2.1. Thực trạng, quan điểm bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữcủa các dân
2.1.1. Khái quát chung về bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữcủa các dân
thiểu số nói chung và của dân tộc Tày
2.1.1. Khái quát chung về bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số nói chung và của dân tộc Tày thiểu số nói chung và của dân tộc Tày
2.1.1.1. Thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số.
Ở Việt Nam, trong 54 dân tộc anh em, ngoài dân tộc Kinh, 53 dân tộc còn lại đƣợc coi là dân tộc thiểu số. Quyền sử dụng ngôn ngữ của 54 dân tộc đều đƣợc Pháp luật Việt Nam ghi nhận.
Điều 5 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Ngoài ra, để bảo đảm các quyền của các DTTS, Điều 42 Hiến pháp năm 2013 cũng ghi nhận: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”. Đồng thời khẳng định:“Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Nguyên tắc này cũng đã đƣợc thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam, đƣợc thể chế và cụ thể hóa trong các văn bản luật nhƣ: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Quốc tịch, Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Bộ luật
44
Dân sự; Bộ luật Tố tụng dân sự; Luật Lao động; Luật Giáo dục; Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân; Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác..v.v.
Đối với việc đảm bảo quyền sử dụng ngôn ngữ của ngƣời DTTS, Việt Nam cũng đã dành sự quan tâm đặc biệt nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền văn hóa của ngƣời DTTS trên lãnh thổ Việt Nam, điều này đƣợc thể hiện qua một số nội dung sau:
Thứ nhất, Quyền được tham gia vào các hoạt động của đời sống văn hóa và bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa riêng
Quyền bảo tồn và phát triển văn hóa DTTS đƣợc coi là quyền đặc thù có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng DTTS và đã đƣợc quy định ở nhiều văn bản khác nhau. Điều 41, Điều 42 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa; Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”. Để đảm bảo quyền này, Nhà nƣớc ta không chỉ ban hành các văn bản pháp luật chuyên ngành làm cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện quyền mà còn có các chính sách, đề án bảo tồn và phát triển văn hóa nhƣ: Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg hoặc là quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung dạy tiếng DTTS cho cán bộ, công chức công tác ở vùng DTTS, Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,…
Thứ hai, Quyền được sử dụng và phổ biến ngôn ngữ riêng và lựa chọn ngôn ngữ để giao tiếp
Trong các quyền công dân đƣợc quy định trong Hiến pháp năm 2013, quyền sử dụng và tiếp cận ngôn ngữ đã đƣợc đề cập đến tại Điều 42 nhƣ sau: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”. Điều 5 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống
45
và văn hóa tốt đẹp của mình”; Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “Nhà nước tạo điều kiện để người DTTS được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp học sinh người DTTS dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác”; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định về tiếng nói, chữ viết dùng trƣớc Tòa án nhân dân: “Tiếng nói, chữ viết dùng trước Tòa án là tiếng Việt. Tòa án bảo đảm cho những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án nhân dân, trường hợp này phải có phiên dịch”. Điều 21 Luật Di sản văn hóa năm 2013 cũng có những quy định tƣơng tự.Tiếp đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
Nhìn chung, có thể thấy, ngƣời dân dù thuộc về bất kỳ DTTS nào hay là ngƣời dân tộc Kinh, cũng đều đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo quyền bình đẳng trong thụ hƣởng và khuyến khích phát huy các giá trị văn hóa do mình hoặc cộng đồng tạo ra. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng tạo mọi điều kiện, cả về pháp luật và cơ sở vật chất để đảm bảo quyền này của ngƣời dân, trong đó có ngƣời DTTS[24].
2.1.1.2. Một số tồn tại, hạn chế về đảm bảo quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu sốViệt Nam
Chính sách pháp luật Việt Nam về ngƣời DTTS nói chung và về quyền quyền sử dụng ngôn ngữ của ngƣời DTTS nói riêng vẫn tồn tại một số điểm hạn chế nhƣ:
- Còn có sự chồng chéo, chƣa phù hợp mối quan hệ giữa chính sách vùng, cộng đồng, chính sách cho hộ nói chung và chính sách dân tộc, dẫn đến các can thiệp chính sách còn chƣa hiệu quả;
- Các chính sách này thƣờng đƣợc thiết kế theo phƣơng thức “một can thiệp phù hợp cho tất cả”, trong khi đặc điểm mỗi vùng miền, địa phƣơng, dân tộc là rất khác biệt. Điều này không chỉ làm giảm sự phù hợp của chính sách, mà còn hạn chế tính sáng tạo, hiệu quả thực hiện chính sách ở cấp địa phƣơng.
- Hầu hết các chính sách trong thời gian qua đều có một điểm chung là hỗ trợ mang tính “cho không” mà không theo hƣớng “có điều kiện”, nghĩa là ngƣời nghèo,
46
hộ, xã nghèo phải có trách nhiệm nhƣ thế nào khi thụ hƣởng chính sách của Nhà nƣớc. Ví dụ, chính sách giảm nghèo chƣa đƣợc tiếp cận đúng, vì không quy định điều kiện đối với đối tƣợng thụ hƣởng, dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Nhà nƣớc, vì thế chính sách không tạo ra động lực phát triển.
