Cơ sở pháp lý quốc tế và Việt Nam về bảo hộ phần mềm

Một phần của tài liệu Bảo hộ phần mềm theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 29 - 34)

1.1. Tổng quan về phần mềm và ý nghĩa của bảo hộ phần mềm

1.1.2. Cơ sở pháp lý quốc tế và Việt Nam về bảo hộ phần mềm

1.1.2.1. Điều ước quốc tế về bảo hộ phần mềm

Điều ước quốc tế đa phương về bảo hộ phần mềm

Công ước Berne (1971)

Trước năm 1970, phần mềm bước đầu cho thấy nó sở chính là một nguyên tố thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và quốc tế. Do vậy, các quốc gia không thể ngồi yên và chuyên gia pháp lý các nước đã tập trung lại nhằm tìm được tiếng nói đồng điệu trong lựa chọn cơ chế bảo vệ quyền SHTT đối với phần mềm. Vào tháng 2 năm 1985 tại sự kiện kết hợp giữa WIPO và UNESCO cùng nhóm chuyên gia nghiên cứu về bản quyền, trải qua quá trình tham khảo ý kiến và có cả tranh luận thì cuối cùng quốc tế cũng đi tới đáp án quyết định quyền tác giả là phương án bảo hộ phần mềm được áp dụng đối với các quốc gia thành viên. Sau sự kiện mang tính chất khởi đầu này, Liên minh Châu Âu tiếp tục nhắc lại một lần nữa phần mềm là đối tượng của quyền tác giả theo Công ước Berne với Chỉ thị 91/250/EEC 91/250/EEC về bảo hộ chương trình máy tính (1991) và theo sau là Hiệp định TRIPS (1994) cùng Hiệp ước quyền tác giả WIPO (1996) [52]

24

Với việc xác định phần mềm được bảo hộ theo quyền tác giả, điều đó cũng có nghĩa các quốc gia tham gia Công ước Berne cần tôn trọng và trong hệ thống pháp luật của mình, không đặt ra các quy định trái với tinh thần của Công ước.

Hiệp định TRIPS (1994)

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) là thành quả sau gần một thập niên đàm phán của các quốc gia (tiêu biểu phải kể tới Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và khối quốc gia phát triển). Khởi đầu từ Tuyên bố Punta del Este năm 1986 với Vòng đàm phán Uruguay thoả thuận chung về thuế quan và thương mại (GATT), hiệp định TRIPS được thông qua trong hoàn cảnh sự kiện ký kết năm 1994 tại thành phố Marrakesh (Vương quốc Morocco) giữa 124 bộ trưởng đại diện cho quốc gia của mình. Hiệp định như một bộ phận gắn liền với các thỏa ước và đồng cam kết cho mục tiêu lớn hơn của các quốc gia là xây dựng nên khối Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có hiệu lực một năm sau đó [53]. Nền tảng của WTO là mở phạm vi thương mại dịch vụ, hàng hoá rộng lớn hơn cho các quốc gia thành viên, các nước cùng tạo điều giúp đỡ nhau phát triển và mở cửa đón nhận, giao thương. Nhưng vẫn trên cơ sở tuân thủ một hệ thống luật quốc tế chung. Trong đó, các quốc gia tuyên bố, muốn tăng cường hoạt động thương mại không thể bỏ qua vấn đề liên quan tới quyền SHTT. Hiệp định TRIPS được coi như minh chứng của sự khẳng định đó bởi điều này giúp đảm bảo sản xuất, kinh doanh làm mạnh, các bên chủ thể tuân theo pháp luật quốc gia, quốc tế nhằm hoàn thành nghĩa vụ và hưởng đúng quyền của mình từ đó phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Không những vậy, đối với nền công nghiệp phần mềm, hiệp định TRIPS đã nhấn mạnh một lần nữa, phần mềm cần được bảo hộ bởi quyền tác giả theo quy định của Công ước Berne.

