2.2. Thực tiễn về bảo đảm quyền tranh tụng của đƣơng sự trong
2.2.3. Nguyên nhân của một số hạn chế, tồn tại
Về cơ bản, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có nhiều quy định mới, tiến bộ nhằm đảm bảo quyền con ngƣời, quyền công dân trong tố tụng dân sự đáp ứng yêu cầu của cải cách tƣ pháp và thi hành Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 chƣa thực sự đảm bảo quyền tranh tụng của đƣơng sự trong tố tụng dân sự, cụ thể:
Để tạo điều kiện cho đƣơng sự thực hiện tốt hơn quyền tranh tụng, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015 quy định bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự là nguyên tắc của tố tụng dân sự. Nguyên tắc này chính là sự cụ thể hóa quy định tại khoản 7 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 - “…quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm”. Mở rộng hơn, Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định rõ hơn về trách nhiệm của Tòa án nói riêng và Nhà nƣớc nói chung trong việc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự khi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này “Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ” và “Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án”. Đặc biệt, khoản 4 Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự”. Điều này có nghĩa là các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng và các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tạo điều kiện cho đƣơng sự thực hiện quyền bảo vệ mà không đƣợc hạn chế đƣơng sự thực hiện quyền này. Tuy nhiên, “Điều luật không đưa ra chế tài áp dụng cho trường hợp có người cản trở đương sự thực hiện quyền. Điều này không thấy quy định trong Chương XL Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”.
Khoản 20 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định đƣơng sự có quyền tranh luận tại phiên tòa là chƣa đầy đủ. Tranh luận tại phiên tòa chỉ phản ánh một phần quyền tranh tụng của các đƣơng sự. Khi nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử đƣợc ghi nhận thì cũng đồng nghĩa với việc quyền tranh tụng của các đƣơng sự đƣợc thừa nhận. Hơn nữa, quyền tranh tụng này đƣợc thực hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ án từ khi đƣơng sự khởi kiện cho đến khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Theo đó, các bên đƣơng sự dƣới sự điều khiển của Tòa án đƣợc đƣa ra, trao đổi chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để chứng minh, biện luận cho quyền, lợi
ích hợp pháp của mình trƣớc Tòa án theo những trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định và Tòa án ra phán quyết giải quyết vụ án dân sự căn cứ vào kết quả tranh tụng của các bên đƣơng sự.
Điều 247 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể về nội dung và phƣơng thức tranh tụng tại phiên tòa. Theo đó, tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đƣơng sự trong vụ án. Việc tranh tụng tại phiên tòa đƣợc tiến hành theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. Do vậy, Điều 259 quy định về “tạm ngừng phiên tòa” lại nằm trong phần tranh tụng là không thực sự khoa học. Bởi vì, quy định này không thể hiện bản chất, nội dung của tranh tụng tại phiên tòa.
Trình độ nhận thức về pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng của ngƣời dân chƣa cao. Nếu đƣơng sự không có những hiểu biết nhất định về pháp luật tố tụng dân sự thì rất khó khăn trong việc tiếp cận và thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình trƣớc Tòa án, trong đó có quyền tranh tụng. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có nhiều điểm mới về bảo đảm quyền tranh tụng của đƣơng sự khi tham gia vào tố tụng dân sự nên đƣơng sự có thể chƣa biết về nội dung các quy định này cũng nhƣ chƣa biết thực hiện nhƣ thế nào trên thực tế. Chẳng hạn, trƣớc đây, tại phiên tòa sơ thẩm, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân tham gia hỏi trƣớc rồi mới đến đƣơng sự và Kiểm sát viên. Nay Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định trình tự hỏi theo hƣớng ngƣợc lại, đƣa đƣơng sự lên vị trí đầu tiên, sau đó mới đến Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên, khiến cho nhiều đƣơng sự chƣa thể thích nghi ngay đƣợc với sự thay đổi đó. Bên cạnh đó, ý thức pháp luật của một bộ phận ngƣời dân chƣa cao khi cố tình không chấp hành, không thực hiện, không hợp tác với Tòa án gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Tại Tòa án, một số Thẩm phán, cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất, năng lực còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm và ý thức làm việc không thật sự cao do sắp bị luân chuyển, về hƣu, hay vì một vài lý do khác. Bên cạnh đó, một số Hội thẩm nhân dân có trình độ hiểu biết pháp luật chƣa cao, tham gia phiên tòa nhƣ để bảo đảm đủ thành phần Hội đồng xét xử mà chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình đối với hoạt động xét xử của Tòa án. Những tồn tại về chất lƣợng đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm, cán bộ Tòa án cũng là nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng tranh tụng và việc bảo đảm quyền tranh tụng của đƣơng sự trong tố tụng dân sự.
Sự có mặt của Luật sƣ khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án là một trong những bảo đảm tốt hơn để đƣơng sự thực hiện quyền tranh tụng của mình. Luật sƣ là ngƣời đƣợc đào tạo bài bản về kiến thức pháp lý, kỹ năng hành nghề và ý thức, thái độ nghề nghiệp. Nhƣ đã phân tích, số lƣợng vụ án dân sự do Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk thụ lý giải quyết có ngƣời bảo vệ tham gia mà chủ yếu là Luật sƣ ngày càng tăng. Tuy nhiên, kỹ năng tƣ vấn, hƣớng dẫn, tranh luận, đối đáp của một số luật sƣ, trợ giúp viên pháp lý và đặc biệt là ngƣời đại diện của đƣơng sự tham gia bảo vệ còn hạn chế, ý thức làm việc và phối hợp trong công tác của một số luật sƣ còn chƣa đúng mực gây khó khăn trong việc giải quyết vụ án dân sự.
