Nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống Quỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 72)

3.2. Giải pháp đảm bảo an toàn cho Quỹ tín dụng

3.2.4. Nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống Quỹ

tập thể cùng thành phần kinh tế nhà nƣớc dần dần trở thành nền tảng vững chắc của toàn bộ nền kinh tế.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn trong hoạt động. Hoạt động kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực rất nhạy cảm do đó chấp hành các quy định về an toàn là một trong những điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động cho các QTD. Để làm đƣợc điều này các QTD cần phải quán triệt từ các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ cần xem xét kỹ các nghiệp vụ phát sinh để tránh việc vi phạm các quy định an toàn.

3.2.4. Nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống QTD thống QTD

Đối với QTD cơ sở thì bộ máy ban kiểm soát cần phải đƣợc hoàn thiện với chức năng kiểm toán nội bộ. Tiến hành tập trung đào tạo, tiêu chuẩn hóa cán bộ làm

công tác kiểm soát để sao cho Ban kiểm soát có thể thay mặt Đại hội thành viên giám sát và kiểm tra mọi mặt hoạt động của QTD theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ QTD. Kiểm soát viên chuyên trách có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho trƣởng ban kiểm soát để ngƣời này thông báo cho HĐQT, báo cáo cho Đại hội thành viên và NHNN về những sai phạm nghiêm trọng xảy ra trong hoạt động của QTD. Trƣờng hợp ban kiểm soát biết các sai phạm nói trên mà không báo cáo, phản ánh kịp thời thì cũng bị liên đới chịu trách nhiệm.

3.2.5. Xây dựng cơ chế Quỹ an toàn hệ thống cho QTD

Quỹ an toàn là tài sản thuộc sở hữu chung của hệ thống QTD đƣợc thiết lập nhằm mục tiêu bảo vệ các QTD thông qua việc hỗ trợ kịp thời khi QTD gặp khó khăn về tài chính, ngăn chặn nguy cơ phá sản hoặc giải thể, qua đó bảo đảm đƣợc quyền lợi cho thành viên, an toàn tiền gửi cho ngƣời gửi tiền, góp phần giữ gìn uy tín, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của hệ thống QTD cũng nhƣ hệ thống Ngân hàng.

Quỹ an toàn đƣợc hình thành từ phí đóng góp theo định kỳ hàng năm của các QTD. Phí đóng góp vào quỹ an toàn, QTD không đƣợc hoàn lại và không đƣợc hƣởng lãi. Mức phí tham gia Quỹ an toàn đƣợc xác định theo một tỷ lệ tính trên dƣ nợ bình quân năm Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ và đƣợc hạch toán vào chi phí hoạt động. Bên cạnh đó thì Quỹ an toàn cũng có thể đƣợc bổ sung từ nguồn hỗ trợ của Nhà nƣớc, của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài nhằm giúp cho quỹ hoạt động hiệu quả hơn.

Để đƣợc hỗ trợ vốn từ Quỹ an toàn thì QTD phải đảm bảo các điều kiện nhất định của Thống đốc NHNN trên cơ sở phƣơng án củng cố, chấn chỉnh hoạt động, tình hình khó khăn thực tế của QTD. Quỹ an toàn trong lúc chƣa sử dụng có thể đƣợc dùng để đầu tƣ vào tín phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trƣờng tiền tệ theo quy định của NHNN. Các khoản lãi đầu tƣ bằng nguồn vốn từ quỹ an toàn sẽ đƣợc nhập vào nhằm tăng trƣởng QTD.

3.2.6. Nâng cao, hoàn thiện về công nghệ thông tin

Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin của các QTD có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu an toàn trong hoạt động; tăng cƣờng công tác đào tạo nâng cao trình độ sử dụng và tiếp cận hệ thống công nghệ thông tin và đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt, từng bƣớc có kế

hoạch chuẩn bị về mặt tài chính để tiếp cận với các công nghệ hiện đại trong ngành ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên địa bàn hoạt động. Song song, triển khai phần mềm tin học trên toàn hệ thống, nhằm tạo dựng một hệ thống công nghệ thông tin thống nhất, đồng bộ nhằm phục vụ công tác báo cáo của các QTD và mục tiêu giám sát an toàn hoạt động của hệ thống QTD.

Tóm lại: đảm bảo an toàn trong hoạt động của các QTD là một việc làm cần

thiết và không thể coi nhẹ. Các giải pháp đề ra cần đƣợc kết hợp với nhau. Có nhƣ vậy mới phát huy hiệu quả thực sự của các giải pháp và đạt đến mục tiêu nhanh nhất.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp

- Để nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống, trong những năm tới NHNN - ĐT cần phải khẩn trƣơng xem xét, đánh giá, góp ý và hoàn thiện các quy định, tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn hoạt động, tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng hoạt động cho phù hợp với tính chất đặc thù, thực tiễn của các QTD trên địa bàn.

