Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 68 - 71)

3.2. Giải pháp đảm bảo an toàn cho Quỹ tín dụng

3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ

- Tăng cƣờng công tác HĐV tại chỗ: Đối với hoạt động của QTD nguồn vốn tại chỗ là vấn đề quan trọng và có nhiều lợi thế, các QTD gần gũi khách hàng, có nhiều thông tin về những khách hàng đang có tiền nhàn rỗi, thủ tục đơn giản. Tuy nhiên, nhiều QTD chƣa phát huy đƣợc những lợi thế này. Vì vậy, cần phải tăng cƣờng công tác huy động vốn tại chỗ để làm đƣợc việc này các QTD cần phải chủ động tiếp cận, tƣ vấn giúp khách hàng quản lý tiền nhàn rỗi, đồng thời củng cố lòng tin của ngƣời gửi tiền và có chính sách mở rộng thu hút ngƣời gửi tiền ngoài địa bàn hoạt động; nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm huy động tiền gửi mới nhằm thu hút nguồntiền nhàn rỗi trong dân cƣ nhƣ tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm cho trẻ em, tiết kiệm mua nhà,…

- Đổi mới hoạt động cho vay và nâng cao chất lƣợng cho vay: hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của QTD và là hoạt động tạo ra lợi nhuận và quyết định quy mô hoạt động của QTD. Chính vì vậy QTD cần phải thực hiện:

+ Xây dựng chiến lƣợc khách hàng: Với QTD trong điều kiện khiêm tốn về vốn, công nghệ, cũng nhƣ khả năng cạnh tranh với đông đảo các NHTM lớn, có uy tín trên cùng địa bàn hoạt động, đòi hỏi chiến lƣợc khách hàng cần đƣợc các QTD quan tâm xây dựng đúng đắn, hỗ trợ cho công tác phát triển kinh doanh: Xây dựng chính sách tiếp thị, chính sách khách hàng đúng đắn để khách hàng đến với QTD đều cảm thấy hài lòng về chất lƣợng phục vụ. Thƣờng xuyên nghiên cứu, tìm hiểu về các nhu cầu của khách hàng, sự biến động của thị trƣờng để nắm bắt đƣợc tâm lý, đồng thời tìm hiểu thêm về những khó khăn của khách hàng từ đó có những ứng xử đúng đắn. Nghiên cứu ban hành các sản phẩm cho vay mới phù hợp với hoạt động của từng QTD và điều kiện thực tế tại từng địa phƣơng, đặc biệt là những sản phẩm cho vay phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn nhằm đáp ứng nguồn vốn cho TV phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống. Cụ thể, các QTD có thể liên kết chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể tại địa phƣơng nhƣ Hội phụ nữ, Hội nông

dân, Hội cựu chiến binh, … Thông qua liên kết này, QTD có thể cung cấp các sản phẩm nhƣ cho vay theo món, đồng tài trợ. Với hình thức cho vay này sẽ giúp QTD giải quyết đƣợc những đặc điểm khác biệt của các Hộ gia đình có ảnh hƣởng trực tiếp đến quyết định vay vốn của các hộ. Không chỉ có thế, cho vay theo nhóm còn giải quyết vấn đề về diện tích đất, tài sản thế chấp khi vay vốn. Điều đó không những giúp các hộ gia đình dễ dàng tiếp cận với khoản vay mà còn giảm thiểu rủi ro cho vay.

+ Mở rộng đối tƣợng TV vay vốn theo quy định hiện hành thì QTD chỉ đƣợc cho vay 3 đối tƣợng TV, ngƣời gửi tiền tại quỹ, hộ nghèo. Do đó để mở rộng đối tƣợng TV vay vốn QTD phải tăng số lƣợng TV, vận động, tuyên truyền để các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn làm ăn hiệu quả tham gia làm TV của QTD, đồng thời thu hút khách hàng gửi tiền tại QTD, đồng thời nâng tỷ trọng cho vay đối với TV tối thiểu 90% tổng số dƣ tiền gửi của TV.

+ Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay: Quy trình cho vay nhìn chung đã đƣợc các QTD xây dựng khá khoa học và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi vốn sau khi cho vay vẫn còn lỏng lẻo, cách thực hiện:

. Hoàn thiện quy chế, quy trình, thủ tục cho vay Các quy chế, quy trình, thủ tục vay của quỹ cần phải ban hành đảm bảo chặt chẽ, khoa học đúng pháp luật đồng thời theo hƣớng đơn giản hóa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các TV tiếp cận và vay vốn tại quỹ để sản xuất kinh doanh.

