Nội dung quy định pháp luật về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối vớ

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đối với con chưa thành niên (Trang 26)

với con chƣa thành niên.

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con là tổng hợp những quy định mà pháp luật cho phép cha, mẹ thực hiện quyền, được hưởng và những điều

22

mà cha mẹ buộc phải thực hiện vì lợi ích của con, bao gồm nghĩa vụ và quyền về nhân thân, nghĩa vụ và quyền về tài sản.

Thứ nhất, nghĩa vụ và quyền về nhân thân: Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất trí tuệ và đạo đức để trở thành người con hiếu thảo của gia đình, người công dân có ích cho xã hội. Cha mẹ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Cha mẹ không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động không được sử dụng ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Cha mẹ là người giám hộ đại diện cho con đối với con chưa thành niên. Cha mẹ có quyền quyết định chế độ pháp lý về nhân thân của con như: quyền đặt họ tên, tôn giáo, quốc tịch, dân tộc, chỗ ở của con.

Thứ hai, nghĩa vụ và quyền về quyền tài sản: Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình quy định quan hệ pháp luật về tài sản của cha mẹ đối với con thành hai nhóm: quan hệ nuôi dưỡng cấp dưỡng và quan hệ tài sản khác. Nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con là nghĩa vụ pháp lý nhưng cũng đồng thời còn mang tính chất tình cảm tự nhiên và luân lý. Nghĩa vụ này được pháp luật quy định gắn liền với nhân thân của cha mẹ và không thể thay thế hoặc chuyển giao cho người khác. Ngoài ra, các quan hệ tài sản khác bao gồm nghĩa vụ và quyền quản lý định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra,...

2.2.1. Nghĩa vụ và quyền về nhân thân của cha mẹ đối với con chưa thành niên.

Đối với con chưa thành niên cha mẹ có quyền quyết định chế độ pháp lý về nhân thân của con theo quy định của pháp luật.

23

Thứ nhất, cha mẹ có quyền khai sinh, đặt họ tên, xác định tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, chỗ ở của con. Mỗi cá nhân khi sinh ra đều có quyền cơ bản là quyền được khai sinh[2, Điều 29]. Quyền được khai sinh là một trong những quyền quan trọng của mỗi cá nhân để khẳng định sự tồn tại của cá nhân đó và được nhà nước công nhận là một công dân của Nhà nước đó. Quyền được khai sinh là cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân thực hiện các quyền khác như quyền có họ tên, có quốc tịch và các quyền dân sự khác. Tuy nhiên khi sinh ra trẻ em hoàn toàn non nớt về cả thể chất lẫn tinh thần không thể có khả năng tự thực hiện việc khai sinh cho bản thân. Việc đăng ký khai sinh cho con không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của cha mẹ được quy định cụ thể hóa bằng các quy định pháp luật. Tại nghị định số 71/NĐ-CP ngày 22/8/2011: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có quy định: “Cha, mẹ, người giám hộ có trách nhiệm đi khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn quy định. Việc khai sinh cho trẻ em được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch” [11, Điều 14]. Tại Luật Hộ tịch, Nghị định của chính phủ số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em [4, Điều 15]. Như vậy có thể thấy nghĩa vụ và quyền đầu tiền của cha mẹ đối với con đó chính là thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con. Song song với việc thực hiện khai sinh cho con thì cha mẹ chính là người đặt tên, bước đầu xác định dân tộc, tôn giáo, quốc tịch cho con. Đối với trường hợp nhận con nuôi thì cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ tên của người con được nhận nuôi, trong trường hợp con nuôi từ 9 tuổi trở nên thì việc thay đổi tên họ cần có sự đồng ý của con.

24

Thứ hai, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền yêu thương, trông nom, chăm sóc, bảo vệ con chưa thành niên. Người cha, người mẹ kể từ sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ cha mẹ con thì đã làm phát sinh nghĩa vụ và quyền yêu thương, trông nom, chăm sóc, bảo vệ con. Cha mẹ không có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ yêu thương, trông nom, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục con, đây là nghĩa vụ cơ bản và tối thiểu của cha mẹ đối với con cái. Nếu vi phạm, không thực hiện nghĩa vụ nêu trên cha mẹ không chỉ vi phạm quy định về pháp luật mà còn vi phạm đạo đức xã hội, đạo đức làm người cơ bản. Yêu thương, trông nom, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục con còn là quyền của cha mẹ vì trên thực tế không có bất kỳ ai có quyền ngăn cản cha mẹ yêu thương, trông nom, chăm sóc con cái của chính họ để đảm bảo lợi ích, sự phát triển lành mạnh nhất của con chưa thành niên. Quyền và nghĩa vụ này được ghi nhận cụ thể trong Luật hôn nhân và gia đình như sau:

“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.” [3, Khoản 1,2 Điều 69].

Nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái là nền tảng đạo đức, là trách nhiệm thiêng liêng cao quý, mà ai làm cha mẹ cũng muốn con cái mình lớn khônvà trưởng thành. Cha mẹ có trách nhiệm không để con cái thiếu thốn về vật chất và tinh thần. Trên phương diện vật chất, cha mẹ phải tùy vào khả năng có được để lo cho con cái đầy đủ như ăn uống, mặc ở cho đến các phương tiện học hành phát triển tài năng, trí tuệ. Trên phương diện tinh thần cha mẹ không ngừng quan tâm, bồi dưỡng tình cảm cha mẹ con. Gia

25

đình là nên tảng quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức, nhân cách xã hội và đạo đức của con chưa thành niên. Trẻ em bị ảnh hưởng rất lớn từ hình tượng nhân cách sống của cha mẹ, cha mẹ có trách nhiệm giáo dục con cái theo lối sống lành mạnh để trở thành một người con hiểu thảo trong gia đình, một người công dân có ích trong xã hội.

Cha mẹ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. [3, Khoản 4 Điều 69].

Thứ ba, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục. Cha mẹ chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng và chăm sóc con cái thôi là chưa đủ để phát triển đầy đủ về mọi mặt của một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn. Vì vậy, giáo dục đóng vai trò như một tất yếu để căn cứ nên sự phát triển của một con người, giáo dục quyết định đến tính cách, sự phát triển và cái nhìn của xã hội về một công dân có tốt hay không. Vì vậy, nghĩa vụ và quyền giáo dục con mình là vô cùng quan trọng, và được xem là việc đặt lên quan trọng hàng đầu của gia đình cũng như mục tiêu của đất nước. Con người Việt Nam gắn bó vô cùng chặt chẽ với đời sống gia đình nên có thể ảnh hưởng của giáo dục gia đình là hết sức to lớn, lâu dài suốt cả cuộc đời. Nó đặt cơ sở quyết định cho sự hình thành nền tảng nhân cách ở tuổi niên thiếu, thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện nhân cách ở tuổi thành niên. Nhân cách của đứa trẻ bị ảnh hưởng rất lớn từ gia đình nhất là cha mẹ của chúng. Giáo dục không chỉ là dạy dỗ con về đạo đức mà còn là sự trang bị nền tảng kiến thức phục vụ cho định hướng phát triển trong tương lai. Nghĩa vụ và quyền này được Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau: “1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

26

hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.” [3, Điều 72].

Trẻ em là tương lai của đất nước, việc được học tập, giáo dục tốt thì mới có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp và vững mạnh. Quyền được học tập là một quyền cơ bản của trẻ em được Công ước quốc tế và cả pháp luật Việt Nam ghi nhận. Việc giáo dục con cái không chỉ quyền, là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm xã hội. Cha mẹ tạo môi trường hòa thuận đầm ấm trong gia đình, phối hợp với nhà nhà trường và xã hội về mọi mặt trong công cuộc giáo dục con cái. Con cái có xu hướng lựa chọn nghề nghiệp theo định hướng của cha mẹ do vậy cha mẹ có nghĩa vụ và quyền định hướng phát triển nghề nghiệp cho con nhưng đảm bảo sự tôn trọng trong việc tự lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Cha mẹ định hướng con tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội một cách có trách nhiệm, đầy đủ và đúng đắn. Với những trường hợp cha mẹ gặp khó khăn trong việc giáo dục con, họ có quyền đề nghị sự giúp đỡ của cơ quan, tổ chức hữa quan, sự giúp đỡ của xã hội.

