Quy định về chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ pháp lý đố

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đối với con chưa thành niên (Trang 68 - 72)

3.1 Thực tiễn thực hiện chế độ pháp lý đối với con chưa thành niên

3.1.1. Quy định về chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ pháp lý đố

đối với con chưa thành niên.

Trên thực tế, pháp luật đã đưa ra quy định chi tiết đối với những chế độ pháp lý của con chưa thành niên như: quyền và nghĩa vụ của con chưa thành niên, nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, vấn đề đại diện của con chưa thành niên,... Mặc dù, luật đã đưa ra những quy định rõ ràng và cụ thể nhưng cơ chế để đảm bảo thực hiện quy định lại chưa thực sự hiệu quả. Việc thực hiện những nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên vẫn mang tính chất tự giác của những người làm cha mẹ còn trong trường hợp xuất hiện sự vi phạm thì cơ chế phạt vi phạm vẫn còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe.

Phần lớn trẻ em chưa thành niên đều được bố mẹ, người thân trong gia đình và những người xung quanh yêu thương chăm sóc, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những trường hợp các em bị chính những người thân như cha mẹ, người giám hộ hành hạ, lợi dụng bắt trẻ chưa thành niên đi lang thang, bán báo, bán hàng rong, ăn xin,... Cùng với đó là hành vi ngược đãi không chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, đảm bảo đời sống về vật chất và tinh thần của các em. Đây không chỉ là hành vi vi phạm quyền con người, quyền trẻ em mà còn là hành vi vi phạm đạo đức con người. Đối với những hành vi lợi dụng trẻ em để thu lợi cho bản thân như bắt trẻ em đi lang thang, bán báo, bán hàng rong, ăn xin,... sẽ bị pháp luật xử phạt theo:

- Điều 4 Nghị định số 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có quy định

64

về các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi sau:“…2. Bắt trẻ em, tập

hợp, chứa chấp trẻ em, cho thuê, cho mượn trẻ em để đi lang thang kiếm sống, ăn xin hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi”.

- Nghị định 144/2013/NĐ-CP, Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em như sau:

“Điều 23. Vi phạm quy định về cấm dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống; b) Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này”

“ Điều 27. Vi phạm quy định về cấm ngƣợc đãi trẻ em; lợi dụng trẻ

em vì mục đích trục lợi; ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng hợp pháp, lành mạnh.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;

b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

65

c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;

đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn;

b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Khoản 3 Điều này.”

Mỗi ngày các em thuộc đối tượng chưa thành niên đi lang thang, ăn xin, bán báo, bán vé số,... có thể mang về cho các đối tượng chăn dắt hàng triệu cho đến hàng chục triệu. Trong khi theo Luật quy định mức phạt đối với hành vi nêu trên là xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đến 15.000.000 đồng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đó đang xâm phạm thân thể, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ chưa thành niên. Tuy nhiên để chứng minh được hành vi đó cấu thành tội truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh nêu trên là rất khó còn với mức phạt vi phạm hành chính nêu trên thì quá nhẹ không đủ sức răn đe đối với những kẻ làm cha, mẹ, người thân

66

của các em nhưng lại nhẫn tâm, vô đạo đức đối với chính con em mình. Cấp dưỡng là một trong những quy định bắt buộc của cha, mẹ đối với con sau ly hôn hoặc đối với người sống phụ thuộc không có khả năng lao động tự nuôi sống bản thân. Việc vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng diễn ra khá phổ biến hiện nay.Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cố tình không thực hiện việc cấp dưỡng với những người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng; được biểu hiện bằng việc không chịu đóng góp tiền, tài sản để cấp dưỡng mặc dù có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ đó. Người có hành vi trốn tránh cấp dưỡng sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly ôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật 2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật Ngoài ra hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau: Làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe (ốm đau, bệnh tật...) hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Hình phạt áp dụng : cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Như vậy, với trường hợp trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhìn chung phần lớn các vi phạm liên quan đến nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giao dục trẻ em trong Luật Hôn nhân và gia đình có mực

67

phạt vi phạm hành chính từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng. Nhưng đối với mức phạt trên còn quá thấp và không đủ sức răn đe.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đối với con chưa thành niên (Trang 68 - 72)