2.2. Những khó khăn, vƣớng mắc trong việc áp dụng quy định pháp luật về
2.2.1. Khó khăn, vƣớng mắc từ các quy định của pháp luật
Hệ thống pháp luật về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam trong những năm qua đã xây dựng đã khá đầy đủ nhƣng vẫn chƣa thực sự hoàn thiện. Một số văn bản còn chồng chéo, mâu thuẫn, chƣa thực sự mạch lạc và rõ ràng. Nhiều văn bản chƣa mang tính dự báo, chƣa lƣờng hết trƣớc đƣợc những vấn đề phát sinh trong thực tế cuộc sống.
Thứ nhất, về điều kiện kết hôn: các quy định về điều kiện kết hôn trong
Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam đƣợc áp dụng chung cho cả các trƣờng hợp kết hôn trong nƣớc và kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài, chƣa có những quy định riêng về các điều kiện kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài. Thực tiễn cho thấy, nhiều trƣờng hợp áp dụng điều kiện kết hôn trong nƣớc là phù hợp nhƣng kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài lại bất hợp lý. Ví dụ về điều kiện tuổi kết hôn, pháp luật Việt Nam chỉ quy định tuổi đủ điều kiện kết hôn mà không quy định về sự chênh lệch tuổi tác của hai bên nam, nữ khi kết hôn. Đối với kết hôn trong nƣớc, quy định này là hợp lý do ảnh hƣởng của phong tục, tập quán, xã hội
59
Việt Nam từ xƣa tới nay coi sự chênh lệch tuổi tác lớn khi kết hôn là không phù hợp thuần phong, mỹ tục; những cản trở về tâm lý và ảnh hƣởng từ xã hội dẫn đến ít xảy ra việc kết hôn khi chênh lệch tuổi tác lớn. Tuy nhiên, khi kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài thì sự chênh lệch tuổi tác không phải là vi phạm quy định, nhiều trƣờng hợp kết hôn hai bên nam, nữ chênh lệch tuổi quá nhiều, có khi bên nam bằng tuổi ông của bên nữ. Kết hôn là quyền của mỗi công dân nhƣng kết hôn mà có sự chênh lệch tuổi tác quá nhiều thì mục đích của kết hôn là xây dựng gia đình hạnh phúc, sinh con đẻ cái duy trì nòi giống… khó có thể đạt đƣợc. Những trƣờng hợp này hiện nay vẫn là một vƣớng mắc trong áp dụng pháp luật, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn vẫn chƣa có biện pháp để xử lý hiệu quả.
Ví dụ:
Trƣờng hợp công dân nữ Việt Nam 27 tuổi làm hồ sơ đăng ký kết hôn với công dân nam Hàn quốc 52 tuổi tại Uỷ ban nhân dân huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn, cán bộ phụ trách giải quyết hồ sơ nhận thấy tuổi tác chênh lệch cao (trên 20 tuổi), không đảm bảo cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Tuy nhiên, qua tìm hiểu các quy định thì nhận thấy cả pháp luật Việt Nam và Hàn quốc đều không có quy định về chênh lệch tuổi tác khi kết hôn. Trƣớc đây, theo quy định tại Thông tƣ 22/2013/TT- BTP ngày 31/12/2013 của Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn Nghị định 24/2013/NĐ-CP hƣớng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài có quy định về Phỏng vấn đối với ngƣời có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Hai bên chênh lệch nhau từ 20 tuổi trở lên thì Sở Tƣ pháp yêu cầu bên ngƣời nƣớc ngoài về Việt Nam để phỏng vấn (Khoản 2 Điều 10 Thông tƣ 22/2013/TT-BTP). Tuy nhiên, hiện nay Thông tƣ này đã hết hiệu lực, pháp luật không có một quy định ràng buộc cụ thể nào để hạn chế tình trạng kết hôn có sự chênh lệch về độ tuổi. Do đó, sau khi hai bên nam nữ nộp đủ hồ sơ theo yêu cầu, cán bộ giải quyết hồ sơ đã phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn cho họ theo quy định.
60
Thứ hai, về thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn:
Khoản 2 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 quy định: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.”
Tuy nhiên, khoản 1 Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP lại quy định:
“Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.”
Nhƣ vậy, có sự không thống nhất trong quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại Luật Hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Việc này gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết hồ sơ. Về nguyên tắc áp dụng pháp luật thì ta phải áp dụng văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn, ở đây là quy định của Luật Hộ tịch 2014. Tuy nhiên, nếu áp dụng nhƣ vậy thì sẽ không đảm bảo thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đồng thời ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời dân.
Thứ ba, pháp luật có rất nhiều quy định còn bỏ ngỏ dẫn đến áp dụng
trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể:
- Điều 38 Luật Hộ tịch quy định: “Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho
cơ quan đăng ký hộ tịch.” Tuy nhiên, pháp luật lại không có quy định cơ quan
y tế có thẩm quyền là cơ quan nào. Việc quy định bỏ ngỏ nhƣ vậy gây khó khăn cho cán bộ, công chức khi xác định tính hợp lệ của loại giấy tờ này.