. Rút ngắn thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay. Với lợi thế gần dân, sát dân có nhiều thông tin về TV nên trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay QTD cần rút ngắn thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay để nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại.

. Nâng cao năng lực thẩm định, phân tích đánh giá và tƣ vấn cho khách hàng ,thành viên của các QTD hầu hết là những ngƣời nông dân với vốn kiến thức và trình độ kinh doanh còn hạn chế. Chính vì vậy khi vay vốn họ rất mong đƣợc tƣ vấn và phân tích cho thấy những việc nên và không nên làm. Nếu các QTD giúp họ đƣợc điều này thì cũng chính là đã giúp đƣợc cho mình. Bởi vì kinh doanh ở khu vực nông nghiệp tiểm ẩn rất nhiều rủi ro lại phụ thuộc vào sự bất thƣờng của thời

tiết. Do đó tƣ vấn cho khách hàng kinh doanh tốt cũng chính là để đảm bảo an toàn cho đồng vốn của mình, nhờ đó mà có cơ sở phát triển bền vững.

+ Xây dựng cung cách, tác phong làm việc nghiêm túc, lịch sự nhƣng thân thiện nhằm tạo ra đƣợc sự tín nhiệm, yêu mến của khách hàng. Giải thích mềm mỏng, đơn giản, dễ hiểu để giúp cho khách hàng hiểu rõ về các vấn đề còn khúc mắc, hoặc cần tìm hiểu thêm, để đi đến sự hài lòng nhất cho khách hàng.

- Hình thành các bảo đảm tín dụng nhƣ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh ... để có cơ sở xử lý các khoản rủi ro tín dụng. Các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh có thể đƣợc coi là “chiếc phao cứu sinh” dự phòng đối với các TCTD khi thực hiện cho vay đối với khách hàng. Tuy nhiên đề cập đến vấn đề này ở các QTD thì cũng có những khó khăn riêng. Một phần do điều kiện kinh tế nông thôn còn khó khăn phần do môi trƣờng pháp lý chƣa đầy đủ và thuận tiện (cơ sở công chứng tài sản thế chấp, bảo lãnh còn xa xôi). Hơn nữa, nhận thức của cả cán bộ nhân viên và khách hàng còn hạn chế nên việc áp dụng các hình thức đảm bảo tín dụng này chƣa mang tính khả thi. Hiện nay hầu hết các QTD cho vay dựa trên cơ sở “tín chấp”; vì vậy khả năng rủi ro tín dụng là rất cao.

- Giải pháp cần làm để khắc phục tình trạng trên chính là việc kết hợp từ phía cơ quan quản lý nhà nƣớc với chính hoạt động của các QTD. Bản thân các QTD cần xác định rõ tinh thần chấp nhận và sẵn sàng đối mặt với những rủi ro có thể xảy đến. Chú trọng hơn đến việc quản lý nợ quá hạn và nợ khó đòi. Cụ thể là phải thƣờng xuyên kiểm tra, rà soát phân loại nợ quá hạn, phân tích nguyên nhân, thực trạng khả năng giải quyết các món nợ này trong từng chu kỳ hoạt động tín dụng. Thƣờng xuyên đôn đốc, nhắc nhở TV khi đến hạn gốc, lãi để xây dựng thói quen của TV vay vốn trong việc trả nợ gốc, lãi vốn vay.

- Cần phát huy vai trò, chức năng của các đơn vị hỗ trợ liên kết phát triển, trong đó quỹ an toàn hệ thống là một trong những nhân tố quyết định đối với việc đảm bảo sự an toàn cho các QTD; sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức kiểm toán và quỹ an toàn giúp cho mọi quá trình hỗ trợ, theo dõi việc củng cố, chấn chỉnh hoạt động QTD đạt hiệu.

- Trƣờng hợp khi đã áp dụng tất cả các biện pháp nói trên mà vẫn không bù đắp đƣợc tổn thất do nợ quá hạn và nợ khó đòi thì các QTD cần phải áp dụng trích lập Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý triệt để các khoản tổn thất này. Biện pháp này thực

chất chỉ nhằm mục đích bảo tồn và chống đỡ khả năng mất vốn của chủ sở hữu chứ không có tác dụng giảm thiểu đƣợc rủi ro tín dụng. Vì vậy sau khi đã xử lý rủi ro tín dụng các QTD vẫn phải tiếp tục theo dõi và đôn đốc thu nợ quá hạn và nợ khó đòi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)