Một số cơ quan, tổ chức chƣa thực sự nhiệt tình và có trách nhiệm trong việc phối hợp với Tòa án mà cho rằng việc giải quyết vụ án dân sự là trách nhiệm của Tòa án nên chƣa hỗ trợ, phối hợp kịp thời với Tòa án, Viện kiểm sát, đƣơng sự, ngƣời đại diện, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Đề việc tranh tụng đƣợc thực hiện và thực hiện có hiệu quả, cần phải có các điều kiện khác nhau về tổ chức cũng nhƣ về cơ sở vật chất, điều kiện xét xử. Bảo đảm cơ sở vật chất cho quá trình tranh tụng, vị trí các bên tại phiên
tòa thế nào để đảm bảo không khí tranh tụng bình đẳng, khách quan; tạo điều kiện cho các bên dễ dàng tiếp xúc trong quá trình tố tụng; hệ thống âm thanh, hình ảnh thuận tiện cho việc theo dõi tiến trình tố tụng là một trong những điều kiện cần thiết cho tranh tụng cần đƣợc nghiên cứu. Thời gian gần đây, nhiều văn bản pháp luật hƣớng dẫn áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự 2015 của cơ quan có thẩm quyền đƣợc ban hành và sửa đổi kịp thời cho phù hợp với yêu cầu cải cách tƣ pháp theo Nghị quyết 08 nhằm đề cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật của Hội đồng xét xử với các phán quyết của mình. Hầu hết các thẩm phán có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, đội ngũ thẩm phán và thƣ ký Tòa án tỉnh Đắk Lắk có trình độ cử nhân luật trở lên, các thẩm phán đƣợc bổ nhiệm đã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ xét xử. Cơ sở vật chất, kinh phí bảo đảm hoạt động xét xử của Tòa án ngày càng đƣợc chính quyền địa phƣơng tỉnh Đắk Lắk quan tâm và tăng cƣờng.
Tuy nhiên, trên thực tế về tổ chức cũng nhƣ về cơ sở vật chất đảm bảo cho yêu cầu tranh tụng tại phiên tòa đối với một tỉnh miền núi nhƣ Đắk Lắk với điều kiện phát triển kinh tế xã hội chƣa đồng đều giữa các huyện gặp những khó khăn nhất định. Một số Tòa án ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, giao thông đi lại hiểm trở dẫn tới cơ sở vật chất của Tòa cũng khó lòng đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ bản chứ chƣa nói tới những yêu cầu riêng biệt khác. Đơn cử nhƣ Tòa án nhân dân huyện Krông Bông, Tòa án nhân dân huyện Lăk với điều kiện còn hết sức khó khăn nhất là cơ sở vật chất của đơn vị mới thành lập ở một huyện vùng sâu, vùng xa, không đƣờng, không điện, dân cƣ thƣa thớt… Điều này cũng ảnh hƣởng phần nào tới chất lƣợng giải quyết vụ việc dân sự cũng nhƣ hiệu quả đảm bảo quyền tranh tụng của đƣơng sự.
Mô hình tố tụng hiện đại của Việt Nam về cơ bản cho đến nay vẫn thiên về mô hình tố tụng thẩm vấn. Hiện diện trong suốt quá trình tố tụng là
một hồ sơ vụ án dân sự thống nhất và là nơi chứa đựng chứng cứ chứng minh giải quyết vụ án dân sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng là những chủ thể đóng vai trò chính trong toàn bộ quá trình tố tụng và chi phối toàn bộ mô hình tố tụng dân sự đã xác định một nguyên tắc rằng chính các cơ quan tố tụng chứ không phải chủ thể nào khác là ngƣời xác định sự thật khách quan của vụ việc dân sự. Để làm điều đó, các cơ quan này thƣờng có xu hƣớng kiểm soát hoàn toàn nội dung của hồ sơ vụ án và những chứng cứ sẽ đƣợc xem xét.
Trong mô hình mang tính chất thẩm vấn của tố tụng dân sự Việt Nam, Thẩm phán cũng là ngƣời đóng vai trò chủ động chứng minh các tình tiết trong vụ việc, Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ và nắm đƣợc các tình tiết vụ việc trƣớc khi xét xử. Tại phiên tòa xét xử, Thẩm phán là nhân vật chính và hoàn toàn chủ động từ áp dụng các biện pháp xử lý cho tới xét hỏi.
Đắk Lắk còn là địa phƣơng gặp nhiều hạn chế với việc tiếp cận thông tin cũng nhƣ cải tổ, hiện đại hóa tƣ tƣởng ngƣời dân nói chung cũng nhƣ cán bộ tƣ pháp nói riêng. Với những khó khăn khách quan cũng nhƣ tồn tại nêu trên, cùng nhận thức hạn chế của ngƣời tham gia tố tụng khác đã có ý kiến cho rằng Tòa án chƣa thực sự là nơi phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Tòa án đƣợc đánh giá nhƣ là hiện thân của quyền lực công quyền là những nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong thực trạng áp dụng tranh tụng trong giải quyết vụ án dân sự của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và trên cả nƣớc nói chung hiện nay.