Pháp luật việt Nam bảo đảm Quyền sử dụng ngôn ngữcủa các dân tộc

Một phần của tài liệu Quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở việt nam qua trường hợp của dân tộc tày (Trang 33 - 37)

1.2. Pháp luật quốc tế và pháp luật việt Nam về bảo đảm Quyền sử dụng

1.2.2. Pháp luật việt Nam bảo đảm Quyền sử dụng ngôn ngữcủa các dân tộc

Chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số: Ngay từ những năm đầu lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết sức quan tâm đến chính sách dân tộc nói chung, chính sách ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số nói riêng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (3/1935) Đảng ta đã xác định: “Các dân tộc.. đƣợc dùng tiếng mẹ đẻ của mình trong sinh hoạt chính trị, kinh tế và văn hóa…”. Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ tám năm 1941 ghi rõ: “Văn hóa của mỗi dân tộc sẽ đƣợc tự do phát triển, tiếng mẹ đẻ của các dân tộc sẽ đƣợc tự do phát triển, tồn tại và đƣợc bảo đảm”. Theo dõi các văn kiện của Đảng, chúng ta thấy rằng, đƣờng lối chỉ đạo này đƣợc quán triệt xuyên suốt từ đó đến nay. Nhƣ trong “Luận cƣơng Cách mạng Việt Nam” do đồng chí Trƣờng Chinh trình bày tại Đại hội Đảng lần thứ hai (2/1951), Đảng ta tiếp tục cụ thể chủ trƣơng: “Phát triển bình dân học vụ và phát triển văn nghệ dân tộc ở các vùng thiểu số, phổ biến việc la tinh hóa tiếng nói của các dân tộc chƣa có chữ viết và đảm bảo việc dạy học bằng các thứ tiếng đó trong các trƣờng của dân tộc thiểu số. năm 1964, Ban Bí thƣ Trung ƣơng đã ra chỉ thị số 84-CT/TW (03/9/1964) về “Nhiệm vụ công tác giáo dục ở miền núi trong hai năm 1964-1965 và 1965-1966”, trong đó nêu rõ: “Sử dụng chữ dân tộc là nguyện vọng thiết tha của các dân tộc, cần nghiên cứu về mặt khoa học, đồng thời mạnh dạn sử dụng rộng rãi ba thứ chữ Tày- Nùng, Mèo, Thái trên sách báo, trong cơ quan hành chính và trong đời sống hàng ngày. Chống tƣ tƣởng coi thƣờng chữ dân tộc, ngại khó, không mạnh dạn phát triển việc học và sử dụng chữ dân tộc. Đi đôi với việc học tập chữ dân tộc, cần dạy chữ phổ thông ngay từ các lớp cấp I của thiếu niên và cả đối với ngƣời lớn tuổi. Đảng đoàn Bộ Giáo dục và Ban dân tộc Trung ƣơng cần phối hợp để chỉ đạo và rút kinh nghiệm về vấn đề này”. Báo cáo chính trị Đại hội VI (12/1986) khẳng định: “Đẩy

27

mạnh sự nghiệp giáo dục ở miền núi, thực hiện chủ trƣơng dùng tiếng nói và chữ viết dân tộc cùng với tiếng phổ thông”. Nghị Quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ V, khóa VIII nhấn mạnh: “…Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001) khẳng định lại: “Ngoài tiếng phổ thông các dân tộc có chữ viết riêng đƣợc khuyến khích học chữ dân tộc”, “Dùng tiếng nói dân tộc và chữ viết của các dân tộc có chữ viết trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở vùng đồng bào dân tộc”. Gần đây, các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X (4/2006) và lần thứ XI (4/2011), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số”[6].

Pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền văn hóa về cơ bản đƣợc xây dựng hoàn thiện trên cơ sở thực tiễn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đồng thời bảo đảm phù hợp những điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam không ngừng xây dựng và triển khai các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của ngƣời dân; khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển cho lĩnh vực văn hóa; bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc, nhất là của các dân tộc thiểu số, trong đó có bảo tồn tiếng nói và chữ viết.

Điều 5 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nƣớc thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nƣớc”. Để bảo đảm các quyền của các DTTS, Điều 42 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ,

28

lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”. Hiến pháp năm 2013 là kết quả của quá trình phát triển nhận thức, tƣ duy của Đảng và Nhà nƣớc ta về quyền con ngƣời, phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nƣớc và bảo đảm nhất quán với các Điều ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời mà nƣớc ta đã tham gia ký kết.

Nƣớc ta là một nƣớc đa dân tộc, các dân tộc ở nƣớc ta sinh sống trong những vùng có hoàn cảnh địa lý tự nhiên không giống nhau. Các dân tộc cộng cƣ với nhau trong những vùng khác nhau, môi trƣờng địa lý và môi trƣờng nhân văn khác nhau đó làm cho các dân tộc trong từng vùng trải qua quá trình giao lƣu văn hóa lâu đời có những sắc thái địa phƣơng mà ta không thể không quan tâm, vùng Đông bắc có giao lƣu văn hóa của các dân tộc ngƣời Tày, Nùng, Dao, Việt; Vùng Tây bắc có bản sắc và giao lƣu văn hóa của các dân tộc nói tiếng Thái, Mông, Việt, Mƣờng, Khơ Me, Mianma…v.v, việc nghiên cứu và giao lƣu văn hóa theo từng vùng cho phép ta tìm hiểu đƣợc kỹ càng hơn văn hóa tộc ngƣời, từ đó có cách xử lý tốt hơn mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển.[2]

