1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền tranh tụng của
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án cho thấy tỷ lệ các vụ án dân sự bị hủy, sửa còn cao, do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng trong đó có nhiều trƣờng hợp là khi tiến hành giải quyết các vụ án dân sự Tòa án đã vi phạm thủ tục tố tụng, đặc biệt là chƣa tạo điều kiện cho các đƣơng sự trình bày chứng cứ, lý lẽ để làm sáng tỏ vụ án. Trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay việc nâng cao chất lƣợng xét xử các vụ án dân sự của Tòa án là một đòi hỏi cấp bách. Vì vậy, phải đổi mới mô hình tố tụng dân sự trong đó có sự kết hợp những yếu tố hợp lý của mô hình tố tụng tranh tụng với thẩm vấn. Tranh tụng trong tố tụng dân sự là giải pháp làm cho Tòa án gần dân, giúp dân, hiểu dân, tăng cƣờng hiệu quả công tác xét xử các vụ án dân sự, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ các vụ án dân sự bị hủy, sửa do lỗi chủ quan hoặc phải kéo dài thời hạn giải quyết.
Tranh tụng trong tố tụng dân sự cũng xuất phát từ yêu cầu thực hiện chiến lƣợc cải cách tƣ pháp của Nhà nƣớc ta. Trƣớc những yêu cầu của việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc trên mọi lĩnh vực, để hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung cũng nhƣ đổi mới thủ tục tố tụng dân sự nói riêng trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngày 24/5/2005 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48- NQ/TW về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020. Tiếp đó, ngày 02/6/2005 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Cả hai Nghị quyết này đều xác định nhiều định hƣớng quan trọng, toàn diện cho việc xây dựng hệ thống pháp luật và chƣơng trình cải cách tƣ pháp đến năm 2020, trong đó trọng tâm là đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp nhằm bảo đảm sự bình đẳng của các chủ thể tham gia tố tụng dân sự, ngƣời dân có cơ hội đƣợc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua quá trình tranh tụng góp phần hạn chế các tranh chấp dân sự đang ngày càng gia tăng. Ngày 29/03/2011 khi Quốc hội ban hành Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 đã bổ sung thêm Điều 23a về nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự. Tuy vậy, do tranh luận không phải là tranh tụng nên nguyên tắc này chƣa thật sự bảo đảm đƣợc các yêu cầu của
tranh tụng. Tiếp đó, khi Hiến pháp năm 2013 đƣợc thông qua, tại Điều 103 khoản 5 Hiến pháp khẳng định: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đƣợc bảo đảm”. Đây là quy định mang tính chất bản lề cho việc xây dựng và hoàn thiện nguyên tắc tranh tụng trong các luật tố tụng nói chung và trong luật tố tụng dân sự nói riêng. Vì vậy, khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đƣợc thông qua thì tranh tụng trong tố tụng dân sự đã đƣợc khẳng định là một trong những nguyên tắc chung nhất của luật tố tụng dân sự, quy định rõ nội hàm của nguyên tắc này theo hƣớng Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thực hiện việc thu thập, giao nộp, cung cấp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của ngƣời khác. Tòa án phải đảm bảo mọi tài liệu, chứng cứ đƣợc xem xét công khai. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chƣa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định. Trên cơ sở đó, Bộ luật tố tụng dân sự đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc này.
1.2.3. Bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm phù hợp với đặc thù của mô hình tranh tụng
Mỗi hệ thống tố tụng lại có cách xác định sự thật khác nhau, cơ sở pháp lý khác nhau, nên phạm vi, tính chất và mức độ tranh tụng cũng có những điểm khác nhau. Căn cứ vào phƣơng cách mà tố tụng đƣợc thực hiện, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện phƣơng cách đó, ngƣời ta phân tố tụng tƣ pháp thành các hệ thống khác nhau: hệ thống tranh tụng, hệ thống xét hỏi (hay thẩm vấn) và hệ thống pha trộn. Và trong mỗi hệ thống đó, mức độ tranh tụng cũng khác nhau và việc bảo đảm thực hiện quyền tranh tụng của đƣơng sự phải phù hợp với tính chất của từng mô hình tranh tụng.
