1.3. Nội dung và đặc điểm cơ bản bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữcủa các
1.3.2. Đặc điểm cơ bản bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữcủa các dân tộc
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, từ thời xa xƣa đã là nơi gặp gỡ của nhiều làn sóng di cƣ, là nơi giao lƣu văn hóa của nhiều dân tộc.Nƣớc Việt nam ta từ thời cổ đại đã là quốc gia đa dân tộc, nhƣng vì hồi ấy các dân tộc nƣớc chƣa có chữ viết, nên tri thức dân tộc học đã không đƣợc ghi lại và lƣu truyền cho đời sau. Hiện nay, các nhà khoa học nƣớc ta vẫn công nhận tài liệu dân tộc học sớm nhất ở nƣớc ta là tác phẩm “Dƣ Địa Chí” của Nguyễn Trãi - nhà thơ, nhà bác học và là ngƣời anh hùng dân tộc; Hay trong tác phẩm “Kiến Văn Tiểu Lục” của nhà bác học Lê Quý Đôn, ngoài việc nói đến đời sống của ngƣời Việt, dân tộc đa số, Lê Quý Đôn còn nói đến các dân tộc thiểu số anh em nhƣ ngƣời Thổ (Tày), ngƣời Thái, ngƣời Nùng..v.v. Các tài liệu về dân tộc học hoặc có liên quan đến các dân tộc ở Việt Nam có thể tìm thấy trong các thƣ tịch cổ của Trung Quốc nhƣ Sử ký Tƣ Mã Thiên, Tùy thƣ, Bắc sử, Nam sử, Tống sử[2]..v.v.
Đảng ta từ khi ra đời năm 1930 cho đến nay rất coi trọng vấn đề dân tộc và đã đề ra đƣờng lối, chính sách, chủ trƣơng, nhiệm vụ đúng đắn về vấn đề này trong từng thời kỳ cách mạng của nƣớc ta, dựa vào tình hình đặc điểm các dân tộc trong nƣớc, căn cứ vào học thuyết Mác - Lê nin về vấn đề dân tộc, Đảng ta từ khi thành lập cho đến Đại hội III (năm 1960) đã đề ra 3 chính sách cơ bản của dân tộc là: đoàn kết, bình đẳng, tƣơng trợ. Đến Đại hội IV (năm 1976), các nguyên tắc trên lại đƣợc khẳng định, đồng thời Đảng còn nêu lên một nguyên tắc nữa là cùng làm chủ tập thể
40
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ƣơng Đảng tại Đại hội IV có đoạn viết: “Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế - văn hóa giữa các dân tộc ít ngƣời và dân tộc đông ngƣời, đƣa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp, làm cho tất cả các dân tộc đều có một cuộc sống ấm no hạnh phúc, đều phát triển về mọi mặt, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ”[2]..vv.. Tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, song song với việc đổi mới trên lĩnh vực kinh tế, Đảng ta chủ trƣơng từng bƣớc xây dựng thể chế chính trị mới, thời kỳ này đất nƣớc ta gặp muôn vàn khó khăn, thách thức, trong đó có vấn đề tiếp thu di sản của lịch sử nƣớc ta về thiết chế xã hội cổ truyền, phải xác định đƣợc những mặt tích cực, có thể cải biên, nâng cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng thể chế chính trị mới, cần thiết phải xác định nhận thức, quan điểm trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong việc bảo tồn, làm giàu và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.
Có thể hiểu truyền thống văn hóa là những kinh nghiệm tích lũy đƣợc của con ngƣời trong quá trình thích ứng với môi trƣờng tự nhiên mà họ đã và đang sinh sống, đó là các chuẩn mực của ứng xử xã hội giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Đó là các thói quen trong nếp nghĩ, các tri thức đã tích lũy đƣợc, niềm tin và biểu tƣợng của thế giới tinh thần và tâm linh..v.v, tất cả những cái đó trải qua quá trình lịch sử lâu dài, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã tạo nên các hệ giá trị của di sản văn hóa, tạo nên bản sắc văn hóa. Đó là xuất phát điểm, là nền tảng và môi trƣờng xã hội cho mọi sự phát triển của cộng đồng.
Việt Nam rất giàu về truyền thống văn hóa, trƣớc hết là truyền thống văn hóa của 54 tộc ngƣời, trong đó ngƣời Việt (Kinh) là dân tộc đa số, còn lại là 53 dân tộc thiểu số khác, với quy mô dân số, trình độ phát triển kinh tế xã hội và sắc thái văn hóa khác nhau. Đã có nhà nghiên cứu nói Việt Nam nhƣ một Đông Nam Á thu nhỏ về mặt sắc tộc và văn hóa. Đó là các truyền thống văn hóa địa phƣơng, với 7 vùng văn hóa lớn và 25 tiểu vùng. Mỗi vùng văn hóa nhƣ vậy chứa đựng các truyền thống văn hóa và mang bản sắc văn hóa riêng.