Trong sự phát triển giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc, đối với dân tộc ở vùng rẻo cao và vùng căn cứ cách mạng trƣớc đây còn gặp nhiều khó khăn, việc bảo tồn bản sắc đối với của các dân tộc này không dễ dàng. Trải qua thời gian, việc giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc là quá trình đồng hóa dân tộc. Ở nƣớc ta, cơ bản là sự đồng hóa tự nhiên, đồng hóa ở đây không chỉ dân tộc có số dân đông hơn đồng hóa một bộ phận dân tộc có số dân ít hơn mà còn có trƣờng hợp một bộ phận dân tộc đa số bị dân tộc thiểu số đồng hóa. Ví dụ nhƣ cƣ dân ở xã Hƣng Đạo, huyện Hòa An (Cao Bằng) hiện nay chủ yếu là con cháu của các quan lại họ Lê, nay tiếp thu văn hóa Tày..v.v. Ở Việt nam ít nói đến sự đồng hóa dân tộc bằng biện pháp cƣỡng bức. Tuy nhiên, thời kỳ nhà nƣớc đƣa ra chủ trƣơng xây dựng “chế độ mới xã hội chủ nghĩa” với chủ thể là “con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa” thì nhà nƣớc cũng đồng thời chủ trƣơng phá bỏ các phong tục tập quán bị cho là “bảo thủ lạc hậu” để “xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy, rất nhiều thứ thuộc về văn hóa truyền thống của dân tộc Tày bị phá bỏ, những ngƣời hoạt động tín ngƣỡng sẽ bị loại trừ, những ông Tảo, bà Pửt, Then..v.v, đều bị cho là những kẻ gieo rắc mê tín dị

29

đoan làm u mê dân chúng, cho nên họ đều bị bắt và đem đi đến các “trại cải tạo” để học tập, họ phải viết bản kiểm điểm và phải lên tiếng tự phỉ báng những việc họ đã từng làm, sau đó họ phải viết giấy cam kết là không bao giờ hành nghề mê tín nữa, còn các sách và dụng cụ hành nghề thì bị mang ra đốt [11]. Việc này khác gì thực hiện việc đồng hóa toàn diện giữa dân tộc lớn với dân tộc nhỏ một cách hợp pháp. Những ông Tảo, bà Pửt, Then.. khi hành nghề đều có những cuốn sách, sách đó không phải chỉ có giá trị cúng bái (tín ngƣỡng của ngƣời Tày), mà sách còn có giá trị văn học mang tính nhân văn rất cao, ví dụ nhƣ Trƣờng ca “Khảm hải” (Vƣợt biển) dài 650 câu, đƣợc hát ở các đêm Then và Pửt, tác phẩm “Khảm hải” đã đƣợc đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng, may mắn là các khúc ca này vẫn có nhiều ngƣời lúc đó thuộc nên đã đƣợc sƣu tầm và ghi chép lại.[11]

Chủ nghĩa Mác - Lênin lên án hiện tƣợng đồng hóa cƣỡng bức. Đảng và Nhà nƣớc ta không bao giờ chủ trƣơng một sự đồng hóa nhƣ vậy. Tuy nhiên, một số cán bộ các ngành, các cấp địa phƣơng, do tƣ tƣởng chủ quan nóng vội, cố tình hay vô thức đã có một số việc làm trên thực tế là sự cƣỡng bức về thực chất. Nhƣ ở Tây Nguyên, để xúc tiến việc giải thể nhà dài, có nơi đề ra chủ trƣơng cấp đất cấp rừng cho từng hộ gia đình. Ở Thừa Thiên - Huế, có cuộc vận động đồng bào thiểu số bỏ nhà sàn để ở nhà đất…v.v. Những biện pháp cƣỡng bức nhƣ vậy cần đƣợc loại bỏ, vì nếu không, trong mối quan hệ giữa các dân tộc có lúc phải trả giá.[2]

Từ thời kỳ đổi mới đến nay, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong xây dựng hệ thống pháp luật để đảm bảo quyền con ngƣời nói chung, quyền của các dân tộc thiểu số nói riêng, trong đó có quyền đƣợc tham gia vào đời sống văn hóa nói chung và quyền sử dụng ngôn ngữ của DTTS nói riêng . Các quy định của pháp luật Việt Nam là phù hợp và tƣơng thích với Luật Nhân quyền quốc tế, đồng thời thể hiện nhất quán quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc. Tuy nhiên, việc bảo đảm uyền của các dân tộc thiểu số Việt nam hiện nay vẫn nổi lên những thách thức nhƣ: năng lực thực thi pháp luật của đội ngũ cán bộ, nhất là vùng dân tộc thiểu số còn bất cập; Trình độ dân trí, ý thức pháp luật của ngƣời dân tộc thiểu số còn hạn chế. Bên cạnh đó, một

30

số thế lực thù địch thƣờng xuyên lợi dụng tình hình khó khăn, sự chƣa hoàn thiện của hệ thống pháp luật vu cáo, vu cáo, xuyên tạc về vấn đề dân tộc; Tuyên truyền, chia rẽ khối đại đoàn kết, gây mát ổn định chính trị xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, việc bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số theo tinh thần Hiến Pháp 2013 là vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu lý luận, xây dựng, thực thi pháp luật ở Việt Nam hiện nay.[12]

1.3. Nội dung và đặc điểm cơ bản bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở việt nam qua trường hợp của dân tộc tày (Trang 33 - 37)