Những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 61 - 72)

2.2. Thực tiễn về bảo đảm quyền tranh tụng của đƣơng sự trong

2.2.2. Những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại

Đối với đương sự, mặc dù biết và hiểu đƣợc Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định rất rõ về bảo đảm quyền tranh tụng của đƣơng sự trong tố tụng dân sự với những quyền năng pháp lý cụ thể nhƣng trong một số trƣờng hợp, các đƣơng sự thực hiện quyền của mình không đúng, khởi kiện đƣa ra yêu cầu không phù hợp nên không đƣợc Tòa án chấp nhận yêu cầu. Ngoài ra, do trình độ hiểu biết pháp luật của các đƣơng sự còn hạn chế nên nhiều trƣờng hợp

đƣơng sự không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ và chứng minh, hoặc có trƣờng hợp mặc dù không cung cấp đƣợc tài liệu, chứng cứ, Tòa án đã phân tích, giải thích pháp luật nhƣng họ vẫn không làm văn bản yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ. Trong nhiều vụ án, đƣơng sự không hợp tác với Tòa án, cố tình né tránh, không chấp hành giấy triệu tập của Tòa án, không tham gia hoặc cản trở Tòa án tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản, gây khó khăn nhằm mục đích kéo dài vụ án hoặc để chậm thực hiện nghĩa vụ.

Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp hợp đồng giao khoán” giữa nguyên đơn Công ty cổ phần cà phê Thắng Lợi và bị đơn ông Đặng Xuân Dƣơng, do Tòa án nhân dân huyện Krông Pắc thụ lý giải quyết năm 2020, trong suốt quá trình giải quyết vụ án, bị đơn ông Dƣơng đều tỏ thái độ bất hợp tác, không cung cấp chứng cứ, khi cán bộ Tòa án và Hội đồng định giá tài sản tiến hành vào diện tích đất giao khoán để thực hiện việc xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản thì bị đơn lôi kéo, tập trung đông ngƣời, ngăn cản, chống đối không cho Cán bộ Tòa án và Hội đồng định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.. Đối với vụ án này, Tòa án nhân dân huyện Krông Pắc căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp và do Tòa án thu thập đƣợc để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật [18].

Bên cạnh đó, trong các phiên tòa việc hỏi những ngƣời tham gia tố tụng vẫn chủ yếu do Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên thực hiện chứ đƣơng sự vẫn chƣa biết cách đặt câu hỏi do trình độ hiểu biết pháp luật không cao và không có kinh nghiệm tham gia tố tụng.

Đối với Tòa án, có nhiều vụ án Tòa án giải quyết không đúng, không đảm bảo quyền tranh tụng của các đƣơng sự, cụ thể:

Tình trạng án bị cấp phúc thẩm hủy, sửa trong mấy năm gần đây vẫn ở mức cao, ảnh hƣởng đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.

Số vụ án bị cấp phúc thẩm hủy, sửa theo các năm nhƣ sau: Năm 2018 là 35 vụ, năm 2019 là 68 vụ, năm 2020 là 105 vụ (Theo báo cáo tổng kết năm của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk).

Ví dụ: Bản án dân sự phúc thẩm số 70/2020/DS – PT ngày 21/4/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 38/2019/DS - ST ngày 20/9/2019, của Tòa án nhân dân huyện Krông Năng về việc Kiện đòi tài sản giữa nguyên đơn Công ty Cổ phần trồng rừng Trƣờng Thành với bị đơn ông Võ Văn Nam với lý do: Trong quá trình giải quyết vụ án, ông Nam cho rằng hồ sơ giao khoán đất lâm nghiệp mà Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn huyện Krông Năng có sự nhầm lẫn về số hiệu tiểu khu từ tiểu khu 314 thành tiểu khu 316, trên thực tế ông Nam canh tác tại tiểu khu 314. Tại Biên bản làm việc ngày 06/6/2013 của Đoàn Thanh tra 317 với ông Võ Văn Nam có nội dung: “...đoàn nhận thấy vị trí giao khoán đất của ông Võ Văn Nam nằm tại lô b khoảnh 4 tiểu khu 314 với diện tích 37ha là có cơ sở (hồ sơ giao khoán đất lâm nghiệp do ông Nam cung cấp thì vị trí giao khoán đất tại tiểu khu 316 có thể ghi nhầm lẫn số hiệu tiểu khu) và ông Nam thống nhất vị trí giao khoán đất của ông nêu trên là đúng và phù hợp với thời điểm bàn giao đất ngoài thực tế năm 2001 tại Biên bản bàn giao số 01/BB-BQL ngày 18/5/2001”. Đồng thời ông Nam cũng đƣợc nhiều ngƣời xác nhận (Các Giấy xác nhận, bút lục 943 - 946). Tuy nhiên cấp sơ thẩm chƣa làm rõ tiểu khu 316 thể hiện trong hồ sơ giao khoán cho ông Nam trên thực địa là phần đất nào? Ông Nam có trực tiếp quản lý, chăm sóc phần đất này hay ai là ngƣời quản lý, chăm sóc? Nếu từ trƣớc tới nay ông Nam vẫn trồng và chăm sóc rừng trên tiểu khu 314 thì Công ty Trƣờng Thành có ý kiến gì hay không? Tại sao đến khi ông Nam bƣớc vào khai thác thì mới xảy ra tranh chấp; và nếu có sự việc trên thì việc xác định mức độ lỗi của các bên khi giải quyết yêu cầu đòi lại tài sản cần đƣợc xác định rõ để làm rõ trách nhiệm và

