1.2. Pháp luật điều chỉnh việc kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài
1.2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về kết hôn có yếu tố nƣớc
sự 2015, Luật Cƣ trú 2006, sửa đổi năm 2012, Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi năm 2014…
1.2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài yếu tố nƣớc ngoài
1.2.2.1. Nguyên tắc áp dụng pháp luật
Đặc điểm của kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài là đƣợc điều chỉnh bởi hai hay nhiều hệ thống pháp luật. Do hệ thống pháp luật là khác nhau giữa các quốc gia, giữa các khu vực trên toàn thế giới, điều này sẽ xảy ra tình trạng “xung đột pháp luật”. Trong tƣ pháp quốc tế, phƣơng pháp để giải quyết xung đột pháp luật gồm hai phƣơng pháp là phƣơng pháp xung đột và phƣơng pháp thực chất: Phƣơng pháp xung đột xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm xung đột để lựa chọn pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự; Phƣơng pháp thực chất xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất để điều chỉnh trực tiếp các quan hệ dân sự, nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên tham gia. Đây cũng là hai phƣơng pháp để điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam.
21
“1. Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật này.
Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì
pháp luật nước ngoài được áp dụng.” [5, Điều 122]
Từ quy định trên có thể thấy đƣợc nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với các quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam nhƣ sau:
Thứ nhất, khi điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài thì áp
dụng các quy định của pháp luật Việt Nam; trƣờng hợp pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến pháp luật nƣớc ngoài thì áp dụng pháp luật nƣớc ngoài với điều kiện việc áp dụng đó không trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, đối với trƣờng hợp các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành
viên quy định khác pháp luật Việt Nam thì áp dụng điều ƣớc quốc tế đó; trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến pháp luật nƣớc ngoài thì áp dụng pháp luật nƣớc ngoài.
Nhƣ vậy, việc kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc tôn trọng và bảo vệ phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
22
Điều kiện kết hôn đƣợc hiểu là những yêu cầu mà Nhà nƣớc quy định trong các văn bản pháp luật mà ngƣời muốn kết hôn phải đáp ứng. Hai bên nam, nữ muốn kết hôn thì phải tuân theo những quy định đó. Nếu hai bên nam nữ mà không đáp ứng đƣợc các điều kiện đó thì không đƣợc đăng ký kết hôn, không đƣợc nhà nƣớc ghi nhận và bảo vệ trƣớc pháp luật. Để việc kết hôn đƣợc coi là hợp pháp thì đòi hỏi phải có sự thừa nhận của nhà nƣớc tức là phải đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài nhƣ sau:
“1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của
Luật này về điều kiện kết hôn.” [5, Điều 126]
Theo quy định trên thì khi thực hiện kết hôn tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam thì ngƣời nƣớc ngoài phải đáp ứng đồng thời điều kiện kết hôn theo pháp luật của nƣớc mà họ mang quốc tịch (hoặc nơi họ cƣ trú) và điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Các điều kiện kết hôn của pháp luật Việt Nam đƣợc quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, đƣợc áp dụng cho bên nam hoặc nữ là công dân Việt Nam hoặc khi việc kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài tiến hành tại Việt Nam. Theo đó, hai bên nam nữ muốn kết hôn với nhau phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
23
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được phép kết hôn”. [5,
điểm a khoản 1 Điều 8]
“Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên là trường hợp nam
đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh; Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau: a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh; b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được
ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.”[10,
khoản 1 Điều 2]
Vậy, điều kiện về tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Pháp luật Việt Nam không quy định về độ tuổi tối đa, chỉ quy định về độ tuổi tối thiểu, đồng thời cũng không giới hạn về sự chênh lệch độ tuổi của nam, nữ trong việc kết hôn. Quy định này phù hợp với quan điểm hôn nhân là dựa trên cơ sở tình yêu thƣơng, quý trọng, bình đẳng và tự nguyện, do vậy, không giới hạn về tuổi tác khi hai bên muốn kết hôn với nhau.
* Về sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn:
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”. Tự nguyện ở đây nghĩa là nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ. [10, khoản 2 Điều 2]
Sự tự nguyện là điều kiện của kết hôn, đây cũng là nguyên tắc cơ bản của hôn nhân. Sự tự nguyện thể hiện ở sự tự do thể hiện ý chí của chính bản thân hai bên nam nữ trong việc kết hôn, xuất phát từ tình yêu chân chính không chịu sự tác động từ bất cứ áp lực nào hay chủ thể nào khác.
Cơ sở của kết hôn là dựa trên tình yêu của hai bên nam nữ, đó là một tình cảm chân chính, thiêng liêng và cao quý, không vì mục đích vụ lợi hay vì
24
những mục đích khác. Tình cảm đó xuất phát từ sự tự nguyện cả hai phía mà không có sự lừa dối, cản trở hay cƣỡng ép. Sự tự nguyện của hai bên nam, nữ thể hiện rõ ràng là họ muốn gắn bó với nhau, cùng nhau chung sống suốt đời, cùng nhau xây dựng cũng nhƣ thực hiện các kết hôn bị coi là vi phạm sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn.
Pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể để đảm bảo cho sự tự nguyện của hai bên nam, nữ khi thực hiện kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài, mà thể hiện rõ nhất là ở quy định khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt để ký vào Giấy chứng nhận kết hôn, nếu không thể có mặt thì cơ quan có thẩm quyền gia hạn thời gian trao giấy chứng nhận, quá 60 ngày mà hai bên nam nữ không đến nhận Giấy chứng nhận thì phải tiến hành đăng ký kết hôn lại từ đầu.
* Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự:
Điểm c khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định hai bên nam, nữ tại thời điểm đăng kí kết hôn phải “Không bị mất năng lực
hành vi dân sự”. Nhƣ vậy, những ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự thì
không đủ điều kiện để kết hôn.
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự”. [1, Điều 19]
Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết
25
Theo quy định trên thì ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự là ngƣời bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà khiến họ không thể nhận thức hay làm chủ đƣợc hành vi của mình và bị Toà án trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Những ngƣời đã bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không đƣợc kết hôn.
Quyền kết hôn là quyền nhân thân của mỗi ngƣời, không thể chuyển giao cho ngƣời khác. Ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự là ngƣời không thể nhận thức và điều khiển đƣợc hành vi của mình, do đó họ không thể tự thể hiện đƣợc ý chí, mong muốn, không thể thực hiện đƣợc các quyền, nghĩa vụ của mình. Nếu kết hôn, họ sẽ không đảm bảo đƣợc chất lƣợng cuộc sống gia đình, mục đích của kết hôn không đạt đƣợc. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho các bên nam, nữ khi kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài, pháp luật Việt Nam có quy định về việc chứng minh mình không bị mất năng lực hành vi dân sự bằng việc phải có Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nƣớc ngoài xác nhận ngƣời đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình. Giấy xác nhận này có giá trị trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp.
* Người kết hôn phải không thuộc các trường hợp cấm kết hôn:
Thứ nhất, cấm kết hôn giả tạo.
Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định:
“Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây
dựng gia đình”.
Kết hôn giả tạo là hành vi của hai bên nam, nữ đồng ý kết hôn với nhau nhƣng không trên cơ sở tình yêu, mục đích không nhằm xây dựng tổ ấm gia đình. Việc kết hôn của hai bên có thể để thực hiện theo những hợp đồng và thỏa thuận ngầm khác không phù hợp với quy định của pháp luật. Kết hôn giả tạo có thể vì nhiều mục đích, lợi ích cá nhân khác nhau nhƣ: kinh tế, địa vị xã
26
hội, vấn đề cƣ trú, mục đích chính trị… Hành vi này vi phạm nguyên tắc về sự tự nguyện của hai bên nam, nữ khi xác lập quan hệ vợ chồng.
Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam hiện nay, kết hôn giả tạo không phải là hành vi hiếm. Đối với kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài hành vi này trở lên phổ biến hơn nhằm che đậy các mục đích, lợi ích cá nhân, cũng có thể nhằm che đậy hành vi nhập cảnh trái phép, hành vi buôn bán ngƣời. Vì các lý do trên mà pháp luật Việt Nam cấm hành vi này.
Thứ hai, cấm tảo hôn, cƣỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết
hôn.
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ
tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. [5 khoản 8 điều 3] Hành vi này vi
phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn.
Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với
ý muốn của họ. [5, khoản 9 điều 3]
Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba
nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn. [9, khoản
3 Điều 2]
Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ
điều kiện kết hôn theo quy định. [5, khoản 9 điều 3]
Các hành vi trên là những hành vi vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn, điều kiện về sự tự nguyện khi kết hôn, đó là những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội, làm sai lệch đi mục đích của kết hôn, không đạt đƣợc mục tiêu phát triển gia đình và xã hội. Trong xã hội Việt Nam xƣa, do hủ tục, những hành vi này là khá phổ biến. Tuy nhiên, xã hội hiện đại cùng sự hội nhập quốc tế, Nhà nƣớc nhận thấy nếu tiếp tục duy trì các hành vi trên thì không thể đảm bảo quyền lợi của con ngƣời, đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội, do đó đã quy định cấm các hành vi này.
27
Đối với kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài, việc cƣỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn có thể xảy ra do nhiều lý do, đồng thời việc kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài có sự khác biệt khá lớn về văn hoá, xã hội, ngôn ngữ giữa hai bên nam nữ dẫn đến tình trạng có thể bị lừa dối, cƣớng ép là có thể xảy ra mà khó có thể phát hiện.
Thứ ba, cấm kết hôn đối với ngƣời đang có vợ hoặc có chồng.
Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.
Khoản 4 Điều 2 Thông tƣ liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP hƣớng dẫn:
“Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-