Hệ thống tranh tụng: Thƣờng đƣợc sử dụng trong các nƣớc có hệ thống luật án lệ (common law). Mục đích chính của tố tụng theo hệ thống này là phán quyết trên cơ sở thỏa mãn với sự thật pháp lý mà các bên chứng minh tại phiên tòa. Theo hệ thống này, hoạt động tƣ pháp thực chất đƣợc bó gọn trong hoạt động xét xử tại phiên tòa với các quy định nghiêm ngặt (nhiều khi đến mức máy móc) về thủ tục tố tụng. Tính tranh tụng trong xét xử vụ án đƣợc thực hiện một cách triệt để,sự thật chỉ đƣợc xác lập tại phiên tòa. Các chức năng tố tụng đƣợc quy định và thực hiện minh bạch và hoàn toàn chế ƣớc, kiểm tra lẫn nhau. Tòa án đóng vai trò là ngƣời trọng tài và qua phiên tòa xác định xem “sự thật” của ai (bên nguyên và bên bị) thuyết phục hơn để qua đó phán xét. Quyết định của tòa án dƣờng nhƣ đƣợc thực hiện không phải trên cơ sở sự thật khách quan của vụ án mà là trên cơ sở sự thật đƣợc các bên chứng minh tại phiên tòa có tính thuyết phục cao hơn.
Vì vậy, tòa án không xét hỏi, không tranh luận và cũng không gợi ý tranh luận, mà chỉ là ngƣời trọng tài điều khiển phiên tòa, đóng vai trò thụ động trong quá trình chứng minh, nhƣng lại toàn quyền phán quyết về vụ án. Toàn bộ quá trình tố tụng đƣợc thực hiện bằng miệng. Vì vậy, tại phiên tòa phải có mặt tất cả những ngƣời tham gia tố tụng, đặc biệt là ngƣời làm chứng, các vật chứng phải đƣợc các bên đƣa ra xem xét tại phiên tòa v.v.
Hệ thống xét hỏi: Thƣờng đƣợc sử dụng trong các nƣớc theo hệ thống luật lục địa (legal law). Mục đích chính của tố tụng theo hệ thống này là cố gắng xác định sự thật khách quan của vụ án để từ đó ra phán quyết. Vì vậy, quá trình tố tụng đƣợc thực hiện bằng văn bản và bằng lời, bao gồm cả giai đoạn điều tra và xét xử tại phiên tòa. Tòa án thực hiện việc chứng minh vụ án trên cơ sở sử dụng kết quả đóng vai trò quyết định trong xác định sự thật khách quan tại phiên tòa. Vì vậy thủ tục tố tụng tại phiên tòa đơn giản hơn, ít khắt khe hơn về mặt hình thức: việc xét xử không nhất thiết phải có mặt tất cả
những ngƣời tham gia tố tụng, chứng cứ thu thập chỉ cần thẩm tra lại tại phiên tòa, gánh nặng xét hỏi do tòa án đảm nhận. Phán quyết của tòa án đƣợc đƣa ra trên cơ sở niềm tin nội tâm của tòa án về sự thật khách quan của vụ án, chứ không phải là kết qủa của việc ai thuyết phục tòa án tốt hơn tại phiên tòa v.v.
Hệ thống pha trộn: Đƣợc thực hiện trên cơ sở kết hợp hai hệ thống tranh tụng và xét hỏi. Nhìn từ góc độ mục đích tố tụng cũng nhƣ phƣơng cách để đạt đƣợc mục đích đó, thì mỗi hệ thống tranh tụng (tranh tụng hay xét hỏi) đều có mặt tích cực và hạn chế nhất định. Hệ thống tố tụng pha trộn là sự kết hợp giữa hai hệ thống tranh tụng trên. Tùy theo việc quốc gia thuộc vào hệ thống tƣ pháp nào (án lệ hay lục địa) mà “dấu ấn” của hệ thống tố tụng trong hệ thống tố tụng pha trộn nổi rõ hơn.
