Nghĩa thông số được hiển thị trên phần mềm kiểm tra

Một phần của tài liệu Thiết kế và lập trình hệ thống quản lý đóng cắt điện - Khóa luận tốt nghiệp (Trang 33 - 37)

Tên Ý nghĩa

COM3 Serial Số COM khi kết nối Remote I/O với máy tính bằng bộ chuyển RS-232/RS-485 để kiểm tra thông số

MODBUS RTU Loại Truyền thông: MODBUS RTU

CPU ID: 1 Địa chỉ Remote I/O: 01

9600 Tốc độ truyền: 9600 bps

None Paratibit: None

1 Stop bit: 1

3.4. Relays:

Hình ảnh, sơ đồ chân

Nguyên lý hoạt động: Khi có nguồn cấp vào cuộn dây của relay, sinh ra tác động từ hút làm thay đổi trạng thái các tiếp điểm. Từ thường hở thành thường đóng. Từ đó cho dòng điện đi qua tiếp điểm thường hở và ngắt dòng bên tiếp điểm thường đóng.

Relay AC

Chức năng: Điều khiển cung cấp điện cho phụ tải.

Thông số kỹ thuật:

- Dòng định mức: 5A

- Điện áp định mức: 220 VAC

- Số chân: 8 chân. Chân 13-14 cấp điện cho cuộn dây, 9-5 và 12-8 là cặp tiếp điểm thường hở, 9-1 và 12-4 là cặp tiếp điểm thường đóng.

Relay DC

Chức năng: trong mô hình dùng để điều khiển các đèn hành lang, bộ quẹt thẻ, đèn enable, đèn status.

Thông số kỹ thuật:

- Dòng định mức: 5A

- Điện áp định mức: 24 VDC

- Số chân: 8 chân. Chân 13-14 cấp điện cho cuộn dây, 9-5 và 12-8 là cặp tiếp điểm thường hở, 9-1 và 12-4 là cặp tiếp điểm thường đóng.

Mục đích sử dụng của Relay trong đề tài

- Được Remote I/O cấp điện khi có tín hiệu điểu khiển tương ứng để điều khiển cấp điện cho tải.

3.5.Bộ quẹt thẻ

Hình 3.10: Bộ quẹt thẻ

Hình 3.11: Sơ đồ kết nối cơ bản của bộ quẹt thẻ

Chức năng:

- Chân IN được cấp nguồn 220V.

- Chân OUT được kết nối tới các chân của tải rồi sau đó quay trở lại âm nguồn.

- Chân N được kết nối với các tải và nguồn âm của hệ thống.

- Bộ quẹt thẻ như một Relay dùng để đóng cắt điện. Khi quẹt thẻ vào tạo thành một mạch kín cho phép điện được cấp vào phòng.

- Để vận hành công tắc, khách hàng chỉ cần chèn thẻ chìa khóa vào khe cắm khi vào phòng để thông nguồn cho phòng và sau đó tháo ra để rời khỏi.

Mục đích sử dụng của bộ quẹt thẻ trong để tài:

Chương 4: LẬP TRÌNH TRUYỀN THÔNG MODBUS RTU CHO PLC MITSUBISHI FX5U 4.1. Giới thiệu MODBUS

Cuối những năm 1970, Gould Modicon phát triển giao thức MODBUS. MODBUS được đặt ở lớp 7 của mô hình OSI và hỗ trợ truyền thông Chủ/Khách giữa các PLC Modicon và các thiết bị mạng khác. Giao thức MODBUS định nghĩa các phương pháp cho một PLC truy cập một PLC khác, cho một PLC đáp ứng lại các thiết bị gửi yêu cầu kết nối, và biện pháp cho phát hiện và báo lỗi. Giao thức này hỗ trợ các giao thức khác như truyền thông bất đồng chủ/tớ, Modicon MODBUS Plus và Ethernet. Nhằm lợi dụng các công cụ hỗ trợ, phần cứng và các phần mềm được sử dụng cho mạng Internet. MODBUS/TCP cũng được phát triển. MODBUS cũng dựa trên mô hình OSI phần lớp được minh họa như hình sau.

4.2. Các chức năng của MODBUS

Tất cả các chức năng của hỗ trợ bởi giao thức MODBUS được nhận dạng bởi các chỉ số. Chúng được thiết kế như các lệnh điều khiển cho các thiết bị đo lường và điều khiển, chúng bao gồm các nhóm chức năng sau:

- Nhóm lệnh điều khiển cuộn dây dùng cho việc đọc và đặt cho cuộn dây đơn hoặc nhóm các cuộn dây.

- Nhóm lệnh điều khiển nhập cho việc đọc trạng thái nhập của một nhóm các ngõ vào.

- Nhóm lệnh điều khiển đăng ký cho việc đọc và đặt một hoặc nhiều hơn thanh ghi dữ liệu.

- Nhóm chức năng kiểm tra chuẩn đoán báo cáo.

- Nhóm chức năng lập trình.

- Nhóm chức năng điều khiển hỏi vòng.

- Chức năng Reset.

Một phần của tài liệu Thiết kế và lập trình hệ thống quản lý đóng cắt điện - Khóa luận tốt nghiệp (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)