- Các chính sách về quyền văn hóa của ngƣời DTTS đƣợc thiết kế thiếu sự gắn kết với các chính sách của các ngành khác nhƣ kinh tế, y tế… dẫn tới phân tán, chồng chéo trong chính sách, không thể thực hiện việc điều phối chung để đạt đƣợc hiệu quả một cách toàn diện và tổng thể. Một số chính sách cho vùng đồng bào DTTS nói chung chƣa đƣợc thiết kế, xây dựng và thực hiện phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán, ngôn ngữ của đồng bào, do vậy hiệu quả chƣa cao. Trong khi các thông tin, cơ sở dữ liệu về các DTTS Việt Nam - nhất là thông tin liên quan đến trình độ phát triển của các DTTS còn chƣa đầy đủ, toàn diện và thiếu cập nhật.
- Bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc đang đứng trƣớc nguy cơ mai một, bị đồng hóa, nhất là ở các cộng đồng vùng nghèo dƣới tác động của đời sống kinh tế - xã hội hiện đại, hiện tƣợng xâm thực văn hóa, xâm nhập và biến đổi tôn giáo - tín ngƣỡng diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nhiều thiết chế tổ chức, quản lý làng, bản truyền thống gắn với các cộng đồng không gian văn hóa bị phá vỡ (hoặc phá bỏ trong quá trình phát triển).
- Các thiết chế văn hóa cơ sở cho vùng DTTS cũng đang hết sức nghèo nàn. Tỷ lệ xã vùng DTTS không có nhà văn hóa lên đến 53,3%; chỉ có 62,4% số thôn, bản có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng trong tổng số 48.494 thôn, bản vùng DTTS, tỷ lệ thôn, bản có loa truyền thanh cũng chỉ đạt 56,8%. Khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là những nơi đang gặp khó khăn nhất về thiết chế văn hóa cơ sở. Sự mai một và mất dần bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS (pha tạp, biến đổi, biến thái văn hóa, mất dần ngôn ngữ mẹ đẻ…) đang diễn ra ở nhiều chiều cạnh khác nhau, nhất là đối với 16 tộc ngƣời thiểu số rất ít ngƣời gồm: Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo (dƣới 1.000 ngƣời), Cống, Mảng, Bố Y, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái (dƣới 5.000 ngƣời), Lự, Pà Thẻn, Chứt, La Ha và La Hủ (dƣới 10.000 ngƣời). Từ ngôn ngữ, các vật dụng trong cuộc sống hàng ngày, đến kiến trúc nhà ở, các lễ
47
nghi trong đời sống xã hội (hôn nhân, tang ma, thờ cúng...) mang tính bản sắc truyền thống và khác biệt của từng tộc ngƣời ít còn đƣợc duy trì, thay vào đó là nét văn hóa của ngƣời đa số. Hệ lụy từ xu hƣớng này sẽ để lại những hậu quả khó lƣờng, nó không đơn thuần chỉ là mai một bản sắc văn hoá truyền thống tộc ngƣời, mà kết hợp với các tác động kinh tế - xã hội khác có thể dẫn sự biến mất của một số tộc ngƣời thiểu số trong tƣơng lai[24]. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhận xét rằng: “…Môi trƣờng văn hóa có những mặt chƣa thực sự lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc. Mức hƣởng thụ văn hóa giữa các vùng miền còn khoảng cách lớn.Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn rất cao, giảm nghèo thiếu bền vững. Ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ bỏ học, tái mù chữ còn cao, dạy tiếng dân tộc chƣa đƣợc chú trọng…” ( Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, NXBCTQGST, trang 72).
Nhiều học giả trên thế giới nhận xét rằng quyền sử dụng ngôn ngữ thƣờng đƣợc xem là nhóm quyền ít đƣợc chú ý trong các nhóm quyền con ngƣời (dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa). Nhận thức phổ biến của cộng đồng quốc tế cho rằng việc hiện thực hóa các quyền dân sự, chính trị là mang tính tức thời. Vì trong thực tế việc đảm bảo các quyền này không đòi hỏi phải tiêu tốn nhiều nguồn lực vật chất, do đó, bất cứ quốc gia nào, giàu hay nghèo, đều có thể tiến hành ngay đƣợc. Trong khi đó, việc thực hiện hóa các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa có thể dần dần, từng bƣớc tƣơng ứng với nguồn lực sẵn có của quốc gia. Điều này là bởi trong thƣc tế việc thực thi các quyền trong nhóm này đòi hỏi phải tiêu tốn rất nhiều nhân lực, vật lực vƣợt quá khả năng hiện tại của những quốc gia nghèo.
