Quá trình phát triển của pháp luật bảo hộ phần mề mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo hộ phần mềm theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 68 - 124)

2.2. Pháp luật Việt Nam về bảo hộ phần mềm

2.2.1. Quá trình phát triển của pháp luật bảo hộ phần mề mở Việt Nam

Giai đoạn trước năm 1995 khi Việt Nam bắt đầu chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, nộp đơn xin gia nhập là một thành viên của WTO, quy định pháp luật về SHTT của nước ta thực sự còn khá yếu. Chúng ta không có luật riêng về SHTT, quy định điều chỉnh vấn đề này được đưa ra tại các Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công

63

nghiệp (1989) và quyền tác giả (1994). Mặc dù thế Việt Nam vẫn cần sửa đổi và hoàn thiện lại hệ thống pháp luật về SHTT sao cho gần nhất với quy định của quốc tế (Hiệp định TRIPS), vì đó là cách duy nhất để nước ta không bị bỏ lại phía sau trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội. Năm 2005, Luật SHTT số 50/2005/QH11 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực vào tháng 01/7/2006 đã chính thức xác định sự tiến bộ của ngành SHTT Việt Nam. Trong đó, pháp luật nước ta đã tuân thủ theo Hiệp định TRIPS bằng việc đưa chương trình máy tính (phần mềm) vào danh mục các đối tượng được bảo hộ bởi quyền tác giả. Nối tiếp những phấn đấu nhằm nhanh chóng được phê chuẩn tham gia WTO, Việt Nam gia nhập Công ước Berne về quyền tác giả ngày 26/10/2004 và ba năm sau đó nước ta chính thức là thành viên của WTO (11/01/2007).

Quốc hội tiếp tục thông qua hai luật sửa đổi Luật SHTT 2005 vào năm 2009 và 2019. Đồng thời nước ta cũng đã gia nhập thêm hai hiệp định thương mại tự do: CPTPP (1/8/2019) và EVFTA (có hiệu lực 1/8/2020). Đặc biệt, EVFTA yêu cầu như sau “Các Bên phải gia nhập các điều ước quốc tế sau đây trong thời hạn 3 năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực:

(a) Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả, được thông qua tại Giơ-ne-vơ ngày 20 tháng 12 năm 1996” [15]

Vì Việt Nam chưa ký tham gia WCT nên nhiệm vụ đặt ra và phải hoàn thành sớm chính là nhanh chóng gia nhập Hiệp ước quyền tác giả WIPO. Dự kiến nước ta sẽ xin tham gia WCT trong năm 2022 [13]. Do vậy, xem xét tính tương thích giữa pháp luật SHTT quyền tác giả hiện hành của Việt Nam và Hiệp ước WCT là nhiệm vụ cần triển khai thực hiện để phát hiện những điểm cần bổ sung, chỉnh sửa phù hợp với quy định của Hiệp ước. Cho tới nay, Việt Nam vẫn đang làm tốt các cam kết của mình khi gia nhập các điều ước quốc tế về SHTT, và chưa có điều ước quốc tế đa phương nào có trực tiếp nhắc tới việc bảo hộ phần mềm bằng các cơ chế khác ngoài quyền tác giả mặc dù bên cạnh quyền tác giả, phần mềm còn được bảo hộ theo cấp sáng chế, bí mật thương mại, v.v . Nước ta cũng duy trì quyền tác giả là phương án bảo hộ phần mềm chính thức được quy định rõ trong luật SHTT, và các

64

văn bản dưới luật. Vì thế xuyên suốt mục 2.2.2 dưới đây, nội dung phân tích sẽ dựa trên quy định quyền tác giả về bảo hộ phần mềm theo luật SHTT hiện hành của nước ta.

2.2.2. Pháp luật Việt Nam về bảo hộ phần mềm theo cơ chế quyền tác giả

2.2.2.1. Chủ thể quyền tác giả đối với phần mềm - Tác giả của phần mềm

Căn cứ quy định Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) hiện hành, tác giả của phần mềm có thể chia thành: tác giả là cá nhân hoặc là tổ chức.

