.10 Mô hình tác động của KSNB đến rủi ro phá sản NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nghiên cứu trường hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam tỉnh bình phước (Trang 34 - 44)

Ngun: Nguyn Tun và Đường Nguyn Hưng (2015)

Tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016) trong nghiên cứu của mình đã đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB của các NHTM Việt Nam bao gồm: (1) Môi trường kiểm soát; (2) đánh giá rủi ro; (3) hoạt động kiểm soát; (4)

Biến kim soát Mức độ vận dụng KSNB theo quy định Việt Nam

Biến ph thuc ROA KSNB Môi trường kiểm soát Đánh giá rủi ro Hoạt động kiểm soát Thông tin và truyền thông

Giám sát

Biến kim soát

Mức độ vận dụng KSNB theo quy định Việt Nam

Biến ph thuc Chỉ số Z- score KSNB Môi trường kiểm soát Đánh giá rủi ro Hoạt động kiểm soát Thông tin và truyền thông

thông tin và truyền thông; (5) giám sát; (6) thể chế chính trị; (7) lợi ích nhóm.

Hình 1.11 Mô hình các nhân t tác động đến s hu hiu ca h thng KSNB trong các NHTM Vit Nam

Ngun: H Tun Vũ (2016)

1.3Khe hng nghiên cu và định hướng nghiên cu ca tác gi

1.3.1 Xác định khe hng nghiên cu

Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố có liên quan một cách tương đối đến đề tài của luận văn, tác giả xác định

được một sốđặc điểm cơ bản như sau:

Đối vi các công trình nghiên cu nước ngoài: thứ nhất là các nghiên cứu của các tác giả đã công bố chủ yếu tập trung vào các hướng: nghiên cứu hệ thống KSNB theo hướng quản trị, theo hướng phục vụ kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ, theo hướng ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, tuy nhiên ít có tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự

hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động. Thứ hai là, việc tìm hiểu và thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm này chủ yếu được tiến hành tại một số quốc gia phát triển có hoạt động KSNB hình thành và phát triển từ lâu như Mỹ, các nước châu Âu hoặc các nước có nền kinh tế kém phát triển như: Srilanka, Uganda,....Vì vậy đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì

Môi trường kiểm soát

Đánh giá rủi ro

Thông tin truyền thông Hoạt đông kiểm soát Giám sát Thể chế chính trị Lợi ích nhóm Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

các nghiên cứu liên quan đến hoạt động KSNB nói chung, KSNB trong NHTM nói riêng và ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM còn rất hiếm, thậm chí là chưa có. Mặt khác, các nghiên cứu này cũng chỉ rõ kết quả có thể thay đổi khi nó được áp dụng trong điều kiện của các quốc gia có đặc

điểm khác nhau, do đó việc xem xét kết quả của các nghiên cứu này tại các NHTM trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam cần được quan tâm. Hai điểm trên được xem là khoảng trống rất quan trọng cho việc nghiên cứu của tác giả trong luận văn của mình.

Đối vi các công trình nghiên cu trong nước: Có nhiều các tác giả đã tập trung vào việc nghiên cứu những mảng vấn đề khác nhau có liên quan đến hoạt

động KSNB như: Xây dựng các mô hình của hệ thống KSNB theo COSO hoặc BASEL; nghiên cứu tác động của các nhân tố trong hệ thống KSNB tới hiệu quả

của hệ thống KSNB trong hệ thống các ngân hàng; nghiên cứu sử dụng các nhân tố

nội tại bên trong cấu thành hệ thống KSNB và cả các nhân tố bên ngoài mang tính

đặc thù của nền kinh tế Việt Nam tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tuy vậy trong các nghiên cứu này chưa có tác giả nào đề cập đến vấn đề liên quan

đến ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB cho riêng hoạt động tín dụng, đặc biệt là nghiên cứu cho riêng trường hợp tại BIDV Bình Phước

Chính vì vậy, những vấn đề mà luận văn này đặt ra và giải quyết trong điều kiện hiện nay sẽ mang tính thời sự và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn của hoạt

động KSNB hoạt động tín dụng ởđơn vị mình đang công tác so với các nghiên cứu

đã thực hiện từ trước đó.

Tóm lại, với việc trình bày tổng thể các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan cùng với việc xác định các lỗ hổng trong các nghiên cứu đó, có thể nhận thấy rằng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, đầy đủ và có hệ thống liên quan đến vấn đề xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng riêng cho hoạt động tín dụng đảm bảo hiệu quả

1.3.2 Định hướng nghiên cu ca tác gi

Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển những công trình nghiên cứu trước, luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB cho riêng hoạt động tín dụng trong NHTM. Tuy nhiên để tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong các ngân hàng thì cần phải xem xét các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đó đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong ngân hàng. Đặc biệt ở đây, tác giả chỉ

nghiên cứu riêng cho trường hợp BIDV Bình Phước. Luận văn sẽ tập trung vào việc kiểm định các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tốđó đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Bình Phước.

