Pháp luật quốc tế bảo đảm Quyền sử dụng ngôn ngữcủa các dân tộc

Một phần của tài liệu Quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở việt nam qua trường hợp của dân tộc tày (Trang 30 - 33)

1.2. Pháp luật quốc tế và pháp luật việt Nam về bảo đảm Quyền sử dụng

1.2.1. Pháp luật quốc tế bảo đảm Quyền sử dụng ngôn ngữcủa các dân tộc

Quyền của các dân tộc thiểu số thuộc quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng đƣợc ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế quan trọng. Đó không phải là những đặc quyền, mà nó đƣợc quy định để tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có thể bảo tồn những bản sắc, đặc trƣng và truyền thống của họ.Các quyền đó chỉ quan trọng trong việc bảo đảm sự đối xử bình đẳng[12].

Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời của Liên Hợp Quốc (UDHR) năm 1948 có ghi: “Mọi ngƣời sinh ra đều đƣợc hƣởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội” - (Điều 2) và Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (viết tắt là ICCPR) năm 1966 ghi: “Tại những nƣớc có nhiều nhóm dân tộc thiểu số, tôn giáo và ngôn ngữ cùng chung sống, thì những cá nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không thể bị tƣớc bỏ về quyền đƣợc thụ hƣởng nền văn hóa riêng, quyền đƣợc thể hiện và thực hành tôn giáo riêng hoặc quyền đƣợc sử dụng tiếng nói riêng của họ” - (Điều 27). Đây là hai văn kiện pháp lý quốc tế nền tảng, ghi nhận các quyền pháp lý cơ bản của con ngƣời về dân sự, chính trị, mà quyền dân tộc thiểu số đƣợc coi là quyền cơ bản trong nhóm các quyền các quyền dân sự, chính trị đó.

Bên cạnh ghi nhận quyền của các dân tộc thiểu số, luật pháp quốc tế còn quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên Công ƣớc phải bảo đảm cho các cá

24

nhân thuộc các nhóm dân tộc thiểu số quyền đƣợc hƣởng nền văn hóa, ngôn ngữ trong các điều kiện đặc thù của mình.

Trong Tuyên bố về quyền của những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ năm 1992 ghi: “Các quốc gia sẽ bảo vệ sự tồn tại và bản sắc dân tộc hay sắc tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của ngƣời thiểu số trong phạm vi lãnh thổ thuộc sự quản lý của họ và khuyến khích những điều kiện để thúc đẩy bản sắc đó; Các quốc gia sẽ thông qua những biện pháp lập pháp và những biện pháp thích hợp khác để đạt đƣợc những mục tiêu này” - (Điều 1). Đây là văn kiện riêng biệt duy nhất của LHQ đề cập đến các quyền đặc biệt của ngƣời thiểu số. Tuyên bố sau khi quy định bảo đảm một sự cân bằng giữa các quyền của những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số đƣợc duy trì, phát triển bản sắc và những đặc trƣng của họ cùng những nghĩa vụ tƣơng ứng của các quốc gia, đã đề cập đến việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập về chính trị của các quốc gia. Các nguyên tắc đƣợc ghi nhận trong Tuyên bố đƣợc áp dụng cho những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số nhằm bổ sung cho các quyền con ngƣời đã đƣợc thừa nhận rộng rãi và đã đƣợc bảo đảm trong các văn kiện quốc tế khác.

Các văn kiện khu vực ghi nhận những quyền đặc biệt của ngƣời thiểu số bao gồm Công ƣớc khung về bảo vệ ngƣời dân tộc thiểu số, Hiến chƣơng Châu Âu về các ngôn ngữ thiểu số và khu vực, Văn kiện của Hội nghị Copenhagen về vị thế của con ngƣời (Tổ chức An ninh và hợp tác Châu Âu - OSCE)..v.v. Theo đó, pháp luật quốc tế quy định quyền của các dân tộc thiểu số gồm các quyền sau:

* Đƣợc các quốc gia bảo vệ cuộc sống và những đặc trƣng về dân tộc, chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của họ.

* Có những quyền hƣởng thụ đời sống văn hóa, thể hiện và thực hành tín ngƣỡng riêng của họ cũng nhƣ sử dụng ngôn ngữ của riêng họ trong đời sống riêng tƣ cũng nhƣ công cộng.

* Có quyền tham gia vào đời sống công cộng và các hoạt động văn hóa, tôn giáo, kinh tế, xã hội.

* Có quyền tham gia vào các quyết định có ảnh hƣởng tới họ ở cấp độ quốc gia và khu vực.

25

* Có quyền thiết lập và duy trì những tổ chức riêng của họ.

* Có quyền thiết lập và duy trì các mối quan hệ hòa bình với các thành viên khác của nhóm họ và của những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số khác, cả trong phạm vi quốc gia và ngoài biên giới quốc gia.

* Đƣợc tự do thực hiện các quyền của họ, dƣới hình thức cá nhân hay cùng các thành viên khác trong cộng đồng, mà không bị phân biệt đối xử.

Nhƣ vậy, quyền dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng của pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời. Việc thúc đẩy và thƣờng xuyên thực hiện quyền của những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ nhƣ là một phần gắn liền trong sự phát triển xã hội nói chung và trong khuôn khổ dân chủ, pháp luật nói riêng, góp phần vào việc tăng cƣờng tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc và các quốc gia[12].

Quyền đƣợc tham gia vào đời sống văn hóa có vị trí quan trọng trong hệ thống quyền con ngƣời, đƣợc đề cập trong Điều 27 của UDHR 1948 sau đó đƣợc cụ thể hóa trong Điều 15 của Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ICESCR 1966. Nhằm góp phần cụ thể hóa các quy định trên, năm 2009, Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã thông qua Bình luận chung số 21 về quyền tham gia vào đời sống văn hóa, trong đó Ủy ban đã giải thích những khái niệm căn bản về “văn hóa” và “đời sống văn hóa”, “tham gia vào đời sống văn hóa” cũng nhƣ các khía cạnh của quyền tham gia vào đời sống văn hóa và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên để đảm bảo quyền này, cụ thể là:

Văn hóa “bao gồm những lối sống, ngôn ngữ, văn học truyền miệng và viết, âm nhạc và bài hát, các hình thức giao tiếp không lời, tôn giáo hay các hệ thống tín ngƣỡng, nghi thức và nghi lễ, thể thao và các trò chơi, phƣơng thức sản xuất hay công nghệ, môi trƣờng tự nhiên và nhân tạo ẩm thực, trang phục và nơi sinh sống, nghệ thuật, phong tục và truyền thống mà qua đó các cá nhân, nhóm ngƣời và cộng đồng thể hiện tính nhân văn và ý nghĩa của sự tồn tại của họ, cũng nhƣ xây dựng thế giới quan thể hiện sự tƣơng tác với các thế lực bên ngoài có ảnh hƣởng đến cuộc sống của họ. Văn hóa hình thành và phản chiếu các giá trị của hạnh phúc và đời

26

sống kinh tế, xã hội và chính trị của các cá nhân, nhóm ngƣời và cộng đồng ngƣời” - (Trích Đoạn 13, Bình luận chung số 21 về quyền tham gia vào đời sống văn hóa của Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 2009).

Một phần của tài liệu Quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở việt nam qua trường hợp của dân tộc tày (Trang 30 - 33)