.3 Cơ cấu kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nghiên cứu trường hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam tỉnh bình phước (Trang 53 - 57)

KSNB Đảm bảo sự tin cậy của BCTC Đảm bảo sự tuân thủ cá quy định và luật lệ Đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả Môi trường kiểm soát Đánh giá rủi ro Hoạt động kiểm soát Thông tin và truyền thông Giám sát

- Giám sát thường xuyên: các hoạt động hàng ngày của đơn vị luôn được giám sát thường xuyên. Một số ví dụ về hoạt động giám sát thường xuyên:

+ Báo cáo hoạt động và BCTC: dựa trên báo cáo này, những khác biệt hay chênh lệch đáng kể so với dự toán hay kế hoạch sẽ được phát hiện một các nhanh chóng.

+ Thông tin từ các đối tác bên ngoài sẽ làm rõ thêm các thông tin thu thập bên trong.

+ Cách giám sát tốt nhất cho hệ thống KSNB và giúp xác định các khiếm khuyết của hệ thống là tạo ra bộ máy tổ chức hợp lý song hành với công tác giám sát thường xuyên.

+ Việc đối chiếu giữa số liệu ghi chép về tài sản trên sổ sách với số liệu tài sản thực tế cũng là thủ tục giám sát thường xuyên.

+ Các kiến nghị về các biện pháp cải tiến KSNB của KTNB và kiểm toán độc lập.

- Giám sát định kỳ: bên cạnh giám sát thường xuyên, doanh nghiệp cần có cái nhìn khách quan, độc lập hơn về tính hữu hiệu của hệ thống thông qua đánh giá hệ thống định kỳ. Giám sát định kỳ còn giúp đánh giá tính hữu hiệu của các hoạt

động giám sát thường xuyên trong tổ chức. Khi thực hiện hoạt động giám sát định kỳ, cần lưu ý các nội dung sau:

+ Quy mô và và mật độ của các hoạt động giám sát định kỳ: quy mô đánh giá

đánh giá tùy thuộc vào loại mục tiêu mà nhà quản lý cần quan tâm như: mục tiêu về

hoạt động, mục tiêu về BCTC hay mục tiêu tuân thủ. Mật độ của các giám sát định kỳ dựa vào các rủi ro được đánh giá, phạm vi và mức độ của các hoạt động giám sát thường xuyên.

+ Người thực hiện các hoạt động giám sát định kỳ: thông thường việc giám sát đình kỳ diễn ra theo hình thức tự đánh giá của nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị.

+ Quy trình đánh giá trong giám sát định kỳ: người đánh giá phải hiểu rõ đặc

vào việc tìm hiểu sự thiết kế và vận hành của hệ thống KSNB; người đánh giá cần xác định hệ thống KSNB thực tế hoạt động ra sao; sau khi đã hiểu rõ sự vận hành trong thực tế, người đánh giá phải phân tích tính hữu hiệu của việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB.

+ Phương pháp đánh giá trong giám sát định kỳ: có rất nhiều phương pháp và công cụ có thể sử dụng để đánh giá hệ thống KSNB. Các công cụ có thể là: bảng kiểm tra, bảng câu hỏi và lưu đồ. Về phương pháp đánh giá: một số doanh nghiệp sử dụng phương pháp so sánh thông qua so sánh hệ thống KSNB của họ với các doanh nghiệp khác.

+ Tài liệu hóa: mức độ tài liệu hóa của hệ thống KSNB tùy thuộc vào đặc

điểm của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn luôn có những sổ tay về chính sách của đơn vị, sơđồ hệ thống cơ cấu tổ chức, các bảng mô tả và hướng dẫn công việc và lưu đồ về hệ thống thông tin. Các doanh nghiệp nhỏ thường ít quan tâm đến việc tài liệu hóa các nội dung trên. Chính người đánh giá sẽ quyết định cần tài liệu hóa những gì khi họđánh giá hệ thống KSNB.

+ Kế hoạch thực hiện: người thực hiện đánh giá hệ thống KSNB lần đầu tiên nên tham khảo kế hoạch các nội dung sau đây để thực hiện: Quyết định về phạm vi

đánh giá; xác định các hoạt động giám sát thường xuyên trong đơn vị; phân tích các

đánh giá của kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên độc lập để xem xét các phát hiện liên quan đến KSNB; xác định mức độ ưu tiên (thông thường những khu vực rủi ro cao sẽđược quan tâm trước tiên); xây dựng chương trình đánh giá phù hợp với thứ tự ưu tiên ở trên; họp tất cả các nhân viên có liên quan để bàn về phạm vi, thời gian cũng như phương pháp, công cụ sử dụng, các phát hiện cần phải báo cáo; tiến hành đánh giá và rà soát lại các phát hiện; xem xét về các hành động cần thiết tiếp theo và việc điều chỉnh quá trình đánh giá các khu vực tiếp theo nếu cần thiết.

Những công việc trên sẽđược ủy quyền cho nhiều người thực hiện. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm đánh giá phải giám sát được quá trình đánh giá đến khi hoàn tất.

những khiếm khuyết của hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Bên cạnh những khiếm khuyết phát hiện, cần xem xét hậu quả do khiếm khuyết gây ra. Nhân viên khi thực hiện các hoạt động hàng ngày cần báo cáo cho người quản lý trực tiếp các phát hiện của mình. Sau đó, người này sẽ báo cáo lên cấp cao hơn để đảm bảo rằng thông tin sẽ đến người có thể đưa ra các hành

động cần thiết.

Kết lun chương 2

Nội dung chính của chương này trình bày toàn bộ cơ sở lý thuyết về KSNB, hoạt động tín dụng, hệ thống KSNB nói chung và hệ thống KSNB hoạt động tín dụng trong NHTM nói riêng. Trong chương này còn trình bày các lý thuyết nền làm cơ sởđể giải thích tác động của các nhân tốđến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB,

đó là: lý thuyết lập quy; lý thuyết ủy nhiệm; lý thuyết thể chế và lý thuyết tâm lý học xã hội của tổ chức. Dựa trên hệ thống cơ sở lý thuyết đã được xây dựng và các lý thuyết nền làm nền tảng, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu của luận văn được thực hiện ở chương tiếp theo là xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Bình Phước, bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 3.1Phương pháp nghiên cu và quy trình nghiên cu

3.1.1 Phương pháp nghiên cu

Theo Creswell và cộng sự (2003), thì khi nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh doanh có ba phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng đó là: định tính,

định lượng và hỗn hợp. Theo Creswell và Clark (2007), phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được dựa trên cơ sở hệ nhận thức thực dụng, ứng dụng sản phẩm khoa học – giải quyết vấn đề kinh doanh. So với việc sử dụng nghiên cứu định tính hay định lượng một cách riêng lẻ thì nghiên cứu hỗn hợp sẽ làm cho nhà nghiên cứu thấm nhuần hơn về vấn đề nghiên cứu.

Để giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã vận dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Theo đó, nghiên cứu được thiết kế theo hướng bước tiếp cận đầu tiên là nghiên cứu định tính nhằm thiết lập bảng câu hỏi khảo sát về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Bình Phước. Tiếp theo là nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường các nhân tố và mức

độ tác động của các nhân tố này đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Bình Phước.

3.1.2 Quy trình nghiên cu

Quy trình nghiên cứu hỗn hợp được mô tảở hình 3.1:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nghiên cứu trường hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam tỉnh bình phước (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)