Nghĩa của bảo hộ phần mềm

Một phần của tài liệu Bảo hộ phần mềm theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 34 - 39)

1.1. Tổng quan về phần mềm và ý nghĩa của bảo hộ phần mềm

1.1.3. nghĩa của bảo hộ phần mềm

1.1.3.1. Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực phần mềm

Pháp luật về bảo hộ phần mềm như một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng phần mềm đến tay các chủ thể sử dụng, nó đặt ra một hệ thống các quy định cũng như chế tài xử lý vi phạm làm cốt lõi đảm bảo quyền của tác giả, chủ sở hữu phần mềm và nghĩa vụ của chủ thể khác có liên quan trong việc sử dụng, sao chép, phân phối… phần mềm. Quy luật đã được chứng minh, muốn phát triển ở bất cứ lĩnh vực nào cũng cần có tính cạnh tranh. Đặt vào trường hợp phát triển phần mềm, các quốc gia, tổ chức và cá nhân muốn tiến bộ, nâng cao chất lượng cần duy

29

trì tính cạnh tranh. Tuy nhiên, cuộc đua công nghệ phần mềm phải đảm bảo tính công bằng giữa các chủ thể.

Các quốc gia có tỷ lệ cao về tuân thủ quyền SHTT rất gay gắt đặt vấn đề trên các diễn đàn quốc tế cạnh tranh không công bằng khi một số doanh nghiệp tại các quốc gia có tỷ lệ tuân thủ pháp luật về bảo hộ phần mềm thấp, thường xuyên sử dụng các phần mềm lậu trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Doanh nghiệp không phải trả phí sử dụng phần mềm sẽ cắt giảm được đáng kể khoản tiền đầu vào, từ đó sản phẩm đầu ra của họ rẻ hơn khi xuất ra thị trường, các doanh nghiệp sử dụng phần mềm hợp pháp không thể chấp nhận vì vô hình chung điều này gây lệch cán cân bình đẳng giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng. Mạnh tay xử lý hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh phải nhắc tới Hoa Kỳ, một trong những cường quốc về phần mềm, đã thông qua Bộ Luật Cạnh tranh không lành mạnh (UCA) nhằm ngăn chặn triệt để hiện tượng thiếu tính công bằng và loại bỏ các doanh nghiệp vi phạm pháp luật SHTT đối với phần mềm trong hoạt động thương mại tại thị trường của nước này [5]. Trước tình thế đó, các công ty nước ngoài có động thái lách luật, sử dụng miễn phí các phần mềm có trả phí, muốn giữ chỗ đứng tại thị trường Hoa Kỳ không còn cách nào khác ngoài việc thay đổi, nghiêm chỉnh chấp hành đúng quy luật chung, đồng thời quốc gia của chính các doanh nghiệp đó cũng có trách nhiệm trong việc tuyên truyền pháp luật quốc tế và trong nước về bảo hộ phần mềm đến doanh nghiệp. Xây dựng, ban hành chế tài xử phạt hành vi sai phạm nghiêm hơn nữa bởi doanh nghiệp phải thượng tôn pháp luật tại chính quốc gia mình mới có thể tôn trọng luật pháp quốc tế về bảo hộ phần mềm.

1.1.3.2. Thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo phần mềm

Như đã nói, phần mềm không bị tác động bởi ngoại lực làm chúng tổn hại, hao mòn như phần cứng nhưng phần mềm chịu sự tàn phá của thời gian. Phần mềm không còn giá trị nếu không được nâng cấp, cập nhật tính năng thường xuyên. Không thể phủ nhận, yếu tố đổi mới sáng tạo luôn quan trọng trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm phần mềm có tính mới, tính ứng dụng cao chính là mấu chốt quyết định cơ hội chiếm được thị phần lớn mạnh và giành được cảm tình từ người