Hệ thống tƣ pháp nƣớc ta đƣợc tổ chức và hoạt động theo truyền thống luật lục địa. Tố tụng nƣớc ta đƣợc thực hiện theo hệ thống pha trộn thiên về xét hỏi, tức yếu tố xét hỏi trong tố tụng nƣớc ta rõ nét hơn. Việc nghiên cứu bản chất của tranh tụng tại phiên tòa ở nƣớc ta phải đƣợc xem xét từ góc độ tranh tụng trong tố tụng xét hỏi.
1.3. Nội dung pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền tranh tụng của đƣơng sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm đƣơng sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm
1.3.1. Lược sử hình thành và phát triển
- Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1990
Với thắng lợi cách mạng tháng 8, nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời đã đánh dấu một bƣớc ngặt lớn trong lịch sử nƣớc ta. Để xây dựng, củng cố chính quyền, bên cạnh hệ thống toà án đƣợc thiết lập, Nhà nƣớc ta đã ban hành hành loạt các văn bản pháp luật. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, đáng chú ý nhất là Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức Toà án và quy định các ngạch thẩm phán; Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/06/1949 về việc những bị can có thể một công dân không phải là luật sƣ bào chữa cho trƣớc toà án
thƣờng và toà án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình. Điều 1 của Sắc lệnh 69/SL quy định:
Từ nay đến khi nào có thể lệ khác, trƣớc các tòa án thƣờng và tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình, trừ tòa án binh tại mặt trận, bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sƣ bào chữa cho. Công dân do bị can đã tự chọn để bênh vực mình phải đƣợc ông Chánh án thừa nhận.
Cũng từ Sắc lệnh này, để mở rộng thêm quyền bào chữa, Điều 2 quy định: Nếu bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án có thể, tự mình hay theo lời yêu cầu của bị can, cử một ngƣời ra bào chữa cho bị can. Ngày 22 tháng 12 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành tiếp Sắc lệnh số 144/SL mở rộng cho ngƣời không phải là luật sƣ cũng đƣợc bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự trong các vụ án dân sự. Điều 1 Sắc lệnh số 144/SL sửa lại Điều 1 của Sắc lệnh số 69/SL nhƣ sau:
Từ nay, trƣớc tòa án việc xử hộ và thƣơng mại, trƣớc các tòa án thƣờng và tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình, đại hình, trừ tòa án binh tại mặt trận, nguyên cáo, bị cáo và bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sƣ bênh vực cho mình. Công dân đó phải đƣợc ông Chánh án thừa nhận.
Bƣớc vào những năm 50, chúng ta đã có cuộc cải cách tƣ pháp nhằm phát triển chế độ dân chủ nhân dân, đó là việc ban hành sắc lệnh số 85/SL ngày 22/05/1950 về cải cách bộ máy tƣ pháp và luật tố tụng, trong đó quy định luật sƣ đƣợc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự.
Đến năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam thắng lợi, miền Bắc đƣợc giải phóng hoàn toàn và tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam vẫn tiếp tục kháng chiến để giành độc lập, thống nhất đất nƣớc. Vì vậy, hai miền Bắc, Nam có hai hệ thống pháp luật tố tụng dân sự khác nhau.