41
Truyền thống văn hóa tộc ngƣời là điều dễ nhận diện, phức tạp hơn là truyền thống văn hóa địa phƣơng. Theo quan điểm chung nhất, có thể hiểu truyền thống văn hóa địa phƣơng là hệ thống các tri thức, quan niệm, thói quen, phong tục, nghi thức đã nảy sinh và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài của cộng đồng trong mối quan hệ với tự nhiên, hoạt động sản xuất, quan hệ xã hội, đời sống vật chất tinh thần của con ngƣời, từ đó có thể tạo nên ý thức và niềm đồng cảm giữa con ngƣời trong cùng một địa phƣơng ấy, tạo nên tính tự tôn dân tộc.
Việt Nam với 54 dân tộc, các dân tộc đƣợc phân bổ trong các vùng với các điều kiện địa lý và nhân văn khác nhau, không thể có một mô hình văn hóa duy nhất mà có thể và chắc chắn là phải có nhiều mô hình văn hóa thích hợp cho từng vùng dân tộc. Mô hình văn hóa Tây Bắc khác với Trƣờng Sơn – Tây Nguyên, hay khác với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ngay với cả Đông Bắc cũng không giống. Vùng Đông bắc nổi bật là văn hóa Tày, Nùng; Vùng Tây bắc nổi bật là văn hóa Thái Mông, ở Đông bắc, cƣ dân nhiều ngƣời biết tiếng phổ thông. Còn ở Tây bắc, nhiều ngƣời biết tiếng Thái, vùng Tây bắc lấy tiếng Thái làm tiếng phổ thông.Vì vậy, đối với một quốc gia đa dân tộc, thì mô hình văn hóa tổng quát là song ngữ và song văn hóa. Đó là việc sử dụng cùng lúc ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ giao tiếp vùng, ngôn ngữ quốc gia và tùy từng vùng thêm các ngôn ngữ láng giềng. Đó là việc giao lƣu văn hóa dân tộc đa số trong quốc gia và văn hóa dân tộc trong vùng[2].
Việc đảm bảo quyền con ngƣời có mối liên hệ nhƣ thế nào với những đặc thù văn hóa? Về vấn đề này, quan điểm chung cho rằng, trong một số hoàn cảnh, việc thực thi các quyền con ngƣời cần tính đến “sự nhạy cảm về văn hóa”. Có nghĩa là không thể viện dẫn những truyền thống văn hóa đặc thù để phủ nhận tính phổ biến của quyền con ngƣời, hoặc sử dụng những đặc thù về văn hóa để biện luận cho những vi phạm rõ ràng về nhân quyền. Hay cũng không thể lấy các giá trị văn hóa truyền thống để bảo vệ và duy trì những tập tục có tính chất phân biệt đối xử về dân tộc, chủng tộc, giới tính, giai cấp[5].
42
Kết luận chƣơng 1:
Quyền sử dụng ngôn ngữ là quyền cơ bản của mỗi cá nhân hay cộng đồng đƣợc tham gia vào đời sống văn hóa, đƣợc sáng tạo và hƣởng thụ ra các giá trị văn hóa, có thể khái quát rằng: quyền văn hóa là quyền đƣợc bảo vệ, tiếp cận và tự do tham gia vào các hoạt động văn hóa lành mạnh có lợi cho sự phát triển của mỗi con ngƣời, mỗi cộng đồng, dân tộc và mỗi quốc gia. Quyền văn hóa đƣợc khẳng định trong nhiều văn kiện quốc tế về quyền con ngƣời, là một nội dung quan trọng về quyền trong Bộ luật nhân quyền quốc tế ( International Bill of Human Rights). Trong Hiến pháp năm 2013 quyền sử dụng ngôn ngữ là kết quả của quá trình phát triển nhận thức, tƣ duy của Đảng và Nhà nƣớc ta về quyền con ngƣời, phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nƣớc và bảo đảm nhất quán với các Điều ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời mà nƣớc ta đã tham gia ký kết.
Bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là những bảo đảm pháp lý để thực hiện trong thực tế quyền sử dụng ngôn ngữ của dân tộc thiểu số ở Việt Nam, bao gồm bảo đảm quyền hƣởng thụ các giá trị văn hóa, bảo đảm quyền tiếp cận các giá trị văn hóa, bảo đảm quyền tham gia vào đời sống văn hóa, bảo đảm quyền sử dụng các tài sản và cơ sở văn hóa. Trong Bảo đảm quyền văn hóa của dân tộc thiểu số thì bảo tồn và duy trì ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc thiểu số nói chung và của dân tộc Tày có ý nghĩa rất quan trọng.
43
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM - NGHIÊN
CỨU TRƢỜNG HỢP CỦA DÂN TỘC TÀY