Kết lun chương 1

Nội dung chính của chương này trình bày bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau trong và ngoài nước đối với các vấn đề

như: KSNB, hệ thống KSNB, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, các nhân tố tác

động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Trên cơ sởđánh giá một số công trình nghiên cứu đó và xác định được các khoảng trống nghiên cứu, tác giả đã đưa ra giả

thuyết và câu hỏi nghiên cứu chính để làm nền tảng cho việc trình bày các chương tiếp theo của luận văn. Việc phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu được tác giả trình bày trong hai mục: tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước trên cơ sở có chọn lọc các công trình nghiên cứu tiêu biểu đã công bố. Qua phần nhận xét được trình bày như trên, có thể kết luận rằng nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong hoạt động tín dụng tại BIDV Bình Phước trong điều kiện hiện nay là một vấn đề mới mẻ mang tính thời sự và phù hợp với thực tiễn nơi tác giả đang công tác. Từ những nhận xét này, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu của luận văn

CHƯƠNG 2. CƠ S LÝ THUYT V TÍNH HU HIU CA KIM SOÁT NI B HOT ĐỘNG TÍN DNG TI NGÂN HÀNG

2.1Các khái nim 2.1.1 Tính hu hiu 2.1.1 Tính hu hiu

Tính hữu hiệu khi gắn với khía cạnh KSNB theo COSO (2013) là một trạng thái của một quá trình tại một thời điểm nhất định nếu HĐQT và nhà quản lý đảm bảo hợp lý đạt được ba tiêu chí sau đây:

- Hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đạt được ở mức độ nào đó; - BCTC đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy;

- Pháp luật và các quy định được tuân thủ nghiêm ngặt.

Như vậy có thể thấy, tính hữu hiệu được xác định hướng đến việc đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu, mục đích đã được định trước cho một hoạt động hoặc một chương trình đã được thực hiện (đạt được kết quả thoả đáng từ việc sử

dụng các nguồn lực và các hoạt động của tổ chức). Vì vậy, điểm quan trọng trong

đánh giá tính hữu hiệu là phải xem xét giữa kết quả mong đợi trong kế hoạch với kết quả thực tế qua hoạt động. Mỗi nhà nghiên cứu khác nhau, với những tiêu chí

đánh giá khác nhau thì sẽ có những quan điểm riêng của mình về tính hữu hiệu, nhưng chung quy lại chính là việc hoàn thành mục tiêu hay là những hoạt động để đáp ứng được mục tiêu.

Kế thừa báo cáo của COSO, tác giả cho rằng một hệ thống KSNB sẽ đạt

được tính hữu hiệu khi nó đạt được ba mục tiêu sau đây: - Các hoạt động đạt được hiệu quả và hiệu năng; - BCTC đạt được độ tin cậy;

- Pháp luật và các quy định được tuân thủ.

2.1.2 Kim soát ni b

KSNB có nhiều định nghĩa khác nhau:

Theo BASEL (1998), thì KSNB là quá trình được thực hiện bởi HĐQT, ban

được thực hiện tại một thời điểm nào đó, mà còn tiếp diễn ở tất cả các cấp trong ngân hàng. HĐQT và ban điều hành thiết lập môi trường văn hóa tạo thuận lợi cho quá trình KSNB được hiệu quả và việc theo dõi sự hiệu quả đó được diễn ra liên tục. Mỗi cá nhân trong một tổ chức phải tham gia vào quá trình đó.

Tác giả Moeller (2009) thì cho rằng KSNB là một quá trình được thiết kế bởi nhà quản lý và áp dụng trong đơn vị nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về: độ tin cậy của thông tin tài chính và thông tin hoạt động; tuân thủ các chính sách, thủ tục, nội quy, quy chế và luật pháp; bảo vệ tài sản; thực hiện được sứ mệnh, mục tiêu và kết quả của các hoạt động hoặc chương trình của đơn vị; đảm bảo tính chính trực và giá trịđạo đức. Điểm mới trong khái niệm này là mục tiêu đảm bảo tính chính trực và giá trịđạo đức. Đây là mục tiêu về giá trịđạo đức mà KSNB cần đạt tới trong sự

phát triển chung của toàn bộ nền kinh tếđể có thể phát triển bền vững.

Điều 39, Luật kế toán Việt Nam năm 2015 thì định nghĩa KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.

Theo Điều 3, Thông tư 13/2018/TT-NHNN năm 2018 thì KSNB là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật.