Tuy nhiên, cần chú ý là việc thực hiện hóa dần dần, từng bƣớc các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa không có nghĩa là các quốc gia không cần xúc tiến bất cứ kế hoạch hay hành động nào, hoặc không cần đề ra bất cứ mục tiêu, chỉ tiêu hay thời hạn nào cho việc này. Nó đơn thuần chỉ là cho phép các quốc gia thực hiện các quyền này ở mức độ tƣơng ứng với nguồn lực thực tế của nƣớc mình. Để đảm bảo rằng các quốc gia sẽ chủ động, tích cực và nỗ lực hết mức trong phạm vi các nguồn
48
lực của nƣớc mình nhằm thực thi nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Chính vì vậy mà LHQ đã đề xƣớng các khái niệm về nghĩa vụ tổ chức và nghĩa vụ đạt đƣợc kết quả[5].
2.1.2. Nghiên cứu trường hợp bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Tày
2.1.2.1. Vài nét sơ lược về lịch sử dân tộc Tày ở Việt Nam
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019, 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam chia theo ngôn ngữ thì có 8 nhóm: Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 85,3% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái (Chữ Thái Đen), Mƣờng, Khmer, Hoa, Nùng, H’Mông, Dao, GiaRai, Ê Đê, Ba Na, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai..v.v. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở Miền Bắc, Tây Nguyên, Miền Trung và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ Đu chỉ có trên 400 ngƣời và Rơ Chăm chỉ có trên 600 ngƣời[13].Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên và xây dựng đất nƣớc.Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.
Dân tộc Tày là một dân tộc hiền hòa, yêu nƣớc, từ xa xƣa lịch sử còn ghi dấu An Dƣơng Vƣơng là vị thủ lĩnh ngƣời Tày đã thống nhất hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt lập nên nƣớc Âu Lạc xƣng ngôi là An Dƣơng Vƣơng (cai trị 50 năm từ 257 đến 208 trƣớc công nguyên và xây dựng kinh đô đầu tiên là thành Cổ Loa (nay là huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội)[11].Trải qua các thời đại từ khi lập nƣớc đến nay, lịch sử đã ghi danh các thủ lĩnh và những vị tƣớng tài của dân tộc Tày, Nùng.Thời nhà Lý (1010-1225) có Dƣơng Tự Minh quê Phú Lƣơng (Thái Nguyên), là vị thủ lĩnh nổi tiếng gan dạ và chí khí, dẹp tan mọi âm mƣu chiếm đoạt nƣớc ta của các thế lực từ Trung Quốc; Năm 1041, có anh hùng Nùng Chí Cao ngƣời Châu Quảng Uyên (Cao Bằng) tập hợp lực lƣợng, đánh chiếm Châu Thảng Do, lập thành một quốc gia riêng, xƣng là Nhân Huệ Hoàng đế, đặt Quốc hiệu là Đại Lịch, quốc gia của họ Nùng bao gồm toàn bộ Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) và hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung
49
Quốc); Ngoài ra, còn có Nùng Tông Đản, ông sinh năm 1046, quê Cao Bằng, ông là ngƣời có công lao lớn đánh quân Tống đến từ Trung Hoa, năm 1075 Lý Thƣờng Kiệt đã huy động hơn 10 vạn quân thủy bộ và cử Tông Đản làm phó tƣớng chỉ huy phần bộ binh, ngày 01/3/1076, quân Đại Việt hạ thành Ung Châu. Sau thắng lợi này vua Lý đã phong chức cho Lý Thƣờng Kiệt là Thái Úy và Nùng Tông Đản chức Lang Trung tƣớng quân, triệu về kinh thành Thăng Long làm Đô quân tƣớng lĩnh ngự tiền sử, hiện nay tên ông đã đƣợc đặt tên cho một đƣờng phố ở Hà Nội; Thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, đầu thế kỷ XX, ngƣời thanh niên dân tộc Tày quê lạng Sơn tên là Hoàng Văn Thụ (1906 - 1944) đã đi sang Trung Quốc tìm cách móc nối với các tổ chức cách mạng lúc bấy giờ, Hoàng Văn Thụ đã trở thành Ủy viên Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng, Bí thƣ xứ ủy Bắc Kỳ. Thời kỳ về sau có Thƣợng tƣớng Đàm Quang Trung (1921 - 1995) quê huyện Hà Quảng (Cao Bằng), ông từng giữ chức phó chủ tịch nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam, Ủy viên BCH Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV đến khóa VI, đại biểu Quốc hội từ khóa IV đến khóa VIII; Dân tộc Tày không phải dân tộc đa số, nhƣng là một dân tộc yêu nƣớc, có vai trò trong việc bảo vệ và xây dựng đất nƣớc, dẫn chứng riêng tỉnh Cao Bằng, một tỉnh vùng núi có hơn 53 vạn dân (Số liệu năm 2019), qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc, đã có tới 21 anh hùng lực lƣợng vũ trang, 05 anh hùng lao động, trong quân đội có 02 thƣợng tƣớng, 07 trung tƣớng, 10