Chương trình MODBUS của hệ thống

Một phần của tài liệu Thiết kế và lập trình hệ thống quản lý đóng cắt điện - Khóa luận tốt nghiệp (Trang 49 - 52)

Chương trình ghi vào nhiều cuộn dây:

- Địa chỉ Slave: 01H

- Lệnh: 0FH (Write multiple coils)

- Địa chỉ MODBUS: 0

- Tổng số thiết bị: 8

- Thiết bị khởi tạo lưu trữ dữ liệu đọc: D101

- Giá trị của thành ghi D101 của Master được ghi vào địa chỉ MODBUS là 0 và 7 thiết bị tiếp sau đó của Slave có địa chỉ là 01.

Chương trình đọc từ ngõ vào:

- Địa chỉ Slave: 01H

- Lệnh: 01H (Read Coils/ đọc cuộn dây)

- Địa chỉ MODBUS: 0

- Tổng số thiết bị: 8

- Thiết bị khởi tạo lưu trữ dữ liệu đọc: D0

- Giá trị của 8 thiết bị cuộn dây bắt đầu từ địa chỉ MODBUS là 0 của Slave có địa chỉ 01 đọc vào 8 bit đầu của thanh ghi D111 của Master.

Lưu ý khi tạo chương trình:

 Chắc chắn kết nối điều khiển của lệnh ADPRW không tắt cho đến khi lệnh hoàn thành.

 Khi điều khiển nhiều lệnh ADPRW trong cùng một thời điểm, lệnh ADPRW tiếp theo trong chương trình phải thi hành sau khi lệnh hiện tại hoàn thành xong (Chỉ có một lệnh được thực thi tại một thời điểm).

 Khi sử dụng chức năng đọc cuộn dây hoặc đọc Input trong Master với thiết bị “word”( D hoặc R) giống như thiết bị đích, chỉ số của bit được ấn định trong thiết bị đếm của lệnh ADPRW sẽ được viết đè lên. Vẫn còn lại bit của thiết bị từ không bị tác động.

Chương 5: PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐÓNG CẮT ĐIỆN 5.1. Hệ thống điều khiển giám sát SCADA 5.1. Hệ thống điều khiển giám sát SCADA

SCADA là gì? 5.1.1.1. Định nghĩa

SCADA là công nghệ mà nó cho phép người sử dụng thu thập dữ liệu từ một hoặc nhiều hơn hai hệ thống từ xa và/hoặc gửi giới hạn lệnh điều khiển đến các hệ thống này.

“SCADA is the technology that enables a user to collect data from one or more distant facilities and/or send limited control instructions to those facilities.” (SCADA: Supervisory Control and Data Acquisition. Tác giả Stuart A. Boyer, ISA The Instrumentation, Systems, and Automation Society; 3rd edition.)

5.1.1.2. Tính năng của hệ thống SCADA

Người vận hành có thể nhận biết và điều khiển hoạt động các thiết bị thông qua máy tính và mạng truyền thông. Nói cách khác, SCADA thường được dùng để chỉ tất cả các hệ thống máy tính được thiết kế để thực hiện các chức năng sau:

- Kiểm soát truy cập: Người dùng được chỉ định vào các nhóm, mỗi nhóm đều được định nghĩa các quyền truy cập đọc/ghi các thông số của quá trình điều khiển trong hệ thống.

- HMI (Human Machine Interface): Biểu thị dữ liệu cho người vận hành và cho phép nhập lệnh điều khiển qua nhiều dạng: Hình ảnh, sơ đồ, cửa sổ, menu, màn hình cảm ứng…

- Lập biểu đồ (Trending): Các sản phẩm SCADA đều hỗ trợ tiện ích lập biểu đồ.

- Điều khiển báo động (Alarm Handling): Báo động được dựa trên kiểm tra giới hạn và trạng thái được thực hiện trên các máy chủ.

- Ghi sự kiện và lưu trữ (Logging/Archiving): Sự kiện có thể được ghi theo một tần số đặt trước, hoặc khởi tạo khi có sự thay đổi, hoặc một sự kiện được chỉ định trước xảy ra.

- Xuất báo cáo (Report Generation): Báo cáo có thể xuất dưới dạng truy vấn SQL cho lưu trữ file, bảng ghi sự kiện dạng text, file sự kiện dạng html, … Báo cáo có thể được xuất, in và lưu trữ tự động.

5.1.1.3. Một số lĩnh vực được ứng dụng SCADA

- Ứng dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải.

- Ứng dụng trong lĩnh vực phân phối gas.

- Ứng dụng trong lĩnh vực dầu khí.

- Ứng dụng trong lĩnh vực điều khiển chiếu sáng.

- Ứng dụng trong lĩnh vực điều khiển điện năng.

5.1.1.4. Cấu trúc hệ thống SCADA

Một mạng SCADA về bản chất là sự kết hợp của các máy chủ, máy tớ và các thiết bị thường được kết nối bởi mạng truyền thông.

Thông tin sử dụng bởi các máy chủ được thu thập bởi các bộ điều khiển/cảm biến. Các máy tớ là các giao tiếp được sử dụng bởi người vận hành để tương tác với hệ thống. Các máy chủ thông thường được đặt ở nhà máy chính/trạm chính. Chúng truyền thông tin với các bộ điều khiển cục bộ hoặc ở các vị trí xa.

Một phần của tài liệu Thiết kế và lập trình hệ thống quản lý đóng cắt điện - Khóa luận tốt nghiệp (Trang 49 - 52)