Giải pháp về hoàn thiện pháp luật về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu Kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực tiễn áp dụng pháp luật tại thành phố hải phòng (Trang 75 - 94)

2.3. Giải pháp để hoàn thiện pháp luật và thực hiện có hiệu quả quy định về

2.3.1. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài

quy định về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài

2.3.1. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài ngoài

* Cần hoàn thiện một số quy định pháp luật

- Nghiên cứu, bổ sung các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài: điều kiện về độ tuổi chênh lệch, về khả năng giao tiếp ngôn ngữ của hai bên, về sức khỏe, đã trải qua lớp đào tạo về văn hóa hôn nhân, gia đình của nƣớc ngoài...

- Chỉnh sửa thống nhất quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn giữa khoản 2 Điều 38 Luật Hộ tịch và khoản 1 Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

- Bổ sung quy định trách nhiệm lập danh sách các tổ chức y tế có thẩm quyền cấp xác nhận một ngƣời không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi (gọi tắt là giấy xác nhận).

* Cần có quy định về hoạt động môi giới kết hôn

Môi giới kết hôn là hoạt động hỗ trợ cho việc kết hôn, nếu đƣợc quy định và quản lý chặt chẽ thì sẽ giúp các bên tìm hiểu, biết rõ nhau hơn trƣớc khi kết hôn, giảm thiểu tỷ lệ ly hôn, tránh đƣợc tình trạng kết hôn nhƣng không có đầy đủ thông tin về đối tƣợng định kết hôn hoặc biết nhƣng không chính xác về các thông tin... Hiện nay ở một số nƣớc trên thế giới đã công nhận và có quy định về môi giơi hôn nhân, quy định cụ thể các hình thức xử

68

lý đối với ngƣời vi phạm quy định của luật và nguyên tắc hoạt động môi giới hôn nhân.

Pháp luật Việt Nam không công nhận hoạt động môi giới hôn nhân, các văn bản pháp luật về hôn nhân gia đình tuy không có quy định về môi giới hôn nhân. Tuy nhiên, pháp luật cũng không có quy định về cấm môi giới hôn nhân. Việc này càng làm tăng mặt tiêu cực của hoạt động môi giới hôn nhân trong xã hội.

Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã có quy định về Trung tâm tƣ vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài là đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ƣơng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hoặc Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có chức năng tƣ vấn những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện, Trung tâm chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình trong công tác này, đề nghị cần phát triển quy định theo hƣớng Trung tâm có chức năng nhƣ một cơ quan có thể thực hiện môi giới hôn nhân để phát huy những mặt tích cực của hoạt động môi giới hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài.

* Cần quy định cụ thể thủ tục phỏng vấn trong một số trường hợp đặc biệt khi đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Trƣớc kia, khi thẩm quyền đăng ký kết hôn vẫn là của cấp tỉnh, chƣa chuyển giao cho cấp huyện, Sở Tƣ pháp Hải Phòng vẫn thực hiện thủ tục phỏng vấn khi đăng ký kết hôn và coi đó nhƣ một quy định mở để từ chối kết hôn. Ở một góc độ nào, thủ tục này đó góp phần quản lý tốt hơn công tác kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài.

Luật Hộ tịch 2014 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành có hiệu lực không quy định thủ tục phỏng vấn khi đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài nữa đã dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều. Những ngƣời đồng tình với việc loại bỏ thủ tục này, coi đây là thủ tục nặng về hình thức, không có ý nghĩa trong thực tế, việc bỏ thủ tục này có thể coi là bƣớc cải cách mạnh mẽ, bảo đảm quyền công dân, quyền con ngƣời trong việc thực hiện kết hôn. Mặt khác,

69

những ngƣời đồng tình với thủ tục phỏng vẫn thì coi đây là cơ sở pháp lý quan trọng để có thể xác định đƣợc mối quan hệ của hai bên nam, nữ khi kết hôn, nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên. Theo đánh giá của Cục Hộ tịch, quốc tịch và chứng thực thì việc triển khai nội dung không hiệu quả, có nhiều bất cập và dễ nảy sinh tiêu cực.

