an toàn và hiệu quả, đặc biệt là hoạt động cho vay, trƣờng hợp chƣa chủ động đƣợc nguồn vốn huy động khi nhu cầu vay vốn của TV tăng nhanh thì QTD mới đi vay vốn từ ngân hàng HTX An Giang để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của TV.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng từ khi đƣợc thành lập, hệ thống QTD đã rất chú trọng đến việc mở rộng nguồn vốn nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động cho cả hệ thống.
2.1.2.3. Trong công tác sử dụng vốn
Với mục tiêu: đi vay để cho vay, hoạt động sử dụng vốn của các QTD chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ tín dụng. Hoạt động kinh doanh lĩnh vực ngân hàng vốn mang nhiều rủi ro, chính vì vậy Thông tƣ số 32/2015/TT-NHNN ngày
31/12/2015 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTD (Thông tƣ số 32/2015/TT-NHNN).
Trong giai đoạn 2014 - 2017, các QTD trên địa bàn đã tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện tốt quy chế cho vay; tập trung vốn chủ yếu cho cho vay TV và hộ nghèo trên địa bàn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các hoạt động dịch vụ thiết thực nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống tại địa phƣơng,…góp phần có hiệu quả vào việc duy trì ổn định an ninh trật tự xã hội trong khu vực và trên địa bàn. Nhờ vậy, dƣ nợ cho vay tiếp tục tăng trƣởng, đến thời điểm 31/12/2017 đạt 614.668 triệu đồng, tăng 42,31% so với thời điểm 31/12/2014.
Bảng 2.6 Tổng dƣ nợ các QTD giai đoạn 2014-2017 Đơn vị: triệu đồng T T Chỉ tiêu Năm So sánh 2015 và 2014 So sánh 2017 và 2016 2014 2015 2016 2017 Số tiền % Số tiền % 1 Doanh số cho vay 693.740 745.995 849.257 964.922 52.255 7,53 115.665 13,62 2 Doanh số thu nợ 668.969 713.662 783.211 880.560 44.693 6,68 97.349 12,43 3 Tổng dƣ nợ 431.930 464.263 530.309 614.668 32.333 7,48 84.359 15,91
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động QTD của NHNN-Đồng Tháp giai đoạn năm 2014-2017
Biểu đồ 2.7. Tốc độ tăng TDN của hệ thống QTD Đồng Tháp giai đoạn 2014 – 2017.
Biểu đồ 2.7 cho thấy TDN tăng trƣởng qua các năm, từ năm 2014 – 2015 tốc độ tăng trƣởng TDN có dấu hiệu giảm tốc, nguyên nhân do QTD bị giới hạn địa bàn hoạt động, khó tăng trƣởng thêm TV nên không tăng đƣợc TDN; tăng trƣởng TDN năm 2016 và 2017 tăng cao do QTD đƣợc phép mở rộng thêm địa bàn hoạt động liên xã nên dƣ nợ cho vay TV tăng cao.
- Các QTD sử dụng tối đa nguồn vốn để cho vay phục vụ TV trên địa bàn, nhờ vậy tỷ lệ TDN/TNV hoạt động ngày càng tăng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hoạt động, QTD luôn đảm bảo tỷ lệ TDN/TNV ở mức độ an toàn (80% – 90%), nhằm hạn chế tăng trƣởng TDN nhanh, không quan tâm đến chất lƣợng cho vay, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động, đặc biệt là dễ xảy ra rủi ro về thanh khoản.
Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng TDN/TNV của hệ thống QTD Đồng Tháp giai đoạn 2014 – 2017
Biểu đồ 2.8 cho thấy, trong quá trình tái cơ cấu các QTD đã tăng trƣởng TDN ở mức phù hợp, đồng thời tăng lƣợng tiền dự trữ nhƣ tiền mặt, tiền gửi tại NHHTX và TCTD khác nhằm đƣa tỷ lệ này về mức từ 80% – 90%, từ đó hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra cho hoạt động của QTD.
- Nợ xấu là rủi ro luôn luôn song hành trong hoạt động tín dụng, nếu tỷ lệ nợ xấu cao sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động của các TCTD. Thời điểm 31/12/2014 có 01 QTD có tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ trên 3%, đến thời điểm 31/12/2017 nợ xấu của các QTD trên địa bàn là 5.354, trong đó 100% QTD có tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ dƣới 3%, điều này cho thấy hoạt động cho vay của các QTD tƣơng đối lành mạnh, hỗ trợ TV phát triển sản xuất kinh doanh. Có đƣợc kết quả trên là do các QTD đã xây dựng và ban hành quy chế cho vay, bộ tiêu chí đánh giá và xếp loại khách hàng, quy trình kiểm tra và giám sát vốn vay, trong đó đặc biệt chú trọng cũng cố, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ CBNV làm công tác thẩm định và xét duyệt cho vay, từ đó hạn chế phát sinh nợ quá hạn; thực hiện vận động TV trả nợ song song phối hợp với Chi cục thi hành án ở địa phƣơng đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
2.1.2.4. Về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động:
82.74% 82.48% 84.33% 86.67% 80.00% 81.00% 82.00% 83.00% 84.00% 85.00% 86.00% 87.00% 2014 2015 2016 2017 TDN/TNV TDN/TNV
a. Vốn điều lệ: VTC là nguồn vốn ban đầu để các QTD hoạt động và cũng là nguồn vốn cuối cùng phòng thủ của các QTD nếu rủi ro xảy ra. Trong quá trình hoạt động VTC đƣợc sử dụng tham chiếu để điều chỉnh các giới hạn về tín dụng và các giới hạn khác. Trong hoạt động của QTD VTC chủ yếu đƣợc hình thành từ VĐL, trong giai đoạn 2014 – 2017, các QTD đã chú ý đến việc tăng cƣờng năng lực