Nguyên nhân của sự thiếu an toàn trong hoạt động Quỹ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 59)

ĐỘNG CỦA QTD

2.2.1. Những biểu hiện về sự thiếu an toàn trong hoạt động 2.2.1.1. Tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm soát 2.2.1.1. Tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm soát

- Trình độ theo bằng cấp của CBNV tăng nhƣng chủ yếu là các CBNV hoàn thiện các chƣơng trình đại học, cao đẳng, trung cấp từ xa, tại chức… do đó chất lƣợng công việc chƣa đƣợc nâng cao. Nhìn chung cán bộ điều hành đã đƣợc tập huấn và đào tạo nghiệp vụ nhƣng chất lƣợng và trình độ nghiệp vụ tiền tệ tín dụng chƣa cao. Còn có cán bộ điều hành QTD có tƣ tƣởng ỷ nại, ngại học tập nghiệp vụ.

- Một số QTD Chủ tịch HĐQT trên 60 tuổi nhƣng chƣa có kế hoạch để thay thế, bổ sung hoặc Chủ tịch HĐQT làm việc theo chế độ không chuyên trách nên hiệu quả không cao.

- Cách thức làm việc của cán bộ trong HĐQT, BMĐH chậm đổi mới, do đó trong quá trình thực hiện công việc còn lúng túng, thiếu nhạy bén.

- Việc quản trị, điều hành, kiểm soát của các QTD còn nhiều bất cập biểu hiện thiếu tính chuyên nghiệp, quản lý theo kiểu gia đình. Vai trò của HĐQT và BMĐH chƣa đƣợc phân biệt rõ ràng, HĐQT không xây dựng đƣợc các mục tiêu chiến lƣợc để quản trị trong hoạt động của QTD; HĐQT can thiệp quá sâu vào công việc điều hành hàng ngày của BMĐH; BKS chịu sự phân công công việc của HĐQT, không thực hiện đúng chức năng kiểm soát của mình nên chƣa kịp thời phát hiện các sai sót của bộ phân nghiệp vụ, từ đó đề xuất biện pháp chấn chỉnh hoạt động kịp thời. Tình trạng nói trên cho thấy khả năng tự giám sát và việc giám sát từ bên ngoài đối với hoạt động của các QTD cơ sở còn thiếu hiệu quả dẫn đến nguy cơ rủi ro trong hoạt động của các QTD.

- Một số QTD BKS chƣa xây dựng chƣơng trình kiểm tra, kiểm soát hoạt động QTD hàng tháng, quý, năm; chƣa có phân công nhiệm vụ cho từng TV và tổ chức họp định kỳ; công tác kiểm toán nội bộ của các QTD chƣa thực hiện đúng việc lập và triển khai thực hiện chƣơng trình kiểm toán nội bộ hàng năm theo quy định tại Thông tƣ số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của NHNN VN.

2.2.1.2. Tài chính

- Năng lực tài chính của các QTD còn nhiều hạn chế do VĐL trung bình của các QTD ở mức thấp, khoảng 1.271 triệu đồng/QTD. Trong đó, có 07/17 QTD có VĐL dƣới 1.000 triệu đồng. Với mức VĐL của các QTD nhƣ trên chƣa thực sự đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động cũng nhƣ đầu tƣ xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm tài sản cố định để đảm bảo an toàn trong hoạt động.

- Việc tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn còn nhiều hạn chế dẫn đến việc các số liệu tính toán không chính xác. Nguyên nhân do việc nắm bắt các quy định và áp dụng vào thực tế của đội ngũ CBNV còn hạn chế do trình độ của CBNV chủ yếu là hình thức học tại chức; trình độ công nghệ thông tin của CBNV các QTD hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc các nhu cầu tính toán các số liệu phức tạp, chủ yếu tính toán thủ công nên còn nhiều sai sót.

2.2.1.3. Hoạt động nghiệp vụ

(i) Nghiệp vụ cho vay

- Phƣơng thức hoat động cho vay của các QTD chƣa gắn kết chặt chẽ, trực tiếp giữa nhu cầu vay vốn thực sự của TV với các quy định cho vay phù hợp với thực tế hoạt động quy mô nhỏ và hỗ trợ TV của QTD; đồng thời chỉ coi trọng cơ

chế đảm bảo tiền vay thông qua tài sản thế chấp của TV vay vốn tƣơng tự nhƣ các NHTM mà chƣa chú trọng đến sự giám sát của QTD cũng nhƣ của các TV khác đối với việc sử dụng hiệu quả vốn vay của TV vay vốn.