Thực tế những năm qua, khi thực hiện việc đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài không có thủ tục phỏng vấn tại Hải Phòng có thể thấy việc không quy định thủ tục phỏng vấn làm cho công tác quản lý nhà nƣớc về hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài thiếu chặt chẽ hơn so với trƣớc kia. Do đó, ta cần nhìn nhận một cách khách quan hiệu quả của biện pháp này, việc phỏng vấn không đạt hiệu quả có thể là do các quy định chƣa chặt chẽ và triển khai thực hiện không thống nhất giữa các địa phƣơng chứ không xuất phát từ việc nó không còn cần thiết. Pháp luật có thể quy định theo hƣớng không bắt buộc thủ tục phỏng vấn đối với tất cả các trƣờng hợp đăng ký kết hôn, nhƣng trong một số trƣờng hợp đặc biệt (ví dụ có sự chênh lệch tuổi tác quá lớn, ngƣời nƣớc ngoài có dị tật, kết hôn nhiều lần, hai bên không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ chung, hay thời gian tìm hiểu ngắn….); các quy định chặt chẽ cách thức phỏng vấn, nội dung phỏng vấn: kết hôn nhằm mục đích gì, khi những nội dung đó không đạt thì dẫn đến hậu quả pháp lý gì, cần quy định về ngƣời phỏng vấn, ngƣời phiên dịch, chi phí phiên dịch… ; quá trình phỏng vấn cần đƣợc thực hiện một cách kỹ lƣỡng để đảm bảo cuộc hôn nhân đó trên tinh thần tự nguyện, hai bên đã có tìm hiểu về nhau, về gia đình, văn hóa đất nƣớc mình sẽ sinh sống, tránh trƣờng hợp phỏng vấn qua loa, dễ bỏ sót các vụ mua bán ngƣời, kết hôn vì mục đích khác, ảnh hƣởng tới cuộc sống của ngƣời phụ nữ về sau.

* Ký kết các Hiệp định tương trợ Tư pháp liên quan đến hôn nhân - gia đình để tạo điều kiện phối hợp giải quyết có hiệu quả giữa Việt Nam và các nước trong lĩnh vực hôn nhân - gia đình

70

Việt Nam cần tham gia ký kết các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp với các nƣớc về quan hệ hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài.

Trong hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài việc ký kết các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp giữa các quốc gia sẽ là cơ sở quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề đang tồn tại, bất cập nhƣ xem xét tính hợp pháp của hôn nhân, điều kiện kết hôn giữa các chủ thể có đáp ứng đƣợc hay không cũng nhƣ việc theo dõi cuộc sống sau hôn nhân để nắm bắt tình hình và bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân nƣớc mình khi cần thiết. Thực tế cũng cho thấy do chƣa có văn bản hợp tác để có giải pháp cho những vấn đề xung đột pháp luật nên trong quan hệ hôn nhângiữa công dân Việt Nam với công dân ở một số nƣớc, vùng lãnh thổ nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan đã nảy sinh tình trạng lách luật trong việc đăng ký kết hôn, quyền lợi của công dân Việt Nam sinh sống ở nƣớc ngoài chƣa đƣợc bảo hộ đúng mức. Chẳng hạn, pháp luật Hàn Quốc chấp nhận việc đăng ký kết hôn vắng mặt, trong khi đó pháp luật Việt Nam yêu cầu hai bên nam nữ phải cómặt khi làm thủ tục đăng ký kết hôn.

* Ban hành các văn bản pháp luật quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng

Pháp luật cần hoàn thiện, có cơ chế để bảo vệ các công dân Việt Nam ở nƣớc ngoài, quy định thêm vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức xã hội, vai trò của gia đình về trang bị kiến thức cơ bản cho công dân Việt Nam kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài. Đồng thời, cần quy định chế tài mạnh để xử lý nghiêm những trƣờng hợp môi giới kết hôn nhằm mục đích trục lợi của một số tổ chức, cá nhân. Hoạt động môi giới kết hôn nhằm mục đích trục lợi của một số tổ chức, cá nhân diễn ra dƣới nhiều hình thức tinh vi đã hạ thấp phẩm hạnh của ngƣời phụ nữ Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng thuần phong, mỹ tục của dân tộc, ảnh hƣởng đến uy tín quốc gia.

2.3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện có hiệu quả quy định về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài

71

Hôn nhân tiến bộ có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi cá nhân trong xã hội. Hôn nhân tiến bộ là điều kiện cơ bản để xây dựng gia đình hạnh phúc. Mối quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ, tự nguyện sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển toàn diện, góp phần tạo nên một xã hội lành mạnh.

Hiện nay, quá trình hội nhập quốc tế đã tạo nên những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống xa hội Việt Nam và mang đến những hình thức mới cho hôn nhân nhƣ hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài. Tiếp thu những ảnh hƣởng của quá trình hội nhập để xây dựng hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài tiến bộ là một quá trình đầy thách thức, do đó, cần phải đề ra những giải pháp để nâng cao nhận thức về quan hệ hôn nhân và gia đình, từ đó tiến đến xây dựng hôn nhân tiến bộ, phù hợp với những yêu cầu của quá trình hội nhập toàn cầu.