30

dùng của doanh nghiệp. Nhu cầu về phần mềm gia tăng dẫn tới vô vàn nguồn cung cũng tăng lên, tuy nhiên với cùng một nội dung phần mềm, người lập trình không có sự thay đổi mà sao chép hay không có sự biến đổi để tạo ra dấu ấn riêng của sản phẩm phần mềm đó sẽ không được bảo hộ bởi pháp luật. Trên thế giới, ý tưởng mới về phần mềm luôn được nung nấu và thực hiện. Đặc biệt, các công ty vừa, nhỏ về phần mềm luôn nỗ lực bứt phá và không muốn bị lu mờ bởi các tập đoàn lớn. Cách để các doanh nghiệp này trở mình chính là sản xuất các phần mềm có tính sáng tạo, như hiện nay nhiều phần mềm trò chơi có ảnh hưởng trên thị trường được đến từ các công ty phần mềm mới thành lập hoặc các cá nhân thay vì trước đây chủ yếu thuộc về các tập đoàn công nghệ có tiếng. Pháp luật bảo hộ phần mềm bảo vệ quyền của tất cả chủ thể tạo nên phần mềm không phân biệt doanh nghiệp lớn, vừa hay nhỏ, lập trình viên và cả quyền lợi của người sử dụng. Nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, lập trình viên đơn lẻ không thuộc các tổ chức phần mềm lại càng cần được bảo vệ bởi pháp luật bởi chính các chủ thể này sở hữu nguồn sáng tạo, đổi mới sản phẩm phần mềm được có thể thấy là khá tiềm năng.

1.1.3.3. Phát triển kinh tế - xã hội

Thứ nhất, thực trạng chung mà nhiều quốc gia chính là đang phải đối mặt với vấn đề suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Nguồn tài sản tự nhiên ban tặng cho con người là có hạn, đến một lúc nào đó sẽ cạn kiệt và ngày ngày con người vẫn luôn tìm mọi cách thoát khỏi những thách thức như vậy. Chúng ta bắt đầu học cách sống độc lập và không còn quá lệ thuộc vào khai thác thiên nhiên như khoáng sản, chất đốt,…mà thay vào đó, các quốc gia đầu tư nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều phần mềm hiện đại nhằm thực hiện chiến lược xuất khẩu “tài nguyên” phần mềm – được giới khảo sát kinh tế đánh giá là một ngành vô cùng tiềm năng, đem về vô số giá trị cho quốc gia nắm trong tay công nghệ phần mềm. Vì vậy, các quốc gia không nên xem nhẹ pháp luật về bảo hộ phần mềm bởi thiếu nó, các doanh nghiệp phần mềm của quốc gia đó có thể chịu thua thiệt so với các doanh nghiệp phần mềm khác trên thế giới vì khuyết thiếu sự bảo đảm của luật pháp trong hoạt động phát triển phần mềm. Ngay lúc này, hợp tác quốc tế về bảo hộ pháp lý đối với phần mềm đang diễn ra rất

31

sôi nổi, phải thừa nhận rằng, các quốc gia tham gia vào điều ước quốc tế song phương, đa phương với mục tiêu tạo cơ hội thuận lợi nhất giúp các tổ chức sản xuất phần mềm trong nước vươn mình ra thế giới dưới sự bảo hộ của pháp luật về phần mềm. Với sự củng cố từ khung pháp luật về bảo hộ phần mềm của quốc gia cũng như quốc tế, việc giao kết hợp đồng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ liên quan tới phần mềm cũng trở nên đơn giản, minh bạch và hợp lý hơn về quyền và nghĩa của giữa các bên liên quan.

Thứ hai, pháp luật SHHT về bảo hộ phần mềm có vai trò quyết định trong công cuộc nâng cao nhận thức của xã hội. Sẽ là thiếu sót nếu nhà nước thiếu quan tâm đầu tư vào nghiên cứu pháp luật về bảo hộ phần mềm hay chế tài về xử lý vi phạm trong lĩnh vực này còn yếu. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ tới ý thức tuân thủ pháp luật của người dân trong khai thác, sử dụng phần mềm. Giả dụ trong một xã hội không còn coi trọng quyền của chủ thể sở hữu hợp pháp phần mềm, hiện tượng sao chép, kinh doanh hoặc sử dụng trái phép phần mềm phục vụ chế tạo hàng hoá diễn ra tràn lan thì hệ quả tất yếu sẽ là sự thoái trào của công nghệ phần mềm do không còn ai có niềm tin vào quyền lợi của người lập trình phần mềm. Pháp luật về bảo hộ phần mềm với các quy định cụ thể giúp người tạo lập phần mềm tự trang bị tốt kiến thức cho bản thân khi đứng trước rủi ro không đáng có về pháp lý trong quá trình đưa sản phẩm phần mềm của mình ra thị trường. Một mặt, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sớm thế hệ trẻ về pháp luật bảo hộ phần mềm, đặc biệt là các kỹ sư trẻ tương lai của ngành công nghệ thông tin. Mặt khác, dựa trên các quy định pháp luật về bảo hộ phần mềm, các cơ quan thanh tra của Nhà nước thường xuyên kiểm tra, phát hiện để xử lý các trường hợp vi phạm, làm trái pháp luật của cá nhân, tổ chức trong các hoạt động dân sự, thương mại có liên quan tới phần mềm.