- Việc xây dựng quy chế cho vay chƣa phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng khâu trong quá trình cho vay; chậm cập nhật các văn bản chuyên ngành để chỉnh sửa quy chế phù hợp với quy định và điều kiện thức tế của từng QTD.

- Qua công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ 2 năm/1 lần của NHNN ĐT cho thấy chất lƣợng công tác cho vay có cãi thiện so với thời điểm trƣớc tái cơ cấu nhƣng vẫn còn nhiểu bất cập chậm đƣợc sửa đổi nhƣ công tác lập hồ sơ cho vay, thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng còn nhiều yếu kém; việc đánh giá tài sản bảo đảm cao hơn thực tế, nhận tài sản bảo đảm không đủ yếu tố pháp lý, không đủ điều kiện làm tài sản bảo đảm dẫn tới khi có tranh chấp khó xử lý để thu hồi nợ.

- Một số CBNV QTD cố ý làm trái các quy định về cho vay, vay ké, vay khống hoặc tiếp tay cho khách hàng sử dụng vốn sai mục đích để thu lời cá nhân.

- Việc tái cơ cấu NX còn nhiều bất cập do việc xử lý tài sản đảm bảo còn phụ thuộc nhiều vào cơ quan thi hành án ở địa phƣơng nên ảnh hƣớng lớn đến tiến độ tái cơ cấu của các QTD.

(ii) Nghiệp vụ HĐV

- Một bộ phận ngƣời dân vẫn chƣa đặt lòng tin vào QTD; công tác tuyên truyền, quảng cáo về huy động tiền gửi ở một số QTD còn hạn chế;

- Vị thế, uy tín của các QTD chƣa thực sự đƣợc nâng cao, bên cạnh đó phải cạnh tranh khốc liệt về vị thế và uy tín với các chi nhánh NHTM trên địa bàn.

- Việc huy động tiền gửi của QTD thời gian qua chủ yếu là huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ, chƣa tiếp cận đƣợc nguồn vốn của tổ chức nhƣ cơ quan, doanh nghiệp,… đóng trên địa bàn, nguyên nhân uy tín cũng nhƣ khả năng đáp ứng nhu cầu về thanh khoản lớn và ngay của các QTD còn yếu.

- Chƣa nghiên cứu để phát triển các sản phẩm tiền gửi mới phù hợp với đặt điểm tại từng địa phƣơng ngoài sản phẩm tiền gửi tiết kiệm truyền thống.

2.2.1.4. Công nghệ thông tin

QTD còn rất hạn chế, các phần mềm của QTD chỉ giải quyết đƣợc các nội dung báo cáo đơn giản, chƣa đảm bảo tính chính xác và không mang tính cảnh báo sớm. Nhiều công đoạn trong hoạt động giao dịch, kế toán, thông tin báo cáo vẫn thực hiện thủ công; khả năng tiếp thu để ứng dụng tốt các công nghệ của các cán bộ QTD còn nhiều hạn chế, yếu kém. Thông thƣờng tại các QTD chỉ có cán bộ trẻ là tiếp thu và sử dụng tƣơng đối tốt các công nghệ nhƣng chủ yếu là cán bộ ở bộ phận kế toán; bên cạnh đó, một số cán bộ cao tuổi còn hạn chế trong việc sử dụng máy vi tính. Chính những hạn chế, bất chập nêu trên đã hạn chế hiệu quả quản trị, điều hành và việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ của QTD và công tác quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

