Quy định về đại diện của cha mẹ đối với con chưa thành niên

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đối với con chưa thành niên (Trang 72 - 78)

3.1 Thực tiễn thực hiện chế độ pháp lý đối với con chưa thành niên

3.1.2. Quy định về đại diện của cha mẹ đối với con chưa thành niên

Thứ nhất, trường hợp giám hộ người chưa thành niên luật có quy định đề

ra người giám sát việc giám hộ, Ủy ban nhân dân địa phương có vai trò giám sát để bảo đảm quyền và lợi ích của người chưa thành niên. Tuy nhiên với trường hợp cha mẹ là người đại diện hợp pháp cho con chưa thành niên thì luật không ghi nhận vai trò của người giám sát việc đại diện, vai trò giám sát của Ủy ban nhân dân địa phương đối với việc thực hiện quyền của cha, mẹ đại diện cho con chưa thành niên. Trên thực tế cũng không loại trừ có những trường hợp cha mẹ cố tình phá tán tài sản của con chưa thành niên, chiến đoạt, dịch chuyển tài sản riêng của con chưa thành niên thành tài sản của bản thân. Nhằm bảo đảm cha mẹ không phá tán tài sản của con làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của con chưa thành niên pháp luật nên có quy định về việc cử người giám sát việc đại diện của cha mẹ. Với những trường hợp đặc biệt liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký hay một số lượng lớn trong tổng số tài sản của con chưa thành niên cần có người giám sát để theo dõi và kịp thời phát hiện những hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của con.

Thứ hai, quy định về thẩm quyền đại diện trong trường hợp cha mẹ

không thống nhất ý kiến. Việc đại diện theo pháp luật của cha, mẹ đối với con chưa thành niên được chi phối chủ yếu bởi các quy định trong Bộ luật dân sự (Ðiều 21 và nằm rải rác trong các quy định về đại diện, giao dịch dân sự, thừa kế) và trong Luật hôn nhân và gia đình. Việc đại diện cho con mang tính chất toàn phần hay từng phần tuỳ theo từng khung độ tuổi của con. Mặt khác, nếu con có đủ cha và mẹ nhưng một trong hai người không có năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Toà án hạn chế quyền của

68

cha, mẹ, thì người còn lại là người có đầy đủ quyền đại diện cho con chưa thành niên.Tuy nhiên, nếu cha và mẹ cùng đại diện cho con, thì mọi giao dịch xác lập dưới danh nghĩa và vì lợi ích của con đều phải được sự đồng ý của cả cha và mẹ. Trong trường hợp cha mẹ không thống nhất ký kiến thì sẽ phải áp dụng quy định nào để giải quyết? Có vẻ như nếu cha, mẹ không thống nhất ý kiến, thì hoặc cha hoặc mẹ đại diện cho con trong các giao dịch thông thường; còn các giao dịch liên quan đến bất động sản hay động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (theo khoản 3 Điều 73 Luật hôn nhân và gia đình 2014) sẽ rơi vào chỗ bế tắc và không có hướng giải quyết.

Do đó, cần làm rõ và đưa ra quy định: Đối với những giao dịch bắt buộc có sự đồng ý của cha mẹ và hai bên không thống nhất ý kiến thì cha hoặc mẹ có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân địa phương hoặc Toà án xem xét đến sự cần thiết thực hiên giao dịch, quyền lợi của con chưa thành niên trong việc ra quyết định cho phép hoặc cha hoặc mẹ tham gia giao dịch cụ thể mà không cần sự đồng ý và nhất trí của bên còn lại.

Thứ ba, quy định về thực hiện quyền đại diện của cha mẹ. Quyền và

nghĩa vụ của cha, mẹ trong việc đại diện theo luật cho con chưa thành niên được quy định trong các văn bản luật chủ yếu là các quyền và nghĩa vụ về tài sản. Theo quy định của pháp luật cha mẹ có quyền quản lý, định đoạt tài sản của con chưa thành niên (dưới 15 tuổi) vì lợi ích của con có tính đến nguyện vọng của con. Hầu hết toàn bộ giao dịch của con (dưới 15 tuổi) sẽ do cha mẹ đại diện thực hiện, trừ giao dịch phụ vụ nhu cầu thiết yếu. Cha mẹ đại diện cho con đương nhiên không có quyền tặng cho tài sản của con chưa thành niên cho người khác mà chỉ có quyền thực hiện giao dịch vì lợi ích của con. Trên thực tế có nhiều giao dịch mà cha mẹ định đoạt tài sản của con chưa thành niên với lý do là để lấy tiền nuôi dưỡng, chăm sóc con, mang lại lợi ích tinh thần cho con và nó đáp ứng điều kiện luật định. Tuy nhiên, tại Điều 69 và