- Tiến hành kiểm tra, đánh giá lại thực chất kết quả hoạt động các QTD trên địa bàn, từ đó nhận diện, phân loại các QTD yếu kém để chỉ đạo các QTD lập phƣơng án tái cơ cấu trong thời gian tới, đề ra giải pháp hiệu quả để phục hồi hoạt động, tích cực xử lý dứt điểm các yếu kém, đặc biệt là xử lý nợ xấu, các vi phạm trong việc cho vay, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, các tỷ lệ an toàn trong hoạt động.

- Tăng cƣờng công tác phối kết hợp trong quản lý Nhà nƣớc đối với QTD: Cần phải phối, kết hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng các cấp và các ngành trong việc quản lý nhà nƣớc về hoạt động của QTD theo pháp luật nhƣ: phối hợp trong việc chỉ đạo QTD cơ sở lựa chọn ngƣời quản lý, điều hành, kiểm soát đảm bảo đủ tiêu chuẩn năng lực và trình độ; phối hợp chỉ đạo QTD và các cơ quan chức năng của địa phƣơng trong việc xử lý các vụ việc nổi cộm gây khó khăn cho hoạt động của QTD. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động QTD nhằm giúp QTD phòng ngừa và sử lý kịp thời những rủi ro, đảm bảo an toàn tiền gửi cho khách hàng và hoạt động của QTD đƣợc an toàn và phát triển ổn định.

đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật; không chạy theo số lƣợng tạo ra tình trạng mất an toàn; ƣu tiên thành lập QTD ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn nơi chƣa có QTD; lựa chọn và từng bƣớc thí điểm thành lập QTD ngành nghề ở một số địa bàn phù hợp.

3.3.2. Kiến nghị đối với Chính quyền địa phƣơng

Để hoạt động của QTD thực hiện đúng vai trò hỗ trợ TV, QTD cần có sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng và các đoàn thể liên quan, đặt biệt là Ủy ban Nhân dân xã, phƣơng nơi có trụ sở của QTD. Để làm tốt công tác này thì các tổ chức Đảng và chính quyền các cấp, các tổ chức Đoàn thể từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cần làm tốt việc tuyên truyền (đặc biệt là trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng) về chủ trƣơng chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nƣớc làm cho mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội (nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn) hiểu rõ hiểu đúng về bản chất, mục tiêu hoạt động của QTD, có thái độ ứng xử bình đẳng nhƣ đối với các loại hình TCTD khác. Có thể nói quan hệ cộng đồng tốt sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của cả hệ thống QTD trên cơ sở liên kết hình ảnh và tác động đến tâm lý của đông đảo khách hàng.

Đây là vấn đề không mới, song rất quan trọng, nó luôn là yếu tố thúc đẩy các QTD trên địa bàn hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triền, giúp đảm bảo đồng vốn tín dụng đến đúng địa chỉ, tạo điều kiện cho các TV sử dụng vốn đúng mục đích, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phƣơng phát triển, cụ thể:

- Quan tâm lãnh đạo chỉ đạo và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, môi trƣờng hoạt động để QTD hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn và phát triển tốt.

- Thƣờng xuyên phối hợp với NHNN - ĐT trong việc thông kịp thời về tình hình hoạt động của QTD cùng với NHNN- ĐT giúp QTD hoạt động an toàn, hiệu quả và tuân thủ pháp luật.

- Phối hợp cùng với NHNN - ĐT bố trí cán bộ làm việc của QTD có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức vào các vị trí chủ chốt của QTD.

- Hỗ trợ hợp lý về mặt bằng, trụ sở làm việc, địa bàn hoạt động của QTD; đảm bảo an toàn tài sản cho QTD trong quá trình hoạt động và thuận tiện trong quá trình giao dịch với khách hàng và TV.

chọn cán bộ quản trị, điều hành, kiểm soát cho QTD.

- Hạn chế luân chuyển các CBNV có trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của QTD sang các công việc khác để đảm bảo ổn định, an toàn hoạt động.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền qua đài truyền hình, truyền thanh địa phƣơng, các hội nghị Đảng, chính quyền, tổ chức, đoàn thể trên địa banw,.. về chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về hoạt động QTD, qua đó tạo điều kiện để ngƣời dân và TV QTD tăng cƣờng hiểu biết, tích cực tham gia quản lý và giám sát hoạt động của các QTD.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng HTX An Giang:

- Nâng cao khả năng phục vụ, hỗ trợ các QTD cơ sở. Cải tiến quy trình, thủ tục nghiệp vụ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hòa vốn khả dụng đối với QTD cơ sở theo nguyên tắc nhanh gọn, đơn giản và linh hoạt.

3.3.4. Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam

Việc hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách là hết sức cần thiết nhằm tạo môi trƣờng pháp lý đầy đủ đảm bảo cho hoạt động của QTD theo đúng mục tiêu và định hƣớng đề ra. Tuy nhiên, để khuyến khích và tăng cƣờng hơn nữa hoạt động của hệ thống QTD trong bối cảnh hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng phức tạp và phát sinh nhiều rủi ro khó lƣờng, cần thiết bổ sung văn bản quy định cụ thể hơn nữa về tổ chức, cơ chế hoạt động, kiểm toán, kiểm soát nội bộ cho hệ thống QTD. Đồng thời, các Bộ, ngành cần phối hợp hơn nữa trong việc xây dựng các cơ chế chính sách đối với QTD nhƣ chính sách thuế, đào tạo cán bộ, ƣu đãi trong việc tiếp cận với các nguồn cho vay nông nghiệp, nông thôn.