2.2.2. Nguyên nhân

2.2.2.1. Nguyên nhân từ bản thân QTD

- Về công tác cán bộ: Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự không an toàn trong hoạt động của QTD. Nhìn chung cán bộ chủ chốt tại các QTD có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng thuần tuý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học còn hạn chế, Phần lớn đƣợc đào tạo qua lớp ngắn ngày (45 ngày), một số đƣợc đào tạo Trung cấp, Sơ cấp nhƣng ở các ngành, lĩnh vực khác; số cán bộ QTD có trình độ Đại học, Cao đẳng về hoạt động ngân hàng rất ít, nhƣng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay lại mang theo tác phong quản trị, điều hành cũ, chƣa triệt để đi vào nguyên tắc nên còn để xảy ra sai sót. Trình độ, năng lực, nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cán bộ QTD còn yếu, nhất là chủ tịch HĐQT do kiêm nhiệm công tác nên thiếu quan tâm đến hoạt động của quỹ. Ban kiểm soát thì hoạt động cầm chừng, không phát huy đƣợc vai trò và trách nhiệm trong việc kiểm soát nội bộ, giám sát hoạt động của ban điều hành. Thậm chí có nơi ban kiểm soát còn đồng tình với những sai trái của ban điều hành rút tiền để tham ô tập thể, sử dụng quỹ công vào mục đích cá nhân (QTD Cao Lãnh). Cán bộ tín dụng đã qua các lớp tập huấn nghiệp vụ QTD nhƣng vẫn chƣa đủ sắc sảo, nhanh nhạy, nghiệp vụ chƣa nắm chắc để đối phó với các đối tƣợng vay vốn cố tình lợi dụng, sử dụng vốn vay vào các mục đích khác...

- Ý thức chấp hành pháp luật, quy định trong hoạt động của một số QTD còn thấp, dẫn đến tiềm ần rủi ro đạo đức và nguy cơ mất an toàn. Một số QTD có hiện tƣợng cán bộ tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát là ngƣời có mối quan hệ họ

hàng, huyết thống dẫn đến có thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn đƣợc giao để chỉ đạo cho vay sai mục đích, sai đối tƣợng chạy theo lợi nhuận.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ tại các QTD còn yếu kém. Do hệ thống QTD chƣa có Trung tâm đào tạo nghiệp vụ, các QTD lại hoạt động độc lập với nhau, nên khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách và các vấn đề liên quan đến hoạt động của hệ thống thì khả năng tiếp nhận và tiếp thu bị hạn chế. Hiệp hội QTD cũng đã mở các lớp tập huấn nhƣng do năng lực của cơ quan thƣờng trực Hiệp hội cũng còn hạn chế nên không thể đáp ứng kịp thời cho cán bộ QTD đƣợc.Kể từ khi thành lập đến nay, hầu nhƣ chƣa có vụ việc sai phạm nào đƣợc phát hiện bởi BKS hoặc kiểm toán nội bộ của QTD chủ động báo cáo, mà chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nƣớc phát hiện.

- Công tác đánh giá nợ xấu phân loại khách hàng chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ. Ngoài ra, một số QTD chƣa nghiêm túc trong việc chấp hành các quy định về cho vay và các đảm bảo an toàn trong hoạt động.

2.2.2.2. Nguyên nhân vĩ mô

- Hoạt động của QTD chịu sự chỉ đạo của chính quyền địa phƣơng nhằm phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, đây cũng là yếu tố tác động đến mục tiêu, tôn chỉ của loại hình TCTD là HTX. Một số chính quyền địa phƣơng các cấp can thiệp về vấn đề lựa chọn nhân sự chủ chốt của QTD khiến công tác quản lý, giám sát của NHNN ĐT gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, chính quyền địa phƣơng ở một số địa phƣơng chƣa có sự quan tâm đầy đủ trong công tác tuyên truyền chính sách của Đảng, chính phủ về hiệu quả hoạt động của mô hình QTD; Ngoài ra, việc tuyển dụng lao động ở QTD theo quy định phải là ngƣời tại địa phƣơng nên việc bố trí cán bộ chủ chốt và tìm ngƣời có đủ trình độ năng lực, chuyên môn và phẩm chất đạo đức là rất khó khăn.