61
Trƣờng hợp nữ công dân Việt Nam đăng ký kết hôn với nam công dân ngƣời Đài Loan tại Uỷ ban nhân dân huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Hồ sơ đăng ký kết hôn có giấy xác nhận công dân nam không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Tuy nhiên, giấy xác nhận này lại do một phòng khám nam khoa tại Hải Phòng cấp. Cán bộ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đã yêu cầu công dân bổ sung, cung cấp lại giấy xác nhận này do bệnh viện cấp huyện hoặc tƣơng đƣơng trở lên cấp. Nhƣng công dân không đồng ý vì không có quy định cụ thể nào về việc giấy xác nhận tình trạng không mắc bệnh này phải do bệnh viện cấp huyện hoặc tƣơng đƣơng trở lên cấp mà chỉ quy định chung chung là tổ chức y tế có thẩm quyền. Do không có cơ sở pháp lý để áp dụng nên đến hết thời hạn, Uỷ ban nhân dân huyện Kiến Thuỵ vẫn phải thực hiện làm thủ tục đăng ký kết hôn cho công dân theo yêu cầu.
- Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn là phải có sự tự nguyện của hai bên nam nữ. Tuy nhiên, pháp luật cũng chƣa có quy định nào để đánh giá sự tự nguyện này. Khi trực tiếp thực hiện việc đăng ký kết hôn, việc xác định sự tự nguyện phụ thuộc vào ý chí chủ quan, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng của cán bộ, công chức. Mặc dù vậy, nếu ngƣời đăng ký kết hôn cố ý muốn che giấu thì cũng khó có thể xác định đƣợc. Trƣớc đây, thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, các văn bản về hộ tịch liên quan, khi đăng ký kết hôn có yêu cầu về trình tự thủ tục phỏng vấn hai bên nam, nữ thì việc xác định sự tự nguyện còn thông qua phỏng vấn, khi cán bộ phỏng vấn có thể từ chối đăng ký kết hôn. Hiện nay, thực hiện theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Luật Hộ tịch 2014 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành không còn quy định về trình tự phỏng vấn nên việc xác định sự tự nguyện ngày càng khó hơn.
Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định về khả năng giao tiếp chung của các bên nam, nữ khi kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài. Thực trạng thực hiện các quy định về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài cho thấy, nhiều trƣờng hợp
62
kết hôn mà giao tiếp đƣợc với nhau vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến tình trạng khi chung sống khó hoà nhập, khi nảy sinh vấn đề trong cuộc sống do bất đồng ngôn ngữ nên khó giải quyết triệt để. Đây là một thiếu sót trong quy định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài.
Ví dụ:
Trƣờng hợp công dân nữ Việt Nam và công dân nam ngƣời Hàn Quốc thực đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Hồ sơ đăng ký kết hôn thực hiện đảm bảo đầy đủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi thực hiện giải quyết hồ sơ, cán bộ tƣ pháp nhận ra công dân nữ ngƣời Việt Nam là ngƣời gần nhà, và ngƣời này không nói đƣợc tiếng Hàn Quốc. Tuy nhiên, do không có cơ sở pháp lý và lý do chính đáng để từ chối đăng ký kết hôn nên vẫn phải thực hiện đăng ký kết hôn cho công dân theo quy định. Sau khi thực hiện đăng ký kết hôn xong công dân nữ Việt Nam đã cùng chồng sang Hàn Quốc sinh sống. Nhƣng hơn một năm sau, công dân nữ Việt Nam quay về Việt Nam sinh sống do sang Hàn Quốc nhƣng sống ở vùng ít ngƣời Việt Nam, ngôn ngữ lại không biết, khó hoà nhập với cuộc sống.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chƣa có quy định về và biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng kết hôn giả tạo nhằm mục đích khác. Thực tế giải quyết đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài cho thấy nhiều trƣờng hợp hai bên nam nữ khi đăng ký kết hôn vẫn bất đồng ngôn ngữ có có thể nhận thấy đƣợc một số dấu hiệu của kết hôn giả tạo. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền không có căn cứ để từ chối kết hôn, nhất là sau khi Luật Hộ tịch 2014 có hiệu lực, thủ tục phỏng vấn khi đăng ký kết hôn không còn áp dụng, không thể dựa vào kết quả phỏng vấn để từ chối kết hôn nhƣ trƣớc đây.
Ví dụ:
Trƣờng hợp công dân nam Việt Nam với công dân nữ ngƣời Đức gốc Việt Nam hiện đang sinh sống tại Đức thực hiện đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân quận Kiến An. Hồ sơ thực hiện đăng ký kết hôn đảm bảo so với quy định của pháp luật. Theo hồ sơ, cán bộ thụ lý và giải quyết hồ sơ nhận thấy
63
công dân nữ ngƣời Việt Nam đã từng đăng ký kết hôn tại Hải Phòng với một công dân nam khác, hiện tại họ đã ly hôn, công dân nam này hiện đang sinh sống tại Đức. Cán bộ giải quyết hồ sơ nghi ngờ đây là trƣờng hợp kết hôn giả tạo để đƣa ngƣời Việt sang nhập quốc tịch nƣớc ngoài. Tuy nhiên, việc xác định kết hôn giả tạo là rất khó khăn, không có quy định pháp luật nào quy định về vấn đề này, hai bên nam nữ lại cố tình che giấu nên không thể chứng minh đƣợc đây là trƣờng hợp kết hôn giả tạo.