Thứ nhất, tác giả phần mềm là cá nhân được hiểu “Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này” (điều 37). Tác giả là cá nhân tiếp tục được chia nhỏ theo hai trường hợp: Trường hợp đầu tiên, ví dụ một lập trình viên tự do đã bỏ thời gian, chất xám và chi phí của bản thân để thực hiện ý tưởng về phần mềm quản lý bán hàng của chính anh ta, cho ra mắt thành công sản phẩm trên thị trường thì người này chính là tác giả hợp pháp của phần mềm và được hưởng toàn bộ quyền nhân thân và quyền tài sản theo pháp luật. Trường hợp hai, tương tự như vậy, nhưng lập trình viên và một công ty ký hợp đồng trong đó nêu rõ, công ty chủ quản thuê và trả chi phí để anh ta thực hiện lập trình phần mềm do công ty yêu cầu. Ở tình huống này người lập trình viên không được hưởng các quyền về tài sản mà chỉ có nhóm quyền nhân thân (trừ quyền công bố phần mềm) (điều 39)

Thứ hai, tác giả của phần mềm là tổ chức. Nhiều cá nhân cùng nhau tạo nên một phần mềm thì họ được gọi là đồng tác giả (điều 38). Theo pháp luật nếu các tác giả cùng bỏ ra tất cả những yếu tố cần thiết để tạo một phần mềm nhưng họ không phân định được từng phần riêng được mỗi thành viên thực hiện trong tổng thể phần mềm thì các tác giả đó cùng có chung quyền nhân thân và tài sản (khoản 1), ví dụ này hay gặp ở các phần mềm về trò chơi, vì nó cần sự hợp lực của rất nhiều lập trình viên cùng lúc tham gia đóng góp ở tất cả các quy trình. Còn với phần mềm “ phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần

65

của các đồng tác giả khác thì có các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với phần riêng biệt đó” (khoản 2), để dễ hiểu, ta có ví dụ sau: Gói phần mềm ứng dụng văn phòng bao gồm các phần mềm soạn thảo, ghi chú, tính toán v.v, các đồng tác giả của gói phần mềm này có quyền nhân thân và quyền tài sản với phần mềm tương ứng mà họ tạo ra.

- Chủ sở hữu phần mềm

Thứ nhất, tác giả, các đồng tác giả là chủ sở hữu phần mềm (điều 37, 38), với nhóm chủ thể này cá nhân, tổ chức đã có công sức tiêu hao trí lực, tài lực, vật lực của chính mình sáng tạo phần mềm sẽ có toàn bộ quyền nhân thân và quyền tài sản và được pháp luật bảo hộ các quyền này. Chi tiết khác biệt duy nhất của họ để phân biệt với những cá nhân, nhóm lập trình viên là nhân viên doanh nghiệp, tổ chức ở chỗ họ “độc lập kinh tế”. Kết quả là một bên vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu của phần mềm, bên còn lại chỉ có tư cách tác giả mà không có quyền sở hữu phần mềm

Thứ hai, chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả. Như đã nói, cá nhân, nhóm người được thể nhân, pháp nhân phân công lập trình một dự án về phần mềm theo hợp đồng thì những tác giả đó không phải là chủ sở hữu phần mềm, mà chủ thể sở hữu hợp pháp của phần mềm là tổ chức đã trả công và thuê những người lập trình viên đó, tuy nhiên thể nhân, pháp nhân này không được gọi là tác giả và có nhóm quyền về tài sản và quyền công bố PMMT (điều 39)

Thứ ba, chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế bao gồm người thừa kế phần mềm theo di chúc hoặc trường hợp người tác giả mất đột ngột mà không để lại di chúc thì việc thừa kế thực hiện theo quy định pháp luật. Người thừa kế phần mềm có các quyền tương tự với nhóm chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả (điều 40)

Thứ tư, chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền. Khi tác giả, các đồng tác giả hoặc một doanh nghiệp, tổ chức là chủ sở hữu phần mềm, họ có quyền ký hợp đồng thoả thuận về chuyển giao một số hoặc toàn bộ quyền tài sản và quyền công bố phần mềm (một trong số các quyền nhân thân) nhưng tuyệt đối