Hiệp ước quyền tác giả WIPO (1996)

Tháng 12 năm 1996, WIPO đã tổ chức hội nghị với sự tham gia của đông đảo đại diện các quốc gia. Với mục đích tập hợp ý kiến từ lãnh đạo, chuyên gia pháp luật đến từ 160 nước thảo luận, xem xét ba dự thảo hiệp ước về quyền SHTT (hiệp ước quyền tác giả, hiệp ước biểu diễn và bản ghi âm và hiệp ước về bảo hộ cơ

25

sở dữ liệu). Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, các quốc gia đồng ý nhất trí thông qua hai trong số ba hiệp ước. Số ít câu hỏi nghi vấn xung quanh sự xuất hiện của hiệp ước, như liệu nó có trở nên dư thừa vì quốc tế hiện đã có Công ước Berne và Hiệp định TRIPS đã quy định khá đầy đủ về lĩnh vực SHTT nối chung và quyền tác giả nói riêng. Vậy nhưng, WCT không chỉ đơn thuần dẫn chiếu quy định của Công ước Berne mà nó còn mang trọng trách “hiện đại hoá” công ước này nhưng vẫn giữ gìn nền móng, không làm thay đổi các điều khoản cố định của công ước bằng cách quy định bổ sung, mở rộng một số khía cạnh và tiếp tục duy trì quan điểm phần mềm là đối tượng được pháp luật SHTT về quyền tác giả bảo hộ [34]

Hiệp định CPTPP (2018)

Khởi điểm là một điều ước quốc tế với 04 bên tham gia (Brunei, Chile, New Zealand và Singapore), sau đó có sự tham gia của Hoa Kỳ với điều kiện thay đổi nội dung khác hẳn với những điều khoản ban đầu của hiệp định cũ (Hiệp định TPP). Thấy được tiềm năng mà hiệp định có thể đem lại cho quốc gia và cả cơ hội hợp tác sâu rộng, thúc đẩy sự năng động của các doanh nghiệp trong nước khi cạnh tranh với đa dạng các nền kinh tế khác, số lượng thành viên đã lên tới 12. Nhưng để được thông qua và có hiệu lực, hiệp định đã trải qua nhiều thách thức và có thời điểm tưởng chừng phải dừng lại do sự rút lui của Hoa Kỳ. Đến cuối cùng, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này đã được 11 quốc gia thành viên còn lại chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với khung sẵn có của Hiệp định TPP vào ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại San Diago (Chile). Đáng chú ý, chương 18 hiệp định nêu ra quy định về quyền SHTT và thiết lập quy định về bảo hộ phần mềm không vượt khỏi khuôn khổ, trái nguyên tắc của công ước Berne, hiệp định TRIPS và hiệp ước WCT.

Hiệp định EVFTA (2019)

Bên cạnh hiệp định CPTPP mà Việt Nam đã gia nhập thì Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu-Việt Nam cũng là một trong số ít các điều ước quốc tế đa phương mà nước ta tham gia trong những năm gần đây. EVFTA hội tụ những thoả thuận về khía cạnh thương mại giữa Liên minh Châu Âu với Việt Nam liên

26

quan tới sở hữu trí tuệ. Phần mềm cũng là một đối tượng thuộc sự điều chỉnh ca các quy định tại Hiệp định này. Về cơ bản, các quy định của EVFTA về SHTT được nêu rõ tại chương 12 của hiệp định cũng dẫn chiếu đầy đủ các điều ước quốc tế cơ bản quy định về bảo hộ phần mềm như Công ước Berne, Hiệp định TRIPS và yêu cầu rõ ràng về trách nhiệm của quốc gia ký kết là phải gia nhập Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT). Nhìn chung, các quy định của EVFTA về bảo hộ phần mềm không có sự khác biệt so với các điều ước quốc tế trước đó như Berne, TRIPS, ngoài ra EVFTA còn nhấn mạnh rõ hơn nữa về quyền của tác giả phần mềm được “độc quyền cho phép hoặc cấm” ba vấn đề gồm: sao chép phần mềm, phân phối phần mềm, truyền đạt phần mềm nhằm bảo đảm việc các quốc gia thành viên tôn trọng tuyệt đối các quyền có giá trị về kinh tế thương mại quan trọng nêu trên của tác giả, chủ sở hữu phần mềm.

Trên đây là một số điều ước quốc tế tiêu biểu nhất quy định về vấn đề SHTT đối với phần mềm, đồng thời không khó nhận ra, các điều ước quốc tế này đều quy định phần mềm là đối tượng được bảo hộ bởi quyền tác giả cho thấy dù mỗi quốc gia có thừa nhận những quy định khác nhau về hình thức bảo hộ, nhưng quyền tác giả vẫn là hình thức phổ biến nhất, được pháp luật quốc tế thừa nhận chính thức thể hiện tại các văn kiện điều ước quốc tế này.