Nhìn chung, các khái niệm về KSNB của các tác giả đều thống nhất nhau ở

những điểm chung là: nó là một quá trình; nó được thiết kế và vận hành bởi các nhà quản lý và các nhân viên; nó đảm bảo thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

2.1.3 Hot động tín dng

Luật các tổ chức tín dụng (Quốc hội Việt Nam, 2017) quy định hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Trong đó: Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả

bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Như vậy, tín dụng ngân hàng có thể hiểu là quan hệ chuyển nhượng quyền sử

dụng vốn (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ ngân hàng tới khách hàng (các tổ

chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Cũng như các quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng cũng chứa đựng ba nội dung như sau: Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng; Sự chuyển nhượng này có thời hạn cụ thể; Và có kèm theo chi phí.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, hoạt động tín dụng khác với các hoạt

động giao dịch khác ở những điểm sau đây:

- Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng giá trị vốn, không làm thay đổi quyền sở

hữu vốn;

- Thời hạn tín dụng được xác định trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng;

- Chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng lợi tức tín dụng;

- Tín dụng chỉ xảy ra khi người cho vay tin tưởng người đi vay trả được nợ

và lãi đúng hạn.

2.2Các lý thuyết nn có liên quan

Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng bốn lý thuyết căn bản làm nền tảng cho các nghiên cứu về KSNB như sau: Lý thuyết lập quy; lý thuyết ủy nhiệm; lý thuyết thể chế và lý thuyết tâm lý học xã hội của tổ chức.

2.2.1 Lý thuyết lp quy (Regulatory theory)

Lý thuyết lập quy thường phổ biến ở ba vấn đề chính sau đây: để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong việc điều chỉnh sự bất công hoặc không hiệu quả của giá cả thị trường nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội thì các quy định cần được thiết lập; các nhóm lợi ích trong xã hội thường yêu cầu thiết lập các quy định nhằm tối đa

hóa lợi ích của các thành viên trong nhóm; những người có trách nhiệm trong các tổ

chức lập quy thường hành xử dựa trên lợi ích cá nhân của họ.

Khi áp dụng lý thuyết lập quy vào công trình nghiên cứu, lý thuyết lập quy giải thích được các cơ chế giám sát về mặt pháp luật của hệ thống ngân hàng nói chung và cơ chế hoạt động của hệ thống KSNB trong từng ngân hàng nói riêng.

2.2.2 Lý thuyết y nhim (Agency theory)

Năm 1976, hai tác giả Jensen và Meckling đã xây dựng lý thuyết ủy nhiệm. Lý thuyết này tập trung nghiên cứu vào vấn đề thông qua việc ủy nhiệm tạo nên mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên được ủy nhiệm (agent). Vấn đề ủy nhiệm thường xảy ra khi bên ủy nhiệm (principals) thuê bên được ủy nhiệm (agents) thực hiện một số công việc. Bên được ủy nhiệm được quyền đại diện cho bên ủy nhiệm quyết định các vấn đề đã được ủy nhiệm. Trong các công ty, nhất là các công ty cổ phần, mối quan hệ này biểu hiện thông qua quan hệ giữa cổ đông (bên ủy nhiệm) và người quản lý công ty (bên được ủy nhiệm).

Trong các NHTM, điều này thể hiện rất rõ vì người quản lý thường không sở

hữu nhiều cổ phần, nhưng họ lại đại diện cho cổđông để ra các quyết định liên quan

đến lợi ích của các cổđông. Do vậy bản thân các nhà quản lý phải kiểm soát tốt các hoạt động bên trong ngân hàng mà mình quản lý để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông bằng cách: tạo ra một môi trường kiểm soát chuyên nghiệp, thực hiện các công tác đánh giá rủi ro bên trong ngân hàng, thực hiện các hoạt động kiểm soát,

đảm bảo các thông tin và truyền thông đầy đủ, tin cậy và kịp thời.

Ngoài ra, cần giám sát hành vi của người được ủy nhiệm, thiết lập và duy trì một cơ chế nhằm bảo đảm người được ủy nhiệm đại diện cho quyền lợi của người

ủy nhiệm, giảm thiểu hành vi tư lợi của người quản lý. Đây cũng chính là nền tảng

để xây dựng hệ thống KSNB, là nền tảng xây dựng các thủ tục kiểm soát và bộ máy kiểm soát nhằm đảm bảo quyền lợi cho cổđông trong các NHTM.

Khi áp dụng lý thuyết ủy nhiệm vào trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả kỳ

vọng rằng các nhà quản lý ngân hàng, là người được cổđông ủy nhiệm sẽ thực hiện việc xây dựng một hệ thống KSNB đầy đủ, đáp ứng được việc kiểm soát tốt các

hoạt động bên trong ngân hàng. Do vậy, khi tạo ra môi trường kiểm soát chuyên nghiệp, thực hiện tốt các công tác đánh giá rủi ro, xây dựng các hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nghiên cứu trường hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam tỉnh bình phước (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)