Thứ tư, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền đại diện cho con. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi con người đều phải tham gia vào các mối quan hệ trong xã hội, để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, họ cần tham gia vào các mối quan hệ khác nhau, các mối quan hệ này rất đa dạng và phong phú. Do vậy, nhiều khi họ không có đủ khả năng, thời gian tự tham gia vào các quan hệ nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống. Để có thể thỏa mãn được những nhu cầu này các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự cần có người khác thay mình thể hiện ý trí nhưng vẫn mang tới sự ràng buộc cho chính bản thân họ. Bên cạnh

27

những cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể tự mình hoặc bằng chính hành vi pháp lý của mình ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự thì còn có các đối tượng mà pháp luật coi là không có năng lực hành vi hoặc năng lực hành vi không đầy đủ nên không có khả năng tự bản thân tiến hành các giao dịch dân sự. Đối người chưa thành niên họ cũng có nhu cầu rất lớn trong việc tham gia vào các hoạt động đời sống xã hội thông qua các giao dịch dân sự cũng như việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước người thứ ba, nhưng do hạn chế về năng lực hành vi hoặc năng lực hành vi dân sự không đầy đủ nên họ cần tới sự hành động của người khác để xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hiện nay, các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trong việc đại diện theo luật cho con chưa thành niên được quy định trong các văn bản luật chủ yếu là các quyền và nghĩa vụ về tài sản. Lúc này, tuỳ thuộc vào độ trưởng thành trong nhận thức của con chưa thành niên mà xác định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.

Đối với con chưa đủ 6 tuổi cha mẹ có quyền gần như tuyệt đối, con hoàn toàn không có năng lực hành vi dân sự theo pháp luật thừa nhận và mọi giao dịch của con đều do cha mẹ thực hiện. Cha mẹ phải đảm bảo yếu tố lợi ích của con phải được đặt lên hàng đầu trong những tiêu chí đánh giá việc làm của cha mẹ có liên quan đến con, nhất là trong trường hợp định đoạt tài sản. Theo Luật hôn nhân và gia đình, trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con, thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên.

Cha, mẹ có thể xác lập các quyền vì lợi ích của con chưa thành niên, cho phép con chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi được tham gia một số giao dịch nhất định.... Ngoài ra nếu con chưa thành niên gây thiệt hại cho người khác thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm tài sản về hành vi gây thiệt hại

28 này (Điều 586 - Bộ luật dân sự năm 2015).

Đối với cha, mẹ là đại diện của con chưa thành niên, khi con chưa thành niên gây thiệt hại mà không có tài sản thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình, bất luận cha mẹ có lỗi hay không có lỗi với việc con chưa thành niên gây thiệt hại. Pháp luật không quy định là cha mẹ sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường trong trường hợp con chưa thành niên gây ra, dù cha mẹ chứng minh được mình không có lỗi. Các nhà làm luật đã suy đoán lỗi của cha, mẹ trong trường hợp này cha mẹ không làm tròn trách nhiệm trong quá trình dạy dỗ con cái, để con gây ra thiệt hại.

Cha, mẹ cũng không có quyền tặng cho tài sản của con chưa thành niên. nhưng cha mẹ có quyền bán, cầm cố tài sản của con. Trong trường hợp con chưa thành niên đủ 15 tuổi tự mình quản lý tài sản, thì có quyền tự mình định đoạt tài sản. Lúc này vai trò đại diện của cha mẹ chưa chấm dứt nhưng chỉ dừng lại ở mức độ giám sát. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ.

Vấn đề địa diện của cha mẹ đối với con chưa thành niên sẽ được nêu và phân tích chi tiết hơn tại Mục 2.3của Chƣơng này.

2.2.2. Nghĩa vụ và quyền về tài sản của cha mẹ đối với con chưa thành niên. niên.

Ngoài những nghĩa vụ và quyền đối với nhân thân của con chưa thành niên cha mẹ còn có những quyền liên quan đến tài sản. Các nghĩa vụ và quyền về tài sản của cha mẹ đối với con chưa thành niên được ghi nhận chi tiết và cụ thể trong Luật hôn nhân gia đình năm 2014.

Thứ nhất, nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con. Cha mẹ thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con thông qua việc

29

chăm lo, đảm bảo đời sống vật của con thông qua việc cung cấp cấc điều kiện

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đối với con chưa thành niên (Trang 26)