nghĩa vụ của các bên. Vì vậy, cấp sơ thẩm đã chƣa điều tra xác minh làm rõ các nội dung trên là chƣa có căn cứ vững chắc để chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty Trƣờng Thành 19].

- Cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng:

Ví dụ: Bản án số 79/2020/DS – PT ngày 29/4/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 120/2019/DSST ngày 26/11/2019 của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột về việc Tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn bà Ngô Thị Hải với bị đơn ông Ngô Sỹ Đông, bà Nguyễn Thị Hƣơng với lý do: Bà Hải khởi kiện yêu cầu ông Đông, bà Hƣơng trả lại quyền sử dụng đất tại số 30 Trần Khánh Dƣ, chứ không yêu cầu trả lại căn nhà vì trên thực tế bà Ngô Thị Hải là ngƣời đang quản lý và sử dụng đất và nhà nhƣng về mặt pháp lý thì ông Đông, bà Hƣơng là ngƣời đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất. Do đó, bà Hải chỉ muốn ông Đông, bà Hƣơng trả lại quyền sử dụng đất và quyền đƣợc sở hữu nhà đất tại 30 Trần Khánh Dƣ cho bà Hải về mặt pháp lý (được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền được sở hữu nhà đất hợp pháp). Vì vậy, Toà án cấp sơ thẩm tuyên buộc ông Đông, bà Hƣơng “phải trả lại cho bà Ngô Thị Hải quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất là căn nhà số 30 Trần Khánh Dƣ” là vƣợt quá yêu cầu khởi kiện. Hơn nữa, các đƣơng sự không yêu cầu thanh toán công sức đóng góp nhƣng cấp sơ thẩm tuyên “Bà Ngô Thị Hải phải có nghĩa vụ thanh toán công sức đóng góp cho ông Ngô Sĩ Đông và bà Nguyễn Thị Hương số tiền 1.000.000.000 đồng” là vƣợt quá phạm vi khởi kiện ban đầu, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật tố tụng năm 2015

Vụ án đã đƣợc Toà án nhân nhân thành phố Buôn Ma Thuột thụ lý và giải quyết tại bản án dân sự sơ thẩm số 21/2018/DSST ngày 26/4/2018 với quan hệ tranh chấp “Tranh chấp quyền sở hữu tài sản”, đƣơng sự có kháng

cáo. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 163/2018/DSST ngày 20/11/2018 của Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tuyên Huỷ bản án dân sự sơ thẩm, giao lại cho Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột xét xử lại theo quy định. Sau khi thụ lý lại, do nguyên đơn có đơn xin rút đơn khởi kiện nên Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột ra Quyết định đình chỉ vụ án số: 326/2018/QĐST- DS ngày 25/12/2018. Ngày 21/01/2019 nguyên đơn khởi kiện lại vụ án với quan hệ “Tranh chấp quyền sử dụng đất và huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 120/2019/DSST ngày 26/11/2019 của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột. Mặc dù 02 quan hệ tranh chấp khác nhau nhƣng cùng một đối tƣợng khởi kiện nhƣng Kiểm sát viên tham gia 02 phiên toà sơ thẩm ngày 26/4/2018 và ngày 26/11/2019 đều là một ngƣời, do đó đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 [20].

Trên thực tế, có nhiều trƣờng hợp việc giải quyết vụ án dân sự còn bị dây dƣa, kéo dài, qua nhiều cấp xét xử, gây ảnh hƣởng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, gây phiền hà, tốn kém cho đƣơng sự và Nhà nƣớc mà nguyên nhân một phần cũng xuất phát từ việc không bảo đảm đầy đủ cho đƣơng sự thực hiện quyền thu thập chứng cứ và tranh tụng tại phiên tòa.

Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản”, giữa:Nguyên đơn: Ông Trần Văn Thảo; Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Bẩy. đƣợc Tòa án nhân dân huyện Krông Pắc thụ lý, giải quyết từ năm 2013 kéo dài 07 năm, trải qua nhiều lần xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm. Sau đó, Quyết định giám đốc thẩm số: 27/2019/DS-GĐT ngày 09/10/2019 của Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định: Hủy Quyết định giám đốc thẩm số 79/2016/DS-GĐT ngày 15/12/2016 của Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản” giữa nguyên đơn là

ông Trần Văn Thảo với bị đơn là bà Nguyễn Thị Bẩy; giữ nguyên hiệu lực đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 03/2015/DSPT ngày 12/01/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk [17].

Việc thực hiện quy định yêu cầu đƣơng sự phải giao nộp chứng cứ cho đƣơng sự phía bên kia không thực hiện đƣợc hiệu quả trên thực tế. Xuất phát từ trình độ hiểu biết pháp luật của ngƣời dân ở tỉnh Đắk Lắk còn hạn chế, không phải đƣơng sự nào cũng đủ điều kiện kinh tế để nhờ ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, cũng nhƣ thực tiễn lƣu trữ, quản lý, cung cấp chứng cứ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức ở nƣớc ta hiện nay. Thực tế thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về:

Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết vụ việc ấn định nhƣng không đƣợc vƣợt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Nhiều vụ việc, mặc dù đƣơng sự đã có chứng cứ nhƣng họ cố tình không giao nộp và nếu Tòa án không yêu cầu họ giao nộp thì tại phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm đƣơng sự vẫn có quyền cung cấp chứng cứ mới. Mức độ hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động chứng minh của các đƣơng sự phụ thuộc rất nhiều vào trình độ hiểu biết pháp luật của đƣơng sự, mức độ tham gia tố tụng của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, cơ chế tố tụng và các điều kiện kinh tế xã hội khác. Sự hỗ trợ của Toà án đối với việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đƣơng sự nhằm bảo đảm tìm ra chân lý, có thể làm giảm đƣợc những hậu quả bất lợi cho đƣơng sự trong trƣờng hợp họ không thực hiện đƣợc nghĩa vụ chứng minh của mình nhƣng thực tiễn giải quyết các vụ án theo thủ tục sơ thẩm ở Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Tòa án đã phải làm thay đƣơng sự.

Thực tế chứng minh rằng tranh tụng chỉ có hiệu quả nếu mỗi đƣơng sự có đƣợc sự hiểu biết đầy đủ và toàn diện các yêu cầu và lý lẽ chống lại mình. Về logic, ngƣời ta chỉ có thể đối đáp lại những gì mà mình biết. Vì vậy, khoản 5 Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

Khi đƣơng sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đƣơng sự khác hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi đƣợc thì phải thông báo bằng văn bản cho đƣơng sự khác hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự khác.

Nhƣ vậy, khi khởi kiện, ngƣời khởi kiện phải có trách nhiệm sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đƣơng sự khác hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự khác. Quy định này của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là bƣớc tiến lớn trong việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử và phù hợp với quy định của nhiều nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về thông báo việc thụ lý vụ án vẫn quy định Tòa án chỉ thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp danh mục tài liệu, chứng cứ ngƣời khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện. Trƣờng hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp. Thực tiễn xét xử, gần nhƣ các vụ kiện hiện nay khi giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Đắk Lắk hầu nhƣngƣời khởi kiện không thực hiện nghĩa vụ gửi cho bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

quyết định cho Viện kiểm sát dẫn đến Viện kiểm sát không thực hiện đƣợc tốt nhất chức năng kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự của Tòa án. Bên cạnh đó, một số vụ án dân sự vẫn để quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật do lỗi chủ quan của Tòa án.

Đối với sự hỗ trợ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tạo điều kiện cho đƣơng sự thực hiện quyền tranh tụng, việc tự thu thập chứng cứ của các đƣơng sự cũng gặp phải rất nhiều khó khăn liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lƣu giữ tài liệu, chứng cứ. Theo quy định tại Điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì đƣơng sự có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lƣu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp cho mình để cung cấp cho Toà án. Tuy vậy, nhiều trƣờng hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lƣu giữ chứng cứ thƣờng không trả lời bằng văn bản cho đƣơng sự về việc không cung cấp tài liệu, chứng cứ mà chỉ từ chối bằng lời nói. Do đó, đƣơng sự không có tài liệu cung cấp cho Tòa án để chứng minh là mình đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể thu thập đƣợc. Vì vậy, khi đƣơng sự yêu cầu, Tòa án không có cơ sở để tiến hành biện pháp thu thập chứng cứ theo luật định. Không có tài liệu, chứng cứ, đƣơng sự sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền tranh tụng của mình.

Đối với sự tham gia của luật sƣ và những ngƣời bảo vệ khác, trong những năm qua, sự có mặt của luật sƣ, trợ giúp viên pháp lý, ngƣời đại diện của đƣơng sự trong các vụ án dân sự do Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk thụ lý

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)