Quy định về hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đối với con chưa thành niên (Trang 78 - 81)

3.1 Thực tiễn thực hiện chế độ pháp lý đối với con chưa thành niên

3.1.3. Quy định về hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

Trong quá trình nghiên cứu những vấn đề pháp lý đối với con chưa thành niên, đối với quy định của pháp luật về “hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên” người viết xin đưa ra một số bất hạn chế về các quy định này như sau:

Thứ nhất, về đối tượng có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối

với con chưa thành niên. Theo quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa thành niên là: cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ. Nhưng trên thực tế trường hợp cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đối với con chưa thành niên rất nhiều nhưng số người yêu cầu Tòa án hoặc Tòa án tự mình ra quyết định hạn chế quyền của người cha, người mẹ đó đối với con là rất hiếm. Tình trạng này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Trước hết là do quan niệm sai lệch về quyền giáo dục con. Rất nhiều người cho rằng giáo dục mà không trừng phạt thì không đạt hiệu quả nên khi con cái phạm lỗi hoặc không nghe lời cha mẹ thì cha, mẹ có quyền chửi mắng, đánh đập, bỏ đói, đuổi ra khỏi nhà, bắt lao động nặng, đó là cách cha mẹ dạy dỗ con cái.

Do vậy, khi một đứa trẻ bị cha, mẹ đánh đập, hành hạ, ngược đãi, bóc lột sức lao động… thì những người thân của người đó sẽ cho rằng cha, mẹ đang thực thi quyền giáo dục con. Từ đó dẫn đến tình trạng rất nhiều đứa trẻ bị cha, mẹ đánh đập, xua đuổi, bỏ đói… một cách tàn nhẫn mà không nhận được sự can thiệp của người thân hay những người xung quanh. Biết rằng quyền của những đứa trẻ này bị xâm phạm một cách nghiêm trọng nhưng những người

74

thân thích làm ngơ hoặc chỉ can ngăn mà không nhờ cơ quan chức năng giúp đỡ và cũng không yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của người có hành vi vi phạm nghiêm trọng đối với con. Vì vậy, thực tế số cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của con chưa thành niên rất lớn nhưng số bị Tòa án hạn chế quyền với con lại rất ít.

Thứ hai, việc phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

như hội liên hiệp phụ nữ, cơ quan bảo vệ trẻ em, Tòa án,... trong việc bảo vệ trẻ em nói chung và con chưa thành niên trong các gia đình nói riêng còn rất hạn chế. Có rất nhiều trẻ chưa thành niên bị xâm phạm ngay trong gia đình nhưng không nhận được sự can thiệp của các cơ quan, tổ chức này, chỉ khi xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì các cơ quan, tổ chức này mới vào cuộc nhưng giải quyết vấn đề như thế nào thì còn rất lúng túng.

Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền còn chưa phát huy được vai trò của mình trong vấn đề hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Chẳng hạn, đối với Tòa án khi xét xử các vụ án hình sự mà người phạm tội là người chưa thành niên thì thông thường chỉ kết tội con mà không đề cập đến lỗi của cha, mẹ. Khi con chưa thành niên phạm tội thì cha, mẹ cũng có lỗi rất lớn trong việc giáo dục và quản lý con. Mặt khác, đối với trường hợp Tòa án tuyên phạt cha, mẹ về một trong các tội đối với con chưa thành niên thì Tòa án cũng có quyền tự mình ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Tuy nhiên, trên thực tế, khi kết án cha, mẹ về các hành vi phạm tội đối với con chưa thành niên thì phần lớn Tòa án không tuyên bố hạn chế quyền của người cha, người mẹ đối với con mặc dù pháp luật có quy định khi cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của con chưa thành niên: “Tòa án có thể tự mình ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.”

Thứ ba, cần hướng dẫn rõ ràng hơn về những hành vi của cha, mẹ có

75

còn thiếu cách nhìn đầy đủ về nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ đối với con cái nên chưa có sự phân định rõ ràng giữa quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với các hành vi của con. Trên thực tế, nhiều người cha, người mẹ không hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ đối với con, cũng như không hiểu được rõ hoặc cố tình không hiểu về quyền của con, nhất là với con chưa thành niên nên đã có cách chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng không phù hợp. Hiện nay những trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên chỉ được quy định tại khoản 1 Điều 85- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Những hành vi này có thể xảy ra hàng ngày ở nhiều nơi. Tuy nhiên, thế nào là “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”, thế nào là “Phá tán tài sản của con” và thế nào là “Có lối sống đồi trụy” thì cần được hướng dẫn cụ thể. Tránh trường hợp hiểu không đúng dẫn đến sự tùy tiện ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, thậm chí là không đúng quy định pháp luật. Đáng lẽ, tính chất mức độ hành vi của cha, mẹ là chưa nghiêm trọng hoặc chưa thể coi là phá tán tài sản của con… nhưng Tòa án ra quyết định hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hoặc hạn chế quyền quản lý tài sản riêng của con.. hoặc ngược lại nhưng Tòa án không chấp nhận yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.

Thứ tư, về thời hạn Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa

thành niên và trình tự thủ tục xét rút ngắn thời gian.Theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức do pháp luật quy định ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này. Theo quan điểm của người viết, khoảng thời gian từ 01 đến 05

76

năm là rất rộng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng cùng tính chất, mức độ của hành vi nhưng mỗi Tòa án lại có quyết định thời hạn khác nhau. Cha, mẹ có thể có một hoặc nhiều hành vi quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nên theo người viết, vấn đề thời hạn Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo hướng phân biệt trường hợp có một hành vi với nhưng với trường hợp có 02 hành vi trở lên từ đó quy định các khung thời hạn áp dụng.

Thứ năm, còn thiếu cơ chế để thực hiện hạn chế quyền của cha, mẹ đối

với con chưa thành niên. Do quan niệm truyền thống và điều kiện sống của người Việt Nam nên thông thường con chưa thành niên sống chung với cha, mẹ để cha, mẹ thực hiện việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Như vậy, người cha, người mẹ nào bị hạn chế quyền đối với con thì vẫn có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng con và vẫn được quyền sống chung với con vì không có điều kiện để tách riêng con chưa thành niên với cha hoặc mẹ người bị hạn chế quyền. Khi cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con nhưng họ vẫn sống cùng con thì rất khó hạn chế việc thực hiện quyền trông nom, chăm sóc và giáo dục con, đảm bảo quyền, lợi ích của con chưa thành niên trong thực tế. Do đó, mặc dù pháp luật quy định về việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên nhưng khi Tòa án ra quyết định thì việc thi hành các quyết định đó cũng gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đối với con chưa thành niên (Trang 78 - 81)