66

tác giả của phần mềm không thể chuyển giao các quyền nhân thân khác (khoản 1, điều 41). Tình huống không rõ danh tính tác giả gốc của phần mềm (hiếm xảy ra), chủ thể đang thực hiện quản lý phần mềm tạm định là chủ sở hữu phần mềm cho tới thời điểm xác định được chính xác tác giả thực sự lập trình phần mềm đó (khoản 2, điều 41)

Thứ năm, chủ sở hữu phần mềm là Nhà nước (điều 42). Có ba trường hợp để quy Nhà nước là chủ sở hữu phần mềm (khoản 1): 1. Không xác định được chủ sở hữu của phần mềm và không chủ thể nào đứng ra quản lý phần mềm (khoản 1 điều 41); 2. Chủ sở hữu phần mềm đột ngột qua đời và tác giả không có người thừa kế hoặc người thừa kế không muốn kế thừa hoặc không được quyền hưởng di sản thừa kế được quy định tại điều khoản 1 điều 621 BLDS 2015 [19]; 3. Chủ sở hữu chuyển giao quyền cho Nhà nước, thường là phần mềm có tính chất đóng góp trong phục vụ mục đích bí mật quốc gia, chiến lược quân sự, hoặc có tính quyết định to lớn tới nền kinh tế, xã hội… Việc sử dụng phần mềm thuộc sở hữu Nhà nước được quy định bởi Chính phủ.

Thứ sáu, công chúng là chủ sở hữu phần mềm (điều 43). Phần mềm thuộc về công chúng nếu nó hết thời gian được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật SHTT Việt Nam. Tuy nhiên, không một ai có quyền vi phạm nhóm quyền nhân thân gây ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của tác giả phần mềm mà chỉ được sử dụng các quyền về tài sản. Thêm vào đó, việc sử dụng phần mềm thuộc sở hữu của chung toàn xã hội phải theo quy định mà Nhà nước ban hành tại các văn bản dưới luật.

Qua đây, ta cũng xác định được như thế nào là tác giả và chủ sở hữu phần mềm. Tác giả có thể đồng thời là chủ sở hữu phần mềm và được hưởng trọn vẹn quyền nhân thân lẫn quyền tài sản. Nhưng chủ sở hữu phần mềm chưa chắc là tác giả và chỉ có quyền tài sản và một trong số các quyền nhân thân là quyền được công bố sản phẩm phần mềm tới thị trường, công chúng. Mỗi cá nhân hoạt động trong lĩnh vực phần mềm phải phân biệt đúng hai chủ thể này và các quyền tương ứng mới có thể thực hiện tự bảo vệ và yêu cầu quốc gia mình hoặc nước ngoài bảo hộ quyền lợi hợp pháp.

67

- Các chủ thể cần có các điều kiện sau để phần mềm được bảo hộ theo pháp luật SHTT Việt Nam (điều 13):

Đầu tiên, các chủ thể như tổ chức, cá nhân là tác giả, chủ sở hữu phần mềm mang quốc tịch Việt Nam được pháp luật SHTT trong nước bảo hộ theo quyền tác giả “Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam”. Hay diễn đạt theo cách khác, chủ thể là công dân Việt Nam tạo ra phần mềm và PMMT đạt tiêu chí bảo hộ: có tính sáng tạo và được thể hiện dưới hình thái vật chất, chủ thể đó được hưởng quyền tác giả và pháp luật phải đảm bảo về thực thi các quyền này cho chủ thể bởi đó cũng được coi là quyền và lợi ích của công dân

