2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo
2.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Trên cơ sở phân tích những thành tựu và hạn chế nêu trên, tôi xin đƣa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm thực hiện hiệu quả hơn việc
bảo đảm quyền tranh tụng của đƣơng sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm nhƣ sau:
Bổ sung quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ trao đổi chứng cứ giữa các đƣơng sự và hậu quả pháp lý khi đƣơng sự không sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đƣơng sự khác. Để bảo đảm quyền đƣợc biết đầy đủ các tài liệu, chứng cứ của đƣơng sự phía bên kia để chuẩn bị cho việc tranh tụng tại Tòa án, cần thiết bổ sung vào khoản 5 Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ trao đổi chứng cứ và hậu quả pháp lý đối với trƣờng hợp đƣơng sự cố tình không sao gửi, thông báo hoặc sao gửi thông báo tài liệu, chứng cứ nhƣng không đầy đủ cho đƣơng sự khác các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án. Theo đó, có thể sửa đổi theo quan điểm: “Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải thực hiện ngay việc sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác. Trong trường hợp đương sự cố tình không cung cấp tài liệu, chứng cứ cho bên kia thì theo yêu cầu của đương sự, Tòa án buộc bên đương sự đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ phải cung cấp tài liệu, chứng cứ đó trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự. Nếu hết thời hạn này, đương sự vẫn cố tình không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài liệu, chứng cứ thì bị phạt tiền và Thẩm phán sẽ không chấp nhận những tài liệu, chứng cứ không được các bên đương sự trao đổi trong thời hạn đã được Thẩm phán ấn định”. Nhƣ vậy, theo quan điểm trên, Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết vụ án có quyền bác bỏ giá trị chứng minh của những chứng cứ chƣa đƣợc sao gửi hoặc thông báo hợp lệ trƣớc đó giữa các bên đƣơng sự. Tuy nhiên, nếu quy
định theo hƣớng này thì dƣờng nhƣ chƣa phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ở những vùng, miền mà điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa pháp lý của ngƣời dân còn thấp. Do đó, cần quy định cụ thể hơn về trách nhiệm hỗ trợ của Tòa án trong việc sao gửi hoặc thông báo về tài liệu, chứng cứ do đƣơng sự giao nộp cho các đƣơng sự khác. Có thể ấn định là trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án nhận đƣợc tài liệu, chứng cứ từ đƣơng sự và đƣơng sự có yêu cầu hỗ trợ phải chịu lệ phí theo quy định.
Về quyền và nghĩa vụ của đƣơng sự khi tham gia tố tụng: Theo Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đƣơng sự có quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Để bảo đảm tính thống nhất và phù hợp với việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử, khi một trong những nội dung “cốt lõi” là bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự thì khoản 20 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 nên sửa đổi, bổ sung theo hƣớng đƣơng sự: “có quyền tranh tụng, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án”. Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng, cần bổ sung cho đƣơng sự quyền “đƣợc nghiên cứu hồ sơ vụ án” vào khoản 8 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 nhƣ sau: “Được nghiên cứu hồ sơ vụ án, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này”. Thiết nghĩ nếu sửa đổi, bổ sung nhƣ vậy sẽ triệt tiêu hiệu quả, hiệu lực của quy định về nghĩa vụ trao đổi tài liệu, chứng cứ giữa các bên đƣơng sự và trách nhiệm thông báo tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập đƣợc cho các đƣơng sự. Bởi khi đó, đƣơng sự chỉ cần đến Tòa án yêu cầu đƣợc quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án là biết đƣợc đầy đủ tài liệu, chứng cứ của vụ án mà không cần phải thực hiện nghĩa vụ trao đổi chứng cứ của mình.
2015 nhƣ sau:“2. Tòa án triệu tập hợp lệ từ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau…”.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 nên có một hƣớng dẫn cụ thể về việc đƣơng sự tham gia phiên tòa đối đáp với ngƣời làm chứng và đặc biệt là đối đáp với Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Khi Kiểm sát viên phát biểu về việc tuân theo pháp luật của các đƣơng sự và phát biểu về việc giải quyết vụ án, nếu có đƣơng sự nào không đồng ý với những ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên thì có quyền đối đáp lại. Bởi giữa Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa đƣa ra quan điểm cũng cần phải đƣợc đối đáp bình đẳng với các đƣơng sự khác. Tại Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng cần giải thích rõ đây là lời phát biểu của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, bởi nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì vụ án vẫn đƣợc xét xử bình thƣờng, không hoãn phiên tòa (Điều 232 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
Tại khoản 3 Điều 253 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã bổ sung quy định “Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hỏi người làm chứng sau khi được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa”. Việc bổ sung quy định này là hợp lý, nhƣng nếu quy định việc đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đƣợc quyền hỏi ngƣời làm chứng là đƣơng nhiên mà không bắt buộc phải đƣợc sự cho phép của Chủ tọa phiên tòa thì sẽ đảm bảo hơn nữa quyền lợi của các đƣơng sự khi tham gia tố tụng và đảm bảo việc xét xử công khai, khách quan.
Tại Điều 259 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định “Tạm ngừng phiên tòa”, Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 “Phát biểu của Kiểm
sát viên” nằm trong phần tranh tụng là không thực sự khoa học, hợp lý, bởi 2 Điều này về bản chất không thể hiện nội dung tranh tụng. Do vậy, cần phải hiểu chính xác để tránh sự nhầm lẫn trong nhận thức. Khoản 1 Điều 260 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về trình tự phát biểu của các đƣơng sự khi tranh luận nhƣng tại các điểm d, đ khoản 1 Điều này lại quy định về việc điều khiển của Chủ tọa phiên tòa trong phần tranh luận. Do vậy, cần tách quy định tại các điểm d, đ ra khoản khác riêng biệt với khoản 1 sẽ khoa học, hợp lý hơn.