Thứ ba, tổ chức, cá nhân tạo lập phần mềm thường e dè khi hoạt động tại các nước có pháp luật bảo hộ phần mềm còn yếu kém do lo sợ sản phẩm phần mềm cũng như lợi ích của họ không được tôn trọng. Vì vậy, cách duy nhất giúp các tổ chức tự tin phát triển phần mềm đó là pháp luật quốc gia điều chỉnh vấn đề này phải thật chặt chẽ và có tính khả thi cao. Trong trường hợp xuất hiện sự xâm phạm đến

32

quyền của chủ thể sở hữu phần mềm, pháp luật về bảo hộ phần mềm như kim chỉ nam trong hành trình đòi lại công lý. Ở một số quốc gia, quy định pháp luật về bảo hộ phần mềm còn sơ sài dẫn đến tâm lý các chủ thể bị xâm phạm quyền, đa số là cá nhân lập trình phần mềm đơn lẻ thường ngần ngại theo đuổi các vụ kiện. Để khắc phục điều này, quốc gia phải nhìn lại những mặt còn thiếu sót để kịp thời khắc phục, sửa đổi, có như thế, phần mềm mới có cơ hội tiếp tục tiến bộ giúp xã hội phát triển theo hướng đi lên.

Tại Việt Nam, thời điểm Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) được Quốc hội thông qua và đi vào cuộc sống, lĩnh vực phần mềm nước ta cũng thay đổi theo chiều hướng năng động, sáng tạo hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp phần mềm hăng hái nghiên cứu và cho ra thị trường nhiều sản phẩm phần mềm chất lượng. Nước ta đã tham gia các điều ước quốc tế đa phương và song phương có liên quan đến bảo hộ phần mềm và điều chỉnh pháp luật trong nước phù hợp với pháp luật quốc tế. Hỗ trợ hết sức cho các doanh nghiệp phần mềm về pháp lý trước khi tham gia vào các thị trường lớn tại nước ngoài để các doanh nghiệp không bị bỡ ngỡ, hoang mang trước những quy định của quốc tế. Từ thời điểm pháp luật SHTT nói chung và pháp luật quyền tác giả đối với phần mềm nói riêng được thông qua, người dân nước ta cũng có thái độ tích cực đối với việc coi trọng bản quyền phần mềm, các cơ quan, doanh nghiệp thận trọng hơn trong việc sử dụng các phần mềm cho hoạt động văn phòng và sản xuất, kinh doanh.

1.1.3.4. Thay đổi, nâng cao nhận thức của xã hội về quyền SHTT với phần mềm

Xã hội hiện đại là xã hội có khả năng ứng dụng linh hoạt phần mềm, công nghệ thông tin vào cuộc sống. Một khi phần mềm lan tỏa trong đời sống xã hội như yếu tố không thể thiếu, vai trò pháp luật về bảo hộ phần mềm lại càng trở nên quan trọng. Trên thế giới, sự khác biệt khoảng cách ý thức tuân thủ pháp luật về bảo hộ phần mềm giữa các khu vực còn lớn. Các quốc gia mạnh về công nghệ phần mềm thường bỏ xa những quốc gia còn lại về trình độ, năng lực hiểu biết về SHTT. Đất nước muốn hội nhập nhanh với quốc tế trong lĩnh vực này không nên dừng lại ở việc chứng minh năng lực nghiên cứu, sáng tạo phần mềm mà còn phải phấn đấu

33

tích cực, huy động trách nhiệm từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thông qua tuyên truyền pháp luật SHTT về bảo hộ phần mềm và công tác xử lý thật nghiêm hành vi vi phạm nhằm đẩy mạnh giáo dục và thay đổi ý thức của người dân đối với thói quen sử dụng các phần mềm bị bẻ khóa trái phép. Trong khi đó, nhờ quy định về bảo hộ phần mềm được nêu rõ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia, tác giả, chủ sở hữu phần mềm có cơ hội chủ động tìm hiểu và có cách thức giải quyết hậu quả không mong muốn nếu bị xâm phạm quyền lợi hợp pháp.

Một phần của tài liệu Bảo hộ phần mềm theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)