69

71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 khẳng định cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên. Vậy việc đem tài sản của con thựa hiện giao dịch nhằm mục đích có chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng con mà theo quy định nó là nghĩa vụ và quyền lợi của cha mẹ, điều đó liệu có bất hợp lý? Ở đây cũng phải xét đến tình hình tài chính của cha mẹ. Nếu nguồn tài chính của cha mẹ chỉ để duy trì một cuộc sống vừa đủ của gia đình thì việc phục vụ cho những nhu cầu cao hơn của con sẽ phải sử dụng đến tài sản của chính con. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý. Thế nhưng, cũng chính vì vậy mà có những cha mẹ lợi dụng để phá tán tài sản của con. Đây cũng là điều khó kiểm soát trong xã hội trong khi chúng ta chưa có cơ chế nào để giám sát việc đại diện của cha mẹ đối với con. Theo pháp luật hiện hành cha mẹ có quyền ngang nhau trong việc đại diện cho con chưa thành niên và phải cùng nhau thực hiện quyền này. Tuy nhiên có trường hợp đặc biệt chỉ có bố hoặc mẹ là người toàn quyền đại diện cho con hoặc có một số trường hợp chưa có luật điều chỉnh. Luạt không quy định có sự giám sát của người giám sát hoặc có sự giám sát của cơ quan địa phương trong việc thực hiện quyền của cha mẹ. Như vậy liệu rằng việc chỉ có bố hoặc mẹ là người toàn quyền đại diện cho con chưa thành niên trong khi chưa có một cơ chế kiểm soát việc đại diện đó có làm nảy sinh sự lạm quyền. Chẳng hạn như:

- Trường hợp cha hoặc mẹ chết. Khi giải quyết vấn đề đại diện cho con chưa thành niên, luật không có hướng dẫn tình huống cha hoặc mẹ chết. Tuy nhiên, việc đại diện cho con chưa thành niên chỉ được thực hiện theo một trong hai chế độ: đại diện theo pháp luật của cha mẹ hoặc giám hộ. Thế mà, luật chủ động dự kiến các trường hợp cần đặt người chưa thành niên dưới chế độ giám hộ; trong các trường hợp ấy không có tình huống cha hoặc mẹ của người chưa thành niên chết. Qua đó, ta xác định rằng khi cha hoặc mẹ chết, thì quyền đại diện cho con thuộc về người còn lại.

70

- Trường hợp cha hoặc mẹ bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Theo Luật hôn nhân và gia đình, trong trường hợp một trong hai người là cha mẹ bị Toà án hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con. Không có văn bản nào chi phối việc thực hiện quyền cha mẹ trong trường hợp này. Như vậy, có thể thừa nhận rằng người còn lại có toàn quyền của cha mẹ không ? hay trong trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, tài sản có giá trị của con có cần xin xác nhận, ý kiến của người đang bị hạn chế hay không?

- Trường hợp cha mẹ ly hôn. Trong trường hợp cha và mẹ ly hôn, thì con chưa thành niên sẽ được giao cho một trong hai người trông nom, nuôi dưỡng. Luật hôn nhân và gia đình, khi giải quyết vấn đề giao con chưa thành niên cho cha hoặc mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng, không đề cập đến việc đại diện cho con. Người không trực tiếp chăm sóc vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Vậy trong trường hợp này xác định người đại diện cho con chưa thành niên vẫn là cả cha và mẹ hay chỉ là người đang trực tiếp nuôi dưỡng con. Và nếu chỉ một mình người trực tiếp nuôi dưỡng con đại diện cho con thì khi định đoạt tài sản là bất động sản , tài sản có giá trị lớn của con liệu rằng người đại diện có cần thông báo hay xin ý kiến của người cha hoặc mẹ đang không trực tiếp nuôi dưỡng con hay không?

Thứ tư, định đoạt tài sản vì lợi ích của con chưa thành niên. Theo Luật

hôn nhân và gia đình, trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con, thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên. Đây là một trong những nguyên tắc thực hiện quyền đại diện của cha mẹ. Tuy nhiên, để hiểu như thế nào là “lợi ích của con” thì chưa có một văn bản nào đề cập đến.

Ví dụ 1: Hộ gia đình ông A là chủ sử dụng quyền sử dụng đất do UBND xã D giao năm 2008. Trong hộ gia đình ông A tại thời điểm cấp giấy chứng

71

nhận quyền sử dụng đất có một thành viên chưa đến tuổi thành niên là cháu B (sinh năm 2004 – là con đẻ của ông A). Đến năm 2018, ông A làm thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất nêu trên để bảo đảm cho khoản vay của chính ông A để có vốn nhằm mục đích kinh doanh . Tại thời điểm làm thủ tục thì B 14 tuổi. Như vậy việc thực hiện thủ tục thế chấp bảo đảm cho ông A vay vốn có đảm bảo quyền lợi cho B hay không?