Ở miền Nam, trong thời gian dài chính quyền Sài Gòn vẫn áp dụng những văn bản pháp luật cũ thời Pháp thuộc. Đến ngày 20/12/1972, chính quyền ngụy Sài Gòn đã ban hành Bộ luật dân sự và thƣơng sự tố tụng. Trong đó, thừa nhận quyền tự bảo vệ của đƣơng sự, quyền nhờ luật sƣ, tôn thuộc, ti thuộc, vợ chồng, anh em, đồng thừa kế và đồng hội viên thay mặt (Điều 50). Bộ luật cũng quy định đƣơng sự có nghĩa vụ chứng minh, đó là “người nào viện dẫn một sự kiện thuận lợi cho mình, có trách nhiệm dẫn chứng. Đối phương muốn phủ nhận tín lực của sự kiến được chứng minh, phải xuất trình bằng cớ tương phản” (Điều 56). Đặc biệt, Bộ luật này kế thừa những quy định của Bộ luật dân sự Pháp nên có quy định quá trình giải quyết vụ việc thông qua tranh tụng. Tuy nhiên, do bị hạn chế về mặt chính trị nên đây chỉ là những quy định mang tính hình thức khi vẫn chƣa có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của đƣơng sự.
Ở miền Bắc, Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 đƣợc ban hành làm nền móng cho việc xây dựng một thiết chế xét xử xã hội chủ nghĩa. Nhiều văn bản pháp luật ra đời quy định cụ thể về nghĩa vụ chứng minh của đƣơng sự, vai trò của luật sƣ, về sự vô tƣ, khách quan của Thẩm phán trong khi xét xử và tranh tụng tại phiên toà.
Thông tƣ 06/TT-TATC ngày 25/02/1974 đã quy định:
Các đƣơng sự (nguyên đơn, bị đơn và ngƣời dự sự) có quyền đề xuất những yêu cầu và có nhiệm vụ trình bày những chứng cứ, lý lẽ để chứng minh những yêu cầu và bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mình.
Ngoài ra, thông tƣ số 16/TATC ngày 27/09/1974 quy định:
Viện kiểm sát nhân dân, bị cáo (nguyên đơn, bị đơn trong các vụ kiện dân sự) và những ngƣời khác tham gia tố tụng có quyền tranh luận về chứng cứ cũng nhƣ việc áp dụng pháp luật, đƣờng lối,
chính sách xét xử… Các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cần tránh tƣ tƣởng coi nhẹ việc xét hỏi và tranh cãi ở phiên toà vì chỉ tin vào hồ sơ hoặc cho là để hợp pháp hoá một chủ trƣơng xét xử đã đƣợc dự kiến trƣớc.
Ngày 08/02/1977, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành công văn số 96/NCPL hƣớng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm. Trong đó, tại mục A- Phần thứ ba của Công văn quy định quyền và nghĩa vụ của những ngƣời tham gia tố tụng nhƣ đƣợc đề xuất chứng cứ và yêu cầu về biện pháp khẩn cấp tạm thời; đƣợc đề xuất những câu hỏi trong khi Toà án nhân dân thẩm vấn và đƣợc tham gia tranh luận… Bên cạnh đó, Công văn còn xác định rõ trách nhiệm của Toà án nhân dân trong việc bảo đảm cho đƣơng sự thực hiện quyền bình đẳng trong tố tụng, quy định trình tự xét xử sơ thẩm tại phiên toà. Đặc biệt, tại mục C công văn này đã có sự phân biệt giữa xét hỏi và tranh luận tại phiên toà, trình tự, thủ tục tranh luận tại phiên toà.
Sau khi miền Nam giải phóng, Nhà nƣớc đã ban hành Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1988 khẳng định các đƣơng sự không những có quyền nhờ luật sƣ bảo vệ quyền lợi cho mình mà còn có quyền tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Có thể thấy rằng, trong giai đoạn này, nhiều văn bản pháp luật tố tụng dân sự đƣợc ban hành đã đề cao quyền và nghĩa vụ chứng minh của các đƣơng sự và của luật sƣ. Nhiều quy định tiến bộ về quyền bình đẳng trong tố tụng, trao đổi chứng cứ, lý lẽ, tranh luận tại phiên toà, trách nhiệm của Toà án nhân dân trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự khi ban hành phán quyết đƣợc ghi nhận.
- Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004
Kế thừa và phát triển các quy định về tố tụng dân sự của giai đoạn