Điều ước quốc tế song phương Việt Nam đã ký kết về bảo hộ phần mềm

Hiệp định song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (2000)

Ngay tại điều 4. Quyền tác giả và quyền liên quan, chương II về quyền sở hữu trí tuệ, Hiệp định chỉ rõ “ mọi loại chương trình máy tính đều được coi là các tác phẩm viết theo nghĩa quy định tại Công ước Berne và mỗi Bên bảo hộ các đối tượng này như tác phẩm viết”, có thể thấy Việt Nam và hoa Kỳ đã cùng thống nhất bảo hộ phần mềm theo cơ chế quyền tác giả, mặc dù Hoa Kỳ cũng là một trong số ít các quốc gai thừa nhận phần mềm được bảo hộ theo sáng chế, nhưng thông qua nội dung của Hiệp định, không hề có quy định về phương thức bảo hộ này cho phần mềm. Cả hai quốc gia cùng lựa chọn quyền tác giả là phương thức chính thức bảo hộ phần mềm trong hợp tác quốc tế về quyền SHTT giữa hai nước. Điều này cho

27

thấy sự hợp lý khi xét trên mối tương quan giữa các điều ước quốc tế đa phương có liên quan tới bảo hộ phần mềm mà Việt Nam và Hoa Kỳ cùng là thành viên.

Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (2008)

Hiệp định về đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản được coi là nền tảng cho sự phát triển về ngoại giao và quan trọng hơn là tạo ra khung pháp lý chắc chắn cho sự phát triển kinh tế giữa hai quốc gia. Đặc biệt, quy định về pháp luật SHTT được nêu tại nội dung của Hiệp định cũng có điểm tiến bộ đáng chú ý trong lĩnh vực bảo hộ phần mềm. Hiệp định khẳng định chương trình máy tính (phần mềm) cũng là đối tượng được cấp bằng sáng chế, có nghĩa là pháp luật Việt Nam và Nhật Bản không được từ chối khả năng được hưởng sự bảo hộ theo sáng chế với bất kì một công trình, sản phẩm nào trong trường hợp: 1. Đối tượng yêu cầu cấp bằng sáng chế có liên quan tới phần mềm; 2. Bản thân chính phần mềm đó (khoản 1, 2 điều 86, chương 9) . Tuy Luật SHTT Việt Nam hiện tại vẫn quy định bảo hộ phần mềm theo quyền tác giả nhưng với quy định tại Hiệp định này, có thể thấy, pháp luật nước ta khá linh hoạt, thích nghi để phù hợp, hài hoà với pháp luật nước ngoài, không làm kìm hãm sự phát triển của thương mại, kinh tế.

1.1.2.2. Cơ sở pháp lý của Việt Nam về bảo hộ phần mềm

Với sự phát triển nhanh của ngành phần mềm tại Việt Nam hiện nay, pháp luật nước ta đã và đang điều chỉnh các quy định từ luật cho tới các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư… nhằm cập nhật nhất với sự thay đổi của phần mềm. Trước đây, quy định về SHTT cũng như pháp luật về bảo hộ phần mềm được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự 2005, nhược điểm của việc quy định này là tạo áp lực lớn cho Bộ luật dân sự khi phải điều chỉnh một lĩnh vực lớn như SHTT. Do vậy, các quy định về SHTT trong Bộ luật dân sự 2005 chưa bao quát các vấn đề về SHTT nói chung và bảo hộ phần mềm nói riêng. Sau này, nhà làm luật Việt Nam nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề SHTT trong nền kinh tế-xã hội, Quốc hội đã thông qua Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019) cùng với Luật Công nghệ thông tin 2006 chính là nền tảng pháp lý quan trọng trong sự nghiệp phát triển phần mềm tại nước ta. Không chỉ vậy, Bộ luật dân sự 2015 được ban hành cũng đã loại bỏ các quy

28

định về SHTT trong tổng thể nội dung của Bộ luật, giúp lọai bỏ sự chồng chéo, trùng lặp đối với các quy định về SHTT, bảo hộ phần mềm đang hiện hữu tại Bộ Luật dân sự 2005 và Luật SHTT 2005. Luật SHTT 2005 ra đời cũng là cách pháp luật nước ta hội nhập với pháp luật quốc tế.

Bên cạnh Luật SHTT 2005 điều chỉnh các vấn đề pháp lý về bảo hộ phần mềm, nước ta cũng có một hệ thống văn bản dưới luật quy định chi tiết các quy định của Bộ luật dân sự, Luật SHTT như: Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan; Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan v.v. Ngoài ra còn các thông tư, văn bản của các Bộ ngành có liên quan điều chỉnh, hướng dẫn xử lý các vấn đề pháp lý mới phát sinh liên quan tới phần mềm trong quá trình sáng tạo, kinh doanh của các cá nhân, tổ chức đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bảo hộ phần mềm theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)