Thứ tư, Pháp luật Việt Nam chƣa có quy định về môi giới hôn nhân.
Hiện nay, thực tế trong xã hội Việt Nam hoạt động môi giới hôn nhân là khá phổ biến. Môi giới hôn nhân là cầu nối, đáp ứng nhu cầu tìm bạn đời của khá nhiều ngƣời. Môi giới hôn nhân có mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực của môi giới hôn nhân là tạo điều kiện cho hai bên nam, nữ có điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu lẫn nhau, tạo yếu tố cần thiết để dẫn đến hôn nhân. Tuy nhiên, trong kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài, xã hội thƣờng hay chỉ nhìn vào mặt tiêu cực do có rất nhiều trƣờng hợp qua môi giới hôn nhân lừa dối khách hàng nhằm mục đích kiếm lời, họ tìm mọi cách để trục lợi, bất kể cả việc cung cấp thông tin sai, lừa dối hai bên dẫn đến hậu quả khôn lƣờng, hậu quả là ngƣời chịu thiệt thòi nhất vẫn là phụ nữ; do đó, hiện nay xã hội vẫn chƣa công vai trò cầu nối của loại hình này.
Ở Hải Phòng hiện nay có rất nhiều các cá nhân thực hiện hoạt động môi giới hôn nhân vì nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là vụ lợi, vì mục đích kinh tế. Họ dùng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau để thực hiện môi giới kết hôn, chủ yếu cho công dân nữ Việt Nam kết hôn với công dân nam Hàn Quốc để thu lợi bất chính mà không quan tâm tới quyền lợi của những ngƣời phụ nữ. Nhiều trƣờng hợp sau khi thực hiện xong việc đăng ký kết hôn, các phụ nữ Việt Nam vì nhiều lý do, không thể sang Hàn Quốc, muốn lý hôn, nhƣng do môi giới, không nắm rõ đƣợc về ngƣời chồng ngƣời Hàn Quốc của mình, không thể liên lạc để thực hiện thủ tục cần thiết dẫn tới không thể ly hôn. Nhƣng do pháp luật không có quy định cụ thể về hoạt động này, những
64
ngƣời môi giới không hoạt động công khai và không chịu sự quản lý nào của cơ quan có thẩm quyền, khi có vấn đề phức tạp nhƣ trên xảy ra họ chối bỏ trách nhiệm, không tham gia giải quyết hậu quả. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề xã hội khó giải quyết trên địa bàn Hải Phòng.
Thứ năm, hệ thống pháp luật liên quan đến kết hôn có yếu tố nƣớc
ngoài còn thiếu các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp, những thỏa thuận hợp tác với các nƣớc để tạo cơ sở cho việc bảo hộ công dân Việt Nam khi kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài và sinh sống tại nƣớc ngoài. Để giải quyết những vấn đề xung đột pháp luật và bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân mỗi nƣớc khi sinh sống ở nƣớc khác, việc các nƣớc ký kết các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp, cac thỏa thuận hợp tác cấp nhà nƣớc về dân sự là biện pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc nghiên cứu, đàm phán và ký kết thỏa thuận với các nƣớc phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật nƣớc sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế còn chậm, do đó, việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài và đang sinh sống ở nƣớc ngoài trên các phƣơng diện quốc tịch, cƣ trú, hôn nhân và gia đình, tài sản... chƣa kịp thời.
Ví dụ:
Thời gian qua pháp luật của một số nƣớc quy định còn khá đơn giản về thủ tục đăng ký kết hôn và khác với Việt Nam. Tại Hàn Quốc cho phép kết hôn có thể vắng mặt một bên, gây khó khăn khá lớn cho Việt Nam, làm nảy sinh hoạt động môi giới kết hôn để trục lợi. Nhiều trƣờng hợp tổ chức cho ngƣời nƣớc ngoài xem mặt những phụ nữ Việt Nam có nhu cầu kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài để lựa chọn, do thiếu tế nhị đã xảy ra tình trạng hạ thấp danh dự, nhân phẩm của ngƣời phụ nữ Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng tới thuần phong, mỹ tục, ảnh hƣởng đến uy tín quốc gia. Khi phía Việt Nam làm chặt chẽ vấn đề này, các đối tƣợng này đã lập, gửi hồ sơ sang Hàn Quốc để đăng ký kết hôn, sau đó mới về Việt Nam để ghi chú việc kết hôn.
65
Tóm lại, kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài là một vấn đề rộng, không chỉ các văn bản trong nƣớc là đáp ứng đủ mà còn phụ thuộc vào pháp luật nƣớc ngoài. Trong khi đó, hệ thống các văn bản phối hợp với các nƣớc của Việt Nam còn ít và sơ sài, trình độ nghiên cứu và hoạch định còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế. Trong điều kiện hội nhập về mọi mặt hiện nay của đất