Phân tích tình huống giả định trên có thể thấy những vấn đề cốt lõi sau: (1) B được xác định là một trong số các đồng sử dụng quyền sử dụng đất nêu trên- một trong những người có quyền đối với đất. Tại thời điểm làm thủ tục thế chấp B mới được 14 tuổi. Theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình thì cha mẹ sẽ là người quản lý định đoạt tài sản của con đưới 15 tuổi. Trong tình huống này thì vợ chồng ông A sẽ là người đại diện cho cháu B để thực hiện giao dịch này. Tuy nhiên cháu B đã hơn 9 tuổi, theo quy định thì việc thế chấp phải xem xét đến nguyện vọng của cháu B.

(2) Hộ gia đình ông A đem thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay của ông A nhằm mục đích kinh. Có quan điểm cho rằng vợ chồng ông A thực hiện được giao dịch này vì khoản vay của ông A nhằm mục đích kinh doanh dó đó khoản lợi ích ông T thu được sẽ được dùng một phần để bảo đảm nhu cầu sống cho cháu B và cả gia đình; điều này cũng vì lợi ích của cháu B. Tuy nhiên cũng có quan điểm, vợ chồng ông A không thể đem tài sản đi thế chấp vì nêu ông A kinh doanh thất bại không có khả năng trả nợ thì tài sản nêu trên sẽ bị xử lý tài sản và ảnh hưởng đến quyền lợi của con. Trong khi việc nuôi dưỡng con chưa thành niên là nghĩa vụ của cha mẹ. Như vậy, việc giải quyết vấn đề này chưa có quy định rõ ràng, vẫn đang nằm ở quan điểm.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp con từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi có quyền tự định đoạt tài sản của mình trong trường hợp tài sản

72

là bất động sản hoặc tài sản có giá trị lớn thì cần có sự đồng ý của cha mẹ. Ví dụ 2: Cháu H 16 tuổi có bố đẻ là ông A và mẹ đẻ bà B. H, A, B có tài sản chung là 01 quyền sử dụng đất. Theo quy định thì cháu H đang nằm trong độ tiểu từ 15 đến 18 tuổi. Ông A và bà B thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất nêu trên sang tên cá nhân của ông A và bà B dưới hình thức cháu H chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên cho bố mẹ bới giá trị chuyển nhượng rất thấp. Như vậy, liệu hành vi trên có trái với quy định của pháp luật?

Phân tích tình huống giả định trên có thể thấy những vấn đề cốt lõi sau: (1) Ông A và bà B chuyển quyền sử dụng đất nêu trên thành tài sản của ông A và bà B thông quan hình thức chuyển nhượng với giá trị chuyển nhượng thấp. Xét trên nhưng quy định của luật thì luật chỉ không có phép thực hiện giao dịch tặng cho vì nó không đem lại lợi ích cho con chưa thành niên còn hình nhức chuyển nhượng có nhận tiền (lợi ích) thì không có quy định cấm. Vậy trên thực tế khi thực hiện giao dịch đối với chính cha mẹ mình thì liệu cháu H có thực sự nhận được phần lợi ích đáng được hưởng khi chuyển quyền.

(2) Tại thời điểm thực hiện giao dịch thì cháu H mới 16 tuổi vẫn chưa có đầy đủ năng lực để nhận thức vấn đề. Hơn nữa, ở độ tuổi này thì cháu H vẫn là con chưa thành niên vẫn là thành phần sống phụ thuộc vào bố mẹ. Khi thực hiện giao dịch cháu H cần sự đồng ý của bố mẹ. Nhưng trong trường hợp này cháu H đang thực hiện giao dịch với chính bố mẹ của cháu. Vậy nên việc xác nhận đồng ý của cha mẹ không có ý nghĩa trong trường hợp này.

Theo phân tích trên thì tình huống giả định nêu trên không vi phạm quy định của pháp luật nhưng cũng không đảm bảo lợi ích của con chưa thành niên.

Về mặt lập pháp, các nhà làm luật đưa ra rất nhiều cơ chế để bảo về quyền lợi cho con chưa thành niên, đặc biệt là những lợi ích về tài sản. Tuy

73

nhiên vẫn con rất nhiều những trường hợp mà chưa có luật điều chỉnh hoặc đã có luật điều chỉnh nhưng phát sinh bất cập trong việc áp dụng.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đối với con chưa thành niên (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)