Tiếp theo, Luật SHTT nước ta không chỉ bảo hộ phần mềm của công dân Việt Nam mà còn đảm bảo quyền tác giả cho các chủ thể không mang quốc tịch Việt Nam, được chia làm hai trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: “tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác”. So với quy định tại điểm b, khoản 1, điều 3 Công ước quy định “tác phẩm của các tác giả không phải là công dân của một trong những nước là thành viên của Liên hiệp mà công bố lần đầu tiên ở một trong những nước thành viên của Liên hiệp, hay đồng thời công bố ở một nước trong và một nước ngoài Liên hiệp” sẽ có thể được hiểu việc công bố phần mềm phải đồng thời xảy ra song song giữa hai quốc gia trong và ngoài Liên hiệp thì phần mềm mới được pháp luật của quốc gia thuộc Liên hiệp bảo hộ. Nhận thấy điều này gây khó khăn cho các chủ thể sở hữu phần mềm, cả luật SHTT Việt Nam và Công ước quy định tạo điều kiện hơn cho các chủ thể là tác giả, chủ sở hữu phần mềm “trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác”. Luật SHTT nước ta cho phép phần mềm có thể công bố song song tại nước ngoài và Việt Nam nhưng nếu không thể thực hiện được thì trong 30 ngày tính từ

68

ngày phần mềm đã công bố tại nước ngoài, cũng phải được hoàn thành việc công bố tại Việt Nam.

+ Trường hợp 2: “tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Quy định này dựa theo nội dung điểm a, khoản 1, điều 3 Công ước Berne. Pháp luật SHTT Việt Nam bảo đảm quyền tác giả cho phần mềm của những công dân đến từ quốc gia thành viên thuộc các điều ước quốc tế về SHTT, quyền tác giả mà nước ta đã tham gia và các quốc gia thành viên cũng phải thực hiện nghĩa vụ đó với công dân Việt Nam.

2.2.2.2. Căn cứ xác lập quyền tác giả đối với phần mềm

Khoản 3, điều 14 và theo khoản 1, điều 6 Luật SHTT Việt Nam quy định“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”. Từ các quy định này, ta rút ra được hai điều kiện để phần mềm được quyền tác giả bảo hộ khi nó có được sáng tạo, không sao chép phần mềm khác và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Pháp luật Việt Nam không đưa ra một quy chuẩn cụ thể nào để xét duyệt phần mềm và cấp quyền cho tác giả. Nhưng pháp luật không thừa nhận phần mềm trái với chuẩn mực xã hội, tạo tiền đề xấu cho cộng đồng hoặc gây ra thiệt hại về danh dự, kinh tế của tổ chức, cá nhân và nghiêm trọng hơn là nguy cơ an toàn trật tự xã hội và chủ quyền an ninh đất nước. Về phương diện này, điều ước quốc tế quy định liên quan tới quyền tác giả mà Việt Nam tham gia không đề cập nhưng luật SHTT nước ta đã đặt ra quy tắc “[…] không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh” (khoản 1, điều 8).

Đặt trong bối cảnh xã hội nước ta, bảo hộ phần mềm theo quyền tác giả khá hợp lý vì còn không ít người dân chưa nhận thức toàn diện tầm quan trọng của việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân mỗi người trong lĩnh vực SHTT,

69

nên cơ chế bảo hộ tự động dễ dàng giúp họ nhận được sự hỗ trợ và căn cứ pháp lý tốt nhất để đòi bồi thường.

2.2.2.3. Nội dung bảo hộ phần mềm theo quyền tác giả

Hai nhóm quyền quan trọng nhất làm nên ý nghĩa của quyền tác giả đối với bảo hộ phần mềm là quyền nhân thân và quyền tài sản hay còn được một số quốc gia gọi là quyền tinh thần (moral rights) và quyền kinh tế (economic rights). Quyền nhân thân là những quyền chỉ tác giả của phần mềm mới có, khác với quyền tài sản, tác giả (nếu tác giả trực tiếp đầu tư kinh phí hoặc thoả thuận trên hợp đồng) và chủ sở hữu phần mềm đều sở hữu những quyền này. Quyền nhân thân gắn liền với người tác giả, không ai có thể tước nó khỏi chủ thể lập trình phần mềm. Kể cả các lập trình viên được thuê, nhận nhiệm vụ được giao bởi cá nhân, tổ chức khác nhằm tạo ra phần mềm thì cá nhân, tổ chức đó cũng chỉ sở hữu quyền tài sản đối với phần

Một phần của tài liệu Bảo hộ phần mềm theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 68 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)