Vấn đề hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài là một hiện tƣợng phổ biến ở Hải Phòng. Thời gian qua việc thực hiện các quy định về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi dẫn đến nhiều bi kịch trong hôn nhân đối với những cô dâu là ngƣời Việt Nam; phía sau những cuộc hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài còn kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội nhƣ vấn đề ly hôn, trẻ em lai gia tăng.... Phụ nữ và trẻ em là hai đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong xã hội, bảo vệ phụ nữ và trẻ em trƣớc những nguy cơ xâm hại là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Việc phòng chống ngăn chặn tội phạm mua bán phụ nữ trẻ em là trách nhiệm chung của cộng đồng, để cùng góp phần vào xây dựng gia đình hạnh phúc, ổn định xã hội mà cũng là sự bình an cuộc sống của mỗi cá nhân; nhƣng đến nay vấn đề kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài ở Hải Phòng vẫn chƣa có nhiều chuyển biến tích cực. Trong thời gian tới, ta cần phải tập trung vào một số vấn đề nhƣ:

Thứ nhất, tuyên truyền vị trí đặc biệt của hôn nhân và gia đình tiến bộ

đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội, giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đƣợc phải dựa trên cơ sở tình yêu mới đi đến kết hôn - đây chính là yếu tố nhân văn trong hôn nhân. Công tác tuyên truyền cần tập trung vào tất cả các đối tƣợng trong xã hội để mỗi cá nhân nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của

72

gia đình đối với sự phát triển của xã hội, vì gia đình là tế bào của xã hội. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền cần sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng tại địa phƣơng, nhất là những địa phƣơng có nhiều trƣờng hợp kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài; cần lồng ghép các nội dung tuyên truyền hôn nhân tiến bộ vào chƣơng trình hành động cho cả nam giới và nữ giới trong mỗi gia đình đƣợc có cơ hội cùng tham gia, thực hiện.

Thứ hai, tăng cƣờng tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, hạn chế trào

lƣu "lấy chồng nƣớc ngoài" vì mục đích không đúng đắn: vì kinh tế, vì mơ ƣớc cuộc sống giàu sang, không phải lao động,... của một bộ phận phụ nữ. Hôn nhân là cơ sở cho sự phát triển của gia đình. Vì vậy, tuyên truyền để mỗi ngƣời hiểu đƣợc thế nào là hôn nhân tiến bộ là một giải pháp cần thiết.

Cần phải đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình thông qua các phƣơng tiện truyền thông, các buổi sinh hoạt tại địa phƣơng hoặc qua cán bộ cộng tác viên dân số ở địa phƣơng, để những thành viên trong gia đình, xã hội ý thức đƣợc tác hại của bạo lực trong gia đình, hình thành thái độ tự giác lên án trƣớc những hành vi bạo lực đối với bản thân và gia đình mình.

Cần đẩy mạnh phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về hôn nhân gia đình, các cấp các ngành cần xác định đây là nhiệm vụ của ngành, cấp, tổ chức mình; đặc biệt là cấp xã và các tổ chức gắn chặt chẽ với ngƣời dân ở nông thôn nhƣ Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố và Thành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Thứ ba, đa dạng hoá các hoạt động thông tin truyền thông: Nội dung phù

hợp với từng đối tƣợng, cần có các phƣơng pháp tuyên truyền đơn giản, dễ nghe, dễ nhớ, dễ hiểu thì mới phát huy đƣợc hiệu quả, đi sâu vào lòng dân. Cần kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lƣợng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để có một đội ngũ cán bộ có năng lực, có tâm với công việc, thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng, tập huấn kiến thức, năng lực chuyên môn.

73

Về phía các cơ quan chức năng: Cần nâng cao nhận thức về những lợi ích cũng nhƣ những bất cập, những vấn đề đặt ra đối với kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài, từ đó, có biện pháp quản lý một cách chặt chẽ việc kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài. Các bộ, ngành Trung ƣơng, địa phƣơng cần tiếp tục quán triệt và nhận thức sâu sắc rằng, tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài là một vấn đề liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, cần phải sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình, trong đó có vấn đề kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài.

Tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung, kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài nói riêng nhằm nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ, thanh niên trong độ tuổi kết hôn, nhất là những nơi có nhiều phụ nữ lấy chồng nƣớc ngoài. Tuyên truyền, phổ biến thông tin các biện pháp ngăn ngừa tội phạm lừa gạt phụ nữ lấy chồng nƣớc ngoài; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trƣờng hợp môi giới kết hôn bất hợp pháp.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phƣơng, tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ vốn vay, giải quyết việc làm cho phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo, tạo điều kiện để họ tự chủ trong cuộc sống, vƣơn lên thoát nghèo và bình đẳng trong các hoạt động xã hội. Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp cần phải lồng ghép các chƣơng trình hành động, đồng thời phổ biến chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống buôn bán ngƣời... cho các gia đình.

Về phía gia đình: Các gia đình cần nhận thức sâu sắc về hôn nhân, gia đình và hạnh phúc của con cái, có nhận thức đúng đắn về kết hôn là việc trọng đại của đời ngƣời, mục đích của kết hôn là phải hƣớng tới xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; không nên vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi cả cuộc đời kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài trong khi không có tình yêu. Cha mẹ, cần tuyên truyền, giáo dục cho con về văn hóa, về truyền thống tốt đẹp của dân tộc để con cái thấy yêu quê hƣơng, đất nƣớc.

74

Gia đình là “tế bào lành mạnh của xã hội” có vị trí rất to lớn đối với sự

Một phần của tài liệu Kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực tiễn áp dụng pháp luật tại thành phố hải phòng (Trang 75 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)