- Trên hình là sơ đồ đấu dây điều khiển các Relay DC của 1 tầng bằng Remote I/O.
- Đối với mô-đun ngõ ra (ARM-DO08P-4S), ta nối chân số 4 với chân dương của cuộn dây, chân số 3 với chân âm của cuộn dây, khi ta điều khiển ngõ ra có điện thì cuộn dây của Relay DC tương ứng có điện.
- Tiếp điểm thưởng hở (N-O) của relay DC sẽ đóng, điều khiển các đèn hành lang, bộ thẻ từ, cuộn dây Relay AC, đèn Enable, đèn Status trong hệ thống. - Khi công tắc hoặc bộ thẻ từ tương ứng có điện (cảm ứng do thẻ) thì cuộn dây
Relay AC đóng lại, thường hở của Relay AC đóng, tín hiệu sẽ được đưa vào cổng tương ứng trên mô-đun ngõ vào của Remote I/O (ARX-DI08P-4S), đồng thời điện sẽ được cấp cho phòng.
Mục đích ứng dụng của Remote I/O trong đề tài
- Đóng vai trò là Slave trong hệ thống điều khiển.
- Nhận lệnh điều khiển từ PLC để điều khiển Relays.
- Gửi tín hiệu thông báo trạng thái của thiết bị về lại PLC (Master).
Kiểm tra thông số truyền của Remote I/O
Bảng 3.4: Các bước thực hiện kiểm tra thông số truyền thông của Remote I/O
Bước Thao tác
1 Kết nối Remote I/O với máy tính qua bộ chuyển RS-232/RS- 485
2 Vào Manage Device để kiểm tra cổng COM được sử dụng bởi bộ chuyển
3 Mở phần mềm Serial Comn Test
4 Chọn các thông số cần test như kiểu truyền thông, cổng sử dụng, tốc độ truyền, địa chỉ Slave,…
5 Ghi nhận lại thông số truyền thông của Remote I/O sau khi test
Hình 3.8: Thông số truyền thông của Remote I/O được thể hiện qua phần mềm GE IP Serial Communication Test
Bảng 3.5: Ý nghĩa thông số được hiển thị trên phần mềm kiểm tra
Tên Ý nghĩa
COM3 Serial Số COM khi kết nối Remote I/O với máy tính bằng bộ chuyển RS-232/RS-485 để kiểm tra thông số
MODBUS RTU Loại Truyền thông: MODBUS RTU
CPU ID: 1 Địa chỉ Remote I/O: 01
9600 Tốc độ truyền: 9600 bps
None Paratibit: None
1 Stop bit: 1
3.4. Relays:
Hình ảnh, sơ đồ chân