Một số văn bản cần sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh đảm bảo cho hoạt động của QTD an toàn, hiệu quả, chấp hành đúng quy định của pháp luật

- Sửa đổi, bổ sung Luật HTX có liên quan đến QTD theo hƣớng đảm bảo nguyên tắc mô hình HTX theo Luật HTX và cơ cấu tổ chức, nội dung, phạm vị hoạt động loại hình TCTD theo quy định của Luật các TCTD; Luật các TCTD có liên quan đến tổ chức, quản trị, điều hành và hoạt động của QTD là loại hình TCTD là HTX;

- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 141/2006/NĐCP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định về mức vốn pháp định của TCTD, nhằm nâng cao VTC của QTD, từ đó nâng cao năng lực tài chính cũng nhƣ uy tín của hệ thống QTD.

- Sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của NHNN VN quy định về QTD để nâng cao quy định về điều kiện, trách nhiệm, tiêu chuẩn đối với TV HĐQT, BMĐH, BKS, một số chức danh khác, TV góp vốn của QTD; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ những ngƣời có liên quan, huyết thống, họ hàng tham gia HĐQT, BMĐH; nâng cao vai trò, hiệu quả và tính độc lập của BKS đảm bảo tính độc lập của HĐQT, Ban Giám đốc, BKS trong mọi hoạt động của QTD. Đơn cử: Mức vốn góp xác lập tƣ cách TV và vốn góp thƣờng xuyên theo quy định Thông tƣ số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của NHNN VN nhƣ hiên nay là một trong những trở ngại làm cho các QTD giảm số TV đáng kể, bởi lẽ TV của QTD chủ yếu là nông dân chỉ sản xuất nông nghiệp nên mức phí nhƣ vậy hơi cao, khó duy trì; một số ngƣời dân chỉ tham gia TV QTD nhƣng nhiều năm không đến giao dịch nên khó thu vốn góp thƣờng xuyên. Do vậy, các QTD cần có biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để TV dể dàng chấp nhận mức đóng này, ví dụ nhƣ chia nhỏ mức vốn xác lập tƣ cách TV đóng nhiều kỳ trong năm hoặc thu vốn góp thƣờng niên một lần cho nhiều năm,…

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về giám sát, thanh tra, đảm bảo quy trình giám sát, thanh tra, đảm bảo quy trình giám sát, thanh tra thống nhất trong toàn hệ thống, mọ hoạt động của QTD báo sớm nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời mọi rủi ro, vi phạm, đồng thời làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra QTD.

- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về thuế, phí nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về cấp phép thành lập và hoạt động của QTD trên nguyên tắc bảo đảm mô hình HTX, với sự tham gia góp vốn thành lập của pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, hoạt động chủ yếu tại địa bàn một xã, phƣờng theo Chỉ thị số 57CT/TW của Bộ Chính trị. Nội dung hoạt động chủ yếu tƣơng trợ lẫn nhau phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, đồng thời mở rộng các sản phẩm, dịch vụ tƣ vấn, tài chính đối với khách hàng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phƣơng.

- Sửa đổi, bổ sung tại Thông tƣ số 32/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của NHNN VN quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của QTD và các quy định khác đối với NHHTX sau khi Luật các TCTD đƣợc sửa đổi, bổ sung, trong đó bổ sung, sửa đổi các quy định về ngƣời liên quan, về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 23/4/2005 của NHNN VN.

- Nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập thí điểm mô hình QTD ngành nghề để tăng cƣờng tính liên kết hệ thống, tinh tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật; thiết lập mối liên kết giữa các QTD ngành nghề với nhau, giữa các QTD ngành nghề với các QTD khác và giữa các QTD ngành nghề với NHHTX.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của QTD.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm toán độc lập đối với QTD đảm bảo báo cáo tài chính của QTD đƣợc kiểm toán hàng năm.

- Chính phủ cũng cần có chính sách hỗ trợ QTD xử lý rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng nhƣ đối với các TCTD nhà nƣớc. Vì thực tế hiện nay Chính phủ chƣa có những hỗ trợ công bằng về vấn đề này đối với các QTD.

Chính phủ cũng nên có chính sách thành lập “Quỹ bảo lãnh tín dụng kinh tế tập thể” nhằm bảo lãnh cho các doanh nghiệp HTX hoặc khách hàng vay vốn của hệ thống QTD. Khi các đối tƣợng này gặp khó khăn không trả đƣợc nợ vay cho QTD thì “Quỹ bảo lãnh tín dụng kinh tế tập thể” sẽ đứng ra trả nợ thay. Chính giải pháp này sẽ mang lại cơ sở an toàn trong hoạt động của các QTD.

- Xây dựng cơ chế điều hành Quỹ an toàn theo hƣớng sau: Khi QTD gặp khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)