- Đề án tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2011-2015 đƣợc ban hành và đƣợc NHNN VN triển khai cụ thể hóa cho từng loại hình TCTD nói chung và đối với QTD nói riêng. Tuy nhiên, có sự chồng chéo trong việc áp dụng Luật các TCTD và Luật HTX gây khó khăn cho hoạt động của các QTD cụ thể phạm vị điều chỉnh, đối tƣợng áp dụng của Luật HTX bao gồm HTX trong tất cả các lĩnh vực. Phạm vi điều chỉnh, đối tƣợng áp dụng của Luật các TCTD là các TCTD. Theo quy định của Luật các TCTD, NHHTX và các QTD là TCTD thành lập dƣới hình thức HTX

nhƣng việc cấp Giấy phép thành lập, cơ cấu tổ chức và nội dung hoạt động của NHHTX và các QTD thực hiện theo quy định tại Luật các TCTD. Theo quy định của luật các TCTD, trong quá trình thực hiện có sự khác nhau giữa Luật các TCTD và Luật khác về thành lập, tổ chức và hoạt động thì áp dụng Luật các TCTD. Tuy nhiên, Luật HTX không có quy định ƣu tiên áp dụng Luật HTX nên gây chồng chéo, khó khăn trong việc quản lý của cơ quan Nhà nƣớc.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn nên nhiều hộ gia đình, cá nhân bị thua lỗ.

- Một số bộ phận CBNV của QTD bị tha hóa về phẩm chất đạo đức, lối sống, cấu kết với các thành phần xấu bên ngoài vi phạm quy định về cho vay, vay ké, cò tín dụng,… làm thiệt hại tài sản của QTD và ngƣời dân.

- Trình độ về bằng cấp của các QTD mới đƣợc cải thiện trong những năm gần đây nên kỹ năng trong hoạt động quản trị, điều hành, kiểm soát cũng nhƣ hoạt động nghiệp vụ còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong quá trình tái cơ cấu.

Từ tất cả những nguyên nhân trên, vấn đề tìm ra giải pháp để khắc phục đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Điều đó đặt các QTD trƣớc một sự lựa chọn: hoặc là thất bại hoặc là phải cố gắng đƣa hoạt động của cả hệ thống đạt đến một mức an toàn nhất định.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Thời gian qua, mặc dù những đóng góp của QTD cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn chƣa nhiều, sản phẩm từ nguồn vốn đi vay QTD chƣa đáng kể. Đến nay các QTD cơ sở trên địa bàn tỉnh tỉnh Đồng Tháp đã có bƣớc phát triển tƣơng đối vững chắc, an toàn và có hiệu quả, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Những kết quả đã đạt đƣợc của hệ thống QTD có ý nghĩa to lớn, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng, trở thành một công cụ của nhà nƣớc, để thực hiện chính sách tiền tệ, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, góp phần vào việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, hạn chế và đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi và các tệ nạn xã hội khác. Mô hình này đã góp phần làm đa dạng hoá hoạt động kinh doanh tiền tệ trong nông thôn mà các ngân hàng thƣơng mại chƣa đáp ứng đƣợc với những món vay nhỏ, địa bàn sâu rộng. Song trong quá trình ra đời và hoạt động của QTD, cũng đã bộc lộ những tồn tại, khiếm khuyết, cần đƣợc nhận thức và có những giải pháp, biện pháp để chấn chỉnh, uốn nắn, xử lý kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống QTD. Vì thế hoạt động của hệ thống trong giai đoạn hiện nay mặc dù đã đạt đƣợc những thành tự đáng kể nhƣng vẫn còn tồn tại một số hạn chế ảnh hƣởng đến tính an toàn của hệ thống.

Trong phạm vi luận văn này, tác giả đã đi từ lý luận cơ bản đến công tác tổng hợp, phân tích thực trạng hoạt động của QTD trên địa bàn ở nhiều giác độ, với một số phân tích chi tiết và cụ thể. Trong Chƣơng 3, tác giả hy vọng các giải pháp đƣợc đƣa ra sẽ có những đóng góp hữu ích cho hoạt động kinh doanh thực tiến tại hệ thống QTD trên địa bàn

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO HOẠT ĐỘNG CỦA QTD TỈNH ĐỒNG THÁP

Kết quả hoạt động của hệ thống QTD tỉnh Đồng Tháp sau hơn 20 năm thành lập là rất có ý nghĩa, khẳng định sự tồn tại và cần thiết của một loại hình kinh tế HTX hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Song trong quá trình hoạt động của hệ thống QTD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, cũng đã và đang phát sinh một số vấn đề tồn tại, cần sớm đƣợc nhận thức và tìm ra các giải pháp hữu hiệu, nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTD, góp phần vì một hệ thống QTD phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh. Qua quá trình học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)