Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chế độ pháp lý đối với con

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đối với con chưa thành niên (Trang 81 - 86)

con chƣa thành niên ở Việt Nam hiện nay.

Từ thực tiễn thực hiện chế độ pháp lý đối với con chưa thành niên như tác giả đã nêu và phân tích bên trên. Để nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thực thi chế độ pháp lý đối với con chưa thàên ở Việt Nam hiện nay, người viết đưa ra một số giải pháp và đề xuất như sau:

Thứ nhất, cần nâng cao hiểu biết của mọi đối tượng trong xã hội thông

77

đối với con chưa thành niên. Từ đó thúc đẩy nhận thức về quyền lợi của con chưa thành niên, nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về chế độ pháp lý đối với con chưa thành niên theo quy định của pháp Luật Việt Nam.

Thứ hai, về quy định liên quan đến chế tài xử phạt đối với hành vi vi

phạm chế độ pháp lý đối với con chưa thành niên cần phải xác đinh mức độ vi phạm, khung hình phạt từ đó tăng khung hình phạt và có chế tài mạnh hơn, có tính răn đe hơn.

Thứ ba, về quy định về đại diện của cha mẹ đối với con chưa thành niên:

- Nên xem xét đến một số trường hợp đặc biệt như người viết đã nêu trên, đưa ra quy định hướng dẫn cụ thể trong từng trường hợp.

- Nên có những điều luật hay văn bản dưới luật quy định rõ thế nào là lợi ích của con chưa thành niên và cần xem xét rõ tính quyền lợi thực tế của con chưa thành niên trong thực hiện giao dịch nhất là thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản với chính cha mẹ, người thân của con chưa thành niên.

- Nên có cơ chế giám sát việc thực hiện quyền đại diện cho con trong những giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn, tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký. Cơ chế giám sát này có thể là cử người giám sát việc đại diện (giống với cơ chế giám sát người giám hộ) hoặc có sự giám sát của cơ quan địa phương (Ủy ban nhân dân xã/phường). Có nghĩa là với những giao dịch mà cần phải có sự đồng ý của cả cha mẹ hoặc thuộc những trường hợp đặc biệt nêu trên thì cần có thêm sự đồng ý của người giám sát và nguyện vọng của con.

Thứ tư, về các quy định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa

thành niên.

- Cần tuyên truyền, vận động để cá nhân, tổ chức hiểu rõ quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa

78

thành niên, để các cá nhân, cơ quan, tổ chức tích cực phát hiện những trường hợp vi phạm và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và trẻ em theo quy định hiện nay có thể là ở trung ương hoặc ở địa phương. Vậy cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và trẻ em nào có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên? Cần có quy định rõ ràng hơn về thẩm quyền của cơ quan ở trung ương hoặc ở địa phương có thẩm quyền.

- Tăng cường năng lực quản lý cơ quan bảo vệ trẻ em, tạo cơ chế pháp lí cho cơ quan này có thể dễ dàng phối hợp với các cơ quan chức năng như Tòa án, Công an, Viện kiểm sát… trong việc bảo vệ người chưa thành niên.

- Nâng cao vai trò của Tòa án trong việc chỉ rõ những sai phạm của cha, mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, đồng thời áp dụng biện pháp xử lý phù hợp nhằm giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật nói chung và tôn trọng quyền của con chưa thành niên nói riêng.

- Điều kiện, trình tự, thủ tục xét rút ngắn thời hạn hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên cũng như điều kiện để Tòa án xét rút ngắn thời hạn này cũng cần được hướng dẫn cụ thể hơn.

79

Người chưa thành niên là đối tượng đặc biệt, đối tượng này phụ thuộc rất nhiều vào gia đình và xã hôi, quyền và lợi ích dễ bị xâm phạm và chưa có khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Do đó, những vấn đề pháp lý đối với trẻ em nói chung và những vấn đề về pháp lý đối với con chưa thành niên nói riêng cần được quy định rõ ràng và cụ thể thông qua đó có thể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Trên cơ sở các quy định về những vấn đề pháp lý đối với con chưa thành niên theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, luật hôn nhân và gia đình 2014 và các luật chuyên ngành khác, luận văn đã đưa ra hê thống các quy định có liên quan, chỉ ra những vấn đề bất cập trong các quy định của pháp luật, những bất cấp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật trên thực tiễn.

Hiện nay đã có khá đầy đủ các quy định liên quan đề những vấn đề pháp lý của con chưa thành niên. Tuy nhiên vẫn còn những quy định chưa được quy định cụ thể và việc áp dụng vẫn còn nhiều lúng túng, khó khăn, không sát với thực tế làm cho những chủ thể áp dụng pháp luật không biết nên áp dụng ra sao đúng và đạt được hiệu quả. Vì vậy, cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các quy phạm chuyên ngành liên quan đến những vấn đề pháp lý đối với con chưa thành niên để bảo đảm, cơ chế thực thi các quy định đó nhằm bảo đảm cho việc thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong thực tiễn được hiệu quả. Từ đó góp phần hoàn thiện các quy định của hệ thống pháp luật, đảm bảo những quyền , nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền, nghĩa vụ của con chưa thành niên.

80

Văn ản pháp luật

1. Bộ luật dân sự năm 2015 2. Bộ luật lao động năm 2012

3. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 4. Luật Hộ tịch năm 2014

5. Luật đất đai năm 2013 6. Luật trẻ em 2016 7. Luật thanh niên 2020 8. Luật nuôi con nuôi 2010

9. Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em năm 1989 10. Hiến pháp năm 2013

11. Nghị định số 71/NĐ-CP ngày 22/8/2011: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 12. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005: Quy định về về đăng

ký và quản lý hộ tịch.

13. Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013: Quy định về công tác gia đình.

14. Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ. 15. Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013: Quy định về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, chống bạo lực gia đình.

Sách, áo, luận văn, kh a luận tốt nghiệp

16. Sách tham khảo. Quyền của người nước ngoài. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Ngô Minh Hương và TS. Lã Khánh Tùng, 2018.

17. Nguyễn Thái Hà, Công chứng hợp đồng giao dịch về tài sản của con chưa thành niên, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, năm

81 2017.

18. Nguyễn Thị Lan, Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội, năm 2008.

19. Nguyễn Văn Quyền, Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật Hôn nhân và gia đình, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014.

20. Kiều Thị Huyền Trang, Quan hệ cha mẹ nuôi- con nuôi theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014.

21. Nguyễn Thị Tú Uyên, Đại diện của cha mẹ cho con chưa thành niên trong giao dịch dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2019.

Cơ sở dữ liệu điện t

22. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/bat-cap-ve-han-che- quyen-cua-cha-me-doi-voi-con-chua-thanh-nien

23. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên – Thực tiễn và giải pháp